Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 30 - 33)

Từ thực tế ở một số nước trên thế giới, với lợi thế của người đi sau, nước Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng chắc chắn sẽ học và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho mình nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình tỉnh Nghệ An mớí là vấn đề đáng quan tâm. Bởi lẽ, mỗi mô hình trên đều phù hợp với từng hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của nước đó. Vì vậy, khi áp dụng cần vận dụng một cách có sáng tạo vào hoàn cảnh và điều kiện của tỉnh Nghệ An. Sự sáng tạo như thế nào thể hiện ở trình độ của những nhà hoạch định chính sách. Qua việc nghiên cứu hoạt động của các ngân hàng một số nước có thể rút

ra được một số bài học có thể vận dụng vào tỉnh Nghệ An như sau :

- Tiết giảm đầu mối quản lý: Các ngân hàng thúc đẩy để tạo nên các nhóm liên đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý kiến thức khả năng quản lý sổ sách, giám sát món vay tới từng thành viên của nhóm...từ đó Ngân hàng hoạch toán cho vay theo từng nhóm chứ không tới từng thành viên.

- Từng bước tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho vay đối với người nghèo không nên quá thấp bởi vì lãi suất quá thấp sẽ gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn trên thị trường, người vay vốn không chịu tiết kiệm và vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế.

- Về quy mô cấp tín dụng: theo kinh nghiệm các nước cho thấy, quy mô cấp tín dụng của NHCSXH không nên khống chế mức tối đa, mà nên căn cứ theo nhu cầu vốn của khách hàng để thu hút thêm đối tượng khách hàng, đảm bảo một sự phát triển bền vừng của Ngân hàng. Thực tế ở nước ta nhu cầu vốn cũng không cao, nhất là trong các vùng nông thôn, vùng II, vùng III, cho nên căn cứ theo nhu cầu hợp lý của khách hàng để cấp tín dụng là phù hợp. Về thời hạn cấp tín dụng cũng cần tính toán hợp lý, bảo đảm khách hàng vay vốn thực sự đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng khách hàng chưa có tiền thu bán hàng đã phải trả nợ vốn vay. Điều này chỉ làm hộ nghèo càng nghèo thêm, chứ không thể cải thiện được tình trạng nghèo khó của họ.

- Chính phủ nên bắt buộc các ngân hàng thương mại phải gửi một tỷ lệ phần trăm nhất định trong số vốn huy động được vào NHCSXH với lãi suất thấp để làm vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động này nhằm chia sẻ tránh nhiệm hỗ trợ các đối tượng nghèo và đối tượng chính sách với toàn xã hội, nhằm giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước.

Tóm lại: thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước đều có cách làm khác nhau, thành công ở một số nước đều bắt nguồn từ thực tiễn của chính nước đó. Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã bước đầu rút ra được bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc giải quyết đói nghèo.

Tin tưởng rằng trong thời gian tới, bằng việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại và tạo những hướng đi đúng đắn giữa các định chế tài chính phục vụ vốn cho hộ nghèo ở nước ta với những giải pháp hợp lý giúp cho hộ nghèo có thêm vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất vượt qua ngưỡng đói nghèo.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w