Nghị HĐQT nghiên cứu nâng cấp Phòng giao dịch cấp huyện thành NHCSXH huyện, đồng thời bổ sung số lượng cán cộ cần thiết…Tương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 99 - 101)

- Nghệ An là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm nền kinh tế thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng yếu kém, nguồn lực phát triển còn nhỏ bé, điều nay tác

3.4.3.3.nghị HĐQT nghiên cứu nâng cấp Phòng giao dịch cấp huyện thành NHCSXH huyện, đồng thời bổ sung số lượng cán cộ cần thiết…Tương

thành NHCSXH huyện, đồng thời bổ sung số lượng cán cộ cần thiết…Tương xứng với quy mô tín dụng và chức năng nhiệm vụ được giao. Tách bộ phận nghiệp vụ giao dịch tại Văn phòng ngân hàng tỉnh thành Ngân hàng thành phố, thị xã trực thuộc để tăng cường vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng tỉnh.

KẾT LUẬN

Nghèo đói không phải là vấn đề xa lạ đối với địa bàn tỉnh Nghệ An. Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chương trình XĐGN đóng vai trò quan trọng và là một đòi hỏi bức xúc trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Tỉnh nhà.

Tín dụng hộ nghèo là một trong nhưng yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình XĐGN. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giảm nghèo đói trên địa bàn Tỉnh, tuy nhiên trong hoạt động cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả tín dụng chưa tương xứng. Do vậy trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp và đã hoàn thành những nội dụng chủ yếu sau:

Thứ nhất: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và tín dụng đối với hộ nghèo, vai trò quan trọng của tín dụng đối với hộ nghèo cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An. Đồng thời chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An trong thời gian qua.

Thứ ba: Nêu lên thực trạng về tình hình đói nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An và chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo còn tồn tại ở một bộ phận người dân.

Thứ tư: Trên cơ sở phân tích thực trạng tín dụng cho vay hộ nghèo của Chi nhánh trong thời gian qua và định hướng giảm nghèo của Tỉnh cùng với định hướng hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ an, luận văn đã đã đề xuất một số giải pháp và 3 kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Nghệ An, để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của ngân hàng trong việc góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về XĐGN. Với các đặc điểm và mục tiêu của Chi nhánh trong thời gian tới, em hi vọng những ý kiến đề xuất trong luận văn sẽ đóng góp vào tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cho NHCSXH tỉnh Nghệ An. Tuy

nhiên những giải pháp đó có thể phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực phấn đấu của NHCSXH cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các nghành, các tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện.

Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê Văn Cần cùng với sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo; của Ban lãnh đạo NHCSXH và các cán bộ phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ An, em đã hoàn thành đề tài này. Do còn hạn chế về mặt lý luận, thực tiễn và thời gian nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, Em rất mong nhận được nhiều sự đóng góp quý báu của Thầy, Cô giáo, Ban lãnh đạo NHCSXH, và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài hơn nữa và có giá trị thực tiễn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 99 - 101)