- Nghệ An là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm nền kinh tế thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng yếu kém, nguồn lực phát triển còn nhỏ bé, điều nay tác
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong điều kiện đang chuyển đổi sang nền kinh tế trí thức, nguồn nhân lực luôn được tất cả các tổ chức kinh tế đề cao và là nguồn tài nguyên số một của bất cứ quốc gia nào. Nhưng nguồn lực chỉ đóng được vai trò có tính quyết định trong mọi quá trình hoạt động khi nó đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng. Với hệ thống NHCSXH, do hoạt động có tính đặc thù, không vì mục tiêu lợi nhuận, nên yếu tố cạnh tranh thị truờng có vẻ không được đề cao. Do hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chính trị rất quan trọng là đầu tư vốn ưu đãi giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách từng bước thoát nghèo, nên yếu tố con người lại càng cần phải được đề cao. Nếu đội ngũ cán bộ, nhân viên không đủ về số lượng,
năng lực chuyên môn và trình độ kinh tế tổng hợp thì sẽ rất khó khăn để Ngân hàng thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Như trên đã phân tích, hiện nay định biên tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An quá mỏng, với biên chế bình quân khoảng 8 người/ Phòng Giao dịch, rõ ràng Chi nhánh hiện nay không thể đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị đặt ra là hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi. Với việc định biên quá mỏng như vậy, phải chăng Chính phủ chỉ quan niệm hoạt động của hệ thống NHCSXH là giúp giải ngân vốn TD ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hơn là chú ý hỗ trợ cho các hộ nghèo thông qua công cụ đòn bẩy tín dụng của NHCSXH. Nếu như vậy thì chỉ cần tồn tại mô hình một loại Quỹ cho vay ưu đãi như trước đây là đủ, không cần có sự ra đời và hoạt động của hệ thống NHCSXH. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã được đề ra trong Nghị định 78/2002/NĐ-CP thì cần phải tăng biên chế cho toàn hệ thống, đặc biệt là đối với NHCSXH chi nhánh tỉnh Nghệ An. Đi đôi với tăng số lượng cán bộ công nhân viên thì chất lượng cán bộ cũng phải được chú ý. Trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên phải cao, không chỉ ở trình độ chuyện môn trong nghành Ngân hàng, mà còn ở trình độ kinh tế tổng hợp thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay trình độ của cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống nói chung, cũng như tại chi nhánh Nghệ An nói riêng còn khá nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế tổng hợp. Chính điều này đã làm hạn chế khả năng tư vấn cho các hộ nghèo trong sản xuất kinh doanh và một sự phụ thuộc vào các hội đoàn thể trong kiểm tra, kiểm soát vốn vay từ các hộ nghèo là tất yếu. Do vậy, hiện nay chi nhánh cần chú ý nâng lực chuyên môn và trình độ kinh tế tổng hợp của cán bộ trong chi nhánh. Cách thức chủ yếu vẫn là tuyển dụng các cán bộ được đào tạo trong các trường
đại học Tài chính-Ngân hàng sau đó qua các lớp đào tạo về chuyên môn kinh tế kỹ thuật, hoặc cũng có thể cử cán bộ của chi nhánh đi học nâng cao tại các trường này, mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên…