- Nghệ An là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm nền kinh tế thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng yếu kém, nguồn lực phát triển còn nhỏ bé, điều nay tác
3.3.1.1. Phát triển nguồn vốn cho vay hộ nghèo * Cấp đủ vốn điều lệ
* Cấp đủ vốn điều lệ
Hiện nay vốn điều lệ của NHCSXH là 1.590 tỷ đồng, so với vốn điều lệ được cấp phép theo quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ là cũng chưa thật cao.
NHCSXH thực sự là một ngân hàng của Chính phủ. Do vậy nguồn vốn điều lệ của NHCSXH một phần được sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất, phần
lớn vốn còn lại được sử dụng cho vay, trong trường hợp nguồn vốn huy động bị hạn chế. Muốn huy động được nhiều nguồn vốn cho vay thì phải có vốn điều lệ lớn (theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng). Do đó vấn đề cấp đủ vốn điều lệ là đòi hỏi khách quan, cần thiết.
* Tăng cường nguồn vốn từ kênh NSNN và các địa phương cho mục tiêu XĐGN vào NHCSXH.
Để nguồn vốn của NSNN chi cho các mục tiêu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với chương trình XĐGN không phân tán và chồng chéo, cấp đúng đối tượng phải được chuyển về một mối, thực hiện chức năng tín dụng cho hộ nghèo để hạn chế sự lộn xộn của kênh dẫn vốn cho hộ nghèo trên thị trường tín dụng nông thôn. Hộ nghèo được vay vốn qua một kênh với chính sách thống nhất, như mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, phương thức trả nợ… Làm như vậy nguồn vốn của NSNN được bảo toàn thông qua hình thành quỹ bảo toàn vốn ngân sách cấp cho NHCSXH.
* Huy động vốn từ các NHTM Nhà nước.
Kinh nghiệm một số nước trên thế giới như Thái Lan, Malayxia,…đều quy định bắt buộc các NHTM Nhà nước phải đóng góp một tỷ lệ vốn nhất định cho các NHCSXH để cho vay phục vụ các mục tiêu xã hội, hoặc trực tiếp thực hiện các chương trình tín dụng chỉ định của Chính phủ mang tính chính sách. Ở nước ta trong nguồn vốn chính sách còn hạn hẹp thì việc đóng góp vốn của các NHTM Nhà nước lại càng cần thiết và hoàn toàn có khả năng thực hiện.
Ngoài việc đóng góp bắt buộc, các NHTM Nhà nước có thể cho NHCSXH vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường để NHCSXH hòa đồng với các nguồn vốn rẻ để cho vay theo lãi suất quy định.
Ngoài ra NHCSXH còn vay của các định chế tài chính khác thông qua thị trường vốn, thị thường tiền tệ. Trong những trường hợp đặc biệt cần thiết phải vay từ ngân hàng Trung ương.
* Huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư và trong cộng đồng người nghèo.
Như bất kỳ một ngân hàng nào khác NHCSXH phải có giải pháp thích hợp để huy động vốn bình thường trên thị trường. Không làm như vậy sẽ không tạo được nguồn vốn dồi dào để cho vay. Nếu không cho vay dân cư để cho vay thì NHCSXH sẽ biến thành “Quỹ” chứ không còn là ngân hàng nữa, bởi vì đây chính là điểm khác biệt giữa ngân hàng và Quỹ. Việc huy động vốn của Chi nhánh sẽ gặp khó khăn bởi trên địa bàn tỉnh có nhiều NHTM lớn, rất có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, lại đưa ra nhiều chiêu thức khuyến mại hấp dẫn. Bởi vậy, phải hết sức coi trọng hình thức huy động vốn bằng trái phiếu trung, dài hạn được chuyển nhượng và có sự bảo lãnh của Chính phủ hoặc NHNN. Ở NHCSXH tỉnh Nghệ An đã vận động tiết kiệm trong dân cư và hộ nghèo, tuy nhiên kết quả mang lại còn rất hạn chế, vì vậy trong thời gian tới Chi nhánh nên triển khai mạnh mẽ hơn nữa hình thức huy động này bởi kinh nghiệm một số nước ngoài cho rằng nên có sự ràng buộc giữa tiết kiệm và giải ngân vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo để khuyến khích hộ nghèo tiết kiệm một khi họ đạt được hiệu quả từ đồng vốn cho vay ưu đãi mang lại.
* Tập trung nguồn vốn uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức tài chính quốc tế vào NHCSXH
Để có thể khơi tăng nguồn vốn có lãi suất ưu đãi này thì NHCSXH cần phải:
- Phối hợp với các Bộ, Ngành, đoàn thể xây dựng các chương trình dự án XĐGN, phát triển nông nghiệp và nông thôn khả thi để thu hút nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước.
- Cùng với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức hiệp hội trong nước kêu gọi và ký kết các hiệp định vay vốn thông qua việc đầu tư vốn đối với các tổ chức tài chính và các ngân hàng nước ngoài vào các dự án thử nghiệm, tài trợ kỹ thuật, đào tạo nhân viên trong hệ thống NHCSXH.