Khái quát về NHCSXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 33 - 35)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NHCSXH TỈNH NGHỆ AN

2.1.1. Khái quát về NHCSXH Việt Nam

Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX, Luật các tổ chức tín dụng và Nghị quyết kì họp thứ X Quốc hội khoá X về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác và tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các ngân hàng thương mại Nhà nước, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội (viết tắt là NHCSXH), tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Bank For Social Polices (VBSP) để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập và hoạt động từ tháng 8 năm 1995.

NHCSXH là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán; huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện không lấy lãi, vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả, vốn nhận uỷ thác của các tổ chức tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước để uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ

thống liên ngân hàng trong nước, thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ, nghiệp vụ ngoại hối, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế. NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trên phạm vi cả nước, có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch ở các địa phương. Với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.

Hiện nay, NHCSXH Việt Nam đang thực hiện 14 chương trình tín dụng, bao gồm:

1. Chương trình cho vay hộ nghèo.

2. Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

3. Chương trình cho vay giải quyết việc làm theo quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Chương trình tín dụng đối với hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn. 5. Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn.

6. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Chương trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

8. Chương trình tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma tuý.

9. Chương trình tín dụng đối với các hộ dân tộc thiểu số di dân thực hiện định canh, định cư giai đoạn 2007–2010 theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

11. Chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. 12. Chương trình cho vay phát triển nghành lâm nghiệp

13. Phần tín dụng dự án Toàn dân tham gia quản lý nguồn lực tỉnh Tuyên Quang (Dự án IFAD).

14. Dự án Tài chính nông thôn cho người nghèo (vay vốn Quỹ phát triển quốc tế OPEC).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nghệ an (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w