B. nội dung
3.4. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động của Đoàn Thanh
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các hoạt động VHVN, TDTT
Tổ chức đoàn, hội sinh viên có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục SV về mọi mặt. Hoạt động của đoàn thanh niên phải hớng vào việc học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lợng đào tạo của nhà trờng. Chính vì vậy, đoàn thanh niên và hội sinh viên phải có các cuộc vận động, các phong trào cách mạng nhằm giáo dục, động viên và phát huy tinh thần sáng tạo, lối sống cách mạng trong SV xung kích đi đầu trong học tập rèn luyện, nghiên cứu khoa học, phát triển tài năng tham gia đóng góp cho xã hội, nhất là trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, biến quá trình này thành quá trình tự đào tạo; biến lập nghiệp trở thành sáng nghiệp, và coi sự nghiệp đào tạo trở thành sự rèn luyện, phát triển thực hiện các mục tiêu của con ngời mới - nguồn nhân lực trẻ chất lợng cao của quá trình CNH, HĐH đất nớc, thông qua phong trào thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng đất nớc.
Trong những năm qua hoạt động của đoàn thanh niên, hội sinh viên Tr- ờng CĐYT Nghệ An luôn đạt đợc nhiều thành tích cao trên tất cả các mặt, cả bề rộng lẫn chiều sâu. Hình thức hoạt động có nhiều đổi mới, phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của SV, tạo đợc sân chơi bổ ích cho SV, hạn chế đợc các tệ nạn xã
hội trong SV. Tích cực động viên SV thi đua học tập, rèn luyện đẩy mạnh các phong trào: Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nớc, uống nớc nhớ nguồn, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, hiến máu nhân đạo… Trong đó phong trào xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng thu hút đợc đông đảo SV h- ởng ứng tham gia tích cực. Tìm hiểu chúng tôi đợc biết đây là phong trào rất thiết thực, bổ ích thờng gắn với công tác chuyên môn đối với các em, bởi vì phần lớn các hoạt động tình nguyện của SV trờng y là khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tuyên truyền công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình ở những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra nhận thức thái độ của SV sau thời gian tham gia hoạt động tình nguyện tại những nơi khó khăn xa xôi, chúng tôi nhận thấy: Thời gian tham gia hoạt động tình nguyện tuy không nhiều (khoảng 1 đến 2 tháng trong dịp nghỉ hè), nhng đa số các em đã có thay đổi theo chiều hớng tích cực trong suy nghĩ và tình cảm của mình về nghề nghiệp. Các em cho rằng ở những nơi còn rất khó khăn rất cần đến những ngời CBYT nh mình, bản thân cần phải học tập, rèn luyện thật tốt ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trờng chuẩn bị cho công tác sau này có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu với khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Với những thay đổi đó trong nhận thức và thái độ của SV sau thời gian tham gia hoạt động tình nguyện là một trong những nội dung để hình thành ở các em động cơ đúng đắn về nghề thầy thuốc, ý chí lập thân, lập nghiệp tinh thần sẵn sàng làm việc tại những nơi khó khăn sau này.
Hoạt động VHVN, TDTT là mặt mạnh trong việc xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần cho SV. Bên cạnh việc học tập nâng cao tri thức, SV đợc tham gia các hoạt động văn hoá ngoài giờ lên lớp là sự bổ trợ cần thiết và u việt những phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, thể lực và khả năng cảm thụ vốn văn hoá. Các hoạt động văn hoá tinh thần góp phần định hớng giá trị thẩm mỹ, tạo sân chơi lành mạnh, tích cực cho SV. Các hoạt động này đã và đang là đối trọng hiệu quả, tích cực góp phần ngăn chặn, đẩy lùi lối sống tha hoá, phi đạo đức,
phản văn hoá tiêu cực do mặt trái của nền KTTT ảnh hởng đến SV. Nh lời của Hiệu trởng trờng Đại học Y khoa Thái Nguyên đã khẳng định: “Chúng tôi quan tâm phát triển mạnh các câu lạc bộ SV, các hoạt động phong trào xã hội góp phần giáo dục y đức cho thế hệ trẻ. Tinh thần tận tâm vì ngời bệnh, hết mình với cộng đồng phải đợc xây dựng ngay khi ngồi trên nghế nhà trờng” [25]. Nhận thức đợc tầm quan trọng của vấn đề này và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên, trong thời gian qua, tổ chức đoàn thanh niên và hội sinh viên Trờng CĐYT Nghệ An luôn đẩy mạnh các hoạt động VHVN, TDTT, câu lạc bộ học tập, hội thi kiến thức chuyên môn, các buổi nói chuyện chuyên đề, tham quan dã ngoại... thu hút đợc đông đảo SV tham gia tạo không khí vui vẻ, lành mạnh phù hợp với đời sống tinh thần của SV, mang tính giáo dục thiết thực, sâu sắc đợc đông đảo SV hởng ứng tích cực.
Trong thời gian thực hiện đề tài này, nhân dịp kỷ niệm ngày Thành lập Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh 26/3, Đoàn thanh niên của Trờng CĐYT Nghệ An đã tổ chức buổi hội thảo nói về tình hình đạo đức lối sống của SV hiện nay trong đó đi sâu về đạo đức, lối sống của SV ngành Y. Chúng tôi đã đợc tham dự buổi hội thảo này, bằng hình thức các em SV phát biểu các tham luận về chủ đề trên với sự tham gia của lãnh đạo nhà trờng, các khoa, phòng và đại diện ban chấp hành đoàn trờng, đã có nhiều ý kiến nêu ra xung quanh nội dung này, nhng vấn đề đợc quan tâm, tranh luận nhiều nhất là lối sống đạo đức của SV ngành Y và SV Việt Nam nói chung giống và khác nhau nh thế nào. Một số ý kiến SV cho rằng đời sống SV hiện nay đều giống nhau, đó là phải hoàn thành nhiệm vụ của mình là học tập và rèn luyện, vì vậy không cần phân biệt rõ ràng giữa SV ngành Y với SV các trờng khác về các chuẩn đạo đức và lối sống. Tuy nhiên đa số cho rằng đạo đức lối sống của SV ngành Y cần có những yêu cầu riêng để phù hợp với đặc trng nghề nghiệp bên cạnh những yêu cầu chung của SV cả nớc. Cuối cùng buổi hội thảo cũng đi đến thống nhất quan
điểm, bên cạnh những yêu cầu chung, SV ngành Y phải có những yêu cầu riêng mang đặc trng của nghề y đó là:
1. Có lơng tâm trách nhiệm, yêu nghề, không vụ lợi. 2. Tích cực học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. 3. Tiếp xúc niềm nở tận tình, động viên an ủi bệnh nhân. 4. Bao dung, độ lợng, giàu lòng nhân ái.
5. Trung thực, thật thà, tôn trọng đồng nghiệp.
6. Tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách ngời thầy thuốc.
7. Tôn trọng quyền khám chữa bệnh của ngời bệnh và bí mật của ngời bệnh.
8. Tôn trọng pháp luật, tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu khoa học, không dùng ngời bệnh vào mục đích riêng.
Nh vậy, hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên có một ảnh hởng rất lớn tới chất lợng đào tạo của nhà trờng nói chung và tới việc hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, để làm tốt giải pháp này đoàn thanh niên, hội sinh viên phải không ngừng đổi mới các nội dung hoạt động, cách thức tổ chức theo hớng rèn luyện, giáo dục ý thức chính trị, đạo đức và lối sống, làm cho các hoạt động này luôn hấp dẫn, lôi cuốn, gần gũi, có tác dụng giáo dục và đóng góp quan trọng cho việc đào tạo CBYT của nhà trờng. Trong giai đoạn hiện nay các hoạt động của đoàn thanh niên, hội sinh viên của nhà trờng cũng cần quan tâm tới những ảnh hởng tích cực và tiêu cực đối với SV trong nền KTTT. Từ đó, phát huy những yếu tố tích cực: tính năng động, sáng tạo, ý thức lập thân, lập nghiệp, đồng thời phải hạn chế những tác động tiêu cực: lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, quan hệ tình cảm không lành mạnh, lô đề, rợu chè...
Bên cạnh đó để phát huy vai trò của mình trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tổ chức đoàn, hội cũng phải làm tốt công tác phối hợp với các khoa, phòng, bộ phận khác trong nhà trờng; chú trọng hơn đến chất lợng các hoạt động, không nên chỉ quan tâm tập trung vào việc phát triển số lợng, thành tích. Đó chính là nhiệm vụ chính trị của tổ chức đoàn, hội của nhà trờng trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV.