Điều kiện bành trớng chủ nghĩa hâụ hiện đại trên thế giới những nét khái quát

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi việt nam đương đại (Trang 33 - 37)

những nét khái quát

Chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở thành một không khí, một cách nhìn thấm sâu vào đời sống các nớc hậu công nghiệp (chủ yếu là Mỹ, châu Âu). ở các quốc gia này, ngời ta không còn đặt ra những câu hỏi, hay cũng không còn hoài nghi về sự tồn tại của chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng. Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời từ những nớc t bản phát triển, nó đợc coi nh những gì đến sau so với chủ nghĩa hiện đại (“ hậu” hiện đại), Vậy thì, ở

các nớc thuộc thế giới thứ ba, các nớc cha hoàn tất công cuộc công ngiệp hoá - hiện đại hoá có thể có một nền văn học hậu hiện đại hay không? Và điều kiện nào khiến cho các quốc gia này có thể tiếp cận với chủ nghĩa hậu hiện đại?

Chúng ta đều biết sau Thế chiến thứ hai, cùng với sự phát triển nh vũ bão của khoa học công nghệ, quá trình giao lu văn hoá toàn cầu đã diễn ra rất mạnh mẽ. Các dân tộc có xu hớng tìm đến với nhau, học tập, giao lu, trao đổi và tiếp thu những nét tốt đẹp của nhau. Không có một quốc gia nào có thể đóng kín cửa trớc sự phát triển thúc đẩy các mối quan hệ đến chóng mặt của toàn nhân loại. Các nớc cùng đối thoại và cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề chung: môi trờng, bệnh hiểm nghèo, dân số, tài nguyên, bảo tồn văn hoá vật thể và phi vật thể. Các nớc thật sự đã xích lại gần nhau với mạng lới thông tin toàn cầu, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật. Đó cũng là yếu tố “giúp cho dân chúng từ các nớc thuộc thế giới thứ ba có thể vừa sống trong điều kiện kinh tế nông nghiệp lạc hậu vừa đợc giáo dục trong khí quyển văn hoá hiện đại” [43]. Không ít quốc gia lạc hậu nghèo đói đã đợc biết đến rất nhiều trào lu t tởng (trong đó có chủ nghĩa hậu hiện đại) đang nở rộ ở các nớc t bản phát triển (châu Âu, Mỹ) qua báo, đài, âm nhạc, điện ảnh chứ không nhất thiết họ phải sống trong xã hội hậu hiện đại. Về điều này, Hoàng Ngọc Tuấn khẳng định: “Xã hội hậu hiện đại sinh ra cảm thức hậu hiện đại. Tuy nhiên, trong xu hớng hoàn cầu hoá, với điều kiện thông tin thuận lợi, những xã hội hiện đại và ngay cả tiền hiện đại cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm hậu hiện đại” [ 67].

Một nguyên nhân thứ hai theo Nguyễn Hng Quốc đã góp phần không nhỏ cho việc du nhập của chủ nghĩa hậu hiện đại vào các nớc kém phát triển đó là phong trào giải thực.

Hầu hết các nớc thuộc thế giới thứ ba đều là thuộc địa của các nớc t bản phát triển. Khi tiến hành xâm lợc các nớc này, chính các quốc gia xâm chiếm đã xây dựng một thiết chế cho việc cai trị và bóc lột. Khi thoát khỏi ách nô dịch của các nớc lớn, các quốc gia thuộc địa này đã tiến hành quá trình song song: giải thực về chính trị và giải thực về văn hoá. Họ phá tung những xiềng xích về chính trị quân sự và đặc biệt là muốn phá vỡ gông cùm của hệ thống t tỏng. Họ

đã đấu tranh lật đổ các bảng giá trị cũ trên nhiều phơng diện, rất bền bỉ nhng cũng không kém phần mãnh liệt. Việc lật đổ những bảng giá trị cũ này cũng đồng nghĩa với việc tự cởi trói khỏi những đại tự sự, những hệ thống lý thuyết lớn có tham vọng chi phối và điều hành số đông, cũng có nghĩa là chấm dứt tình trạng phân biệt giữa trung tâm và ngoại biên, giữa văn hoá cao cấp và văn hoá bình dân. Và ít nhất theo ý định chủ quan của mình, các quốc gia này muốn gỡ bỏ tất cả những gì mà các quốc gia xâm lợc đã cỡng chế, áp đặt, bắt nó tuân theo. Thực tế này, vô hình trung, lại chính là điểm gặp gỡ giữa các nớc t bản phát triển và các nớc còn cha hoàn tất quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì họ đều hớng tới việc gỡ bỏ những ràng buộc của các đại tự sự, những lý thuyết lớn có tham vọng thống trị, thiết lập những thể chế kìm hãm và thống trị con ngời.

Khẳng định điều này giới nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và tìm hiểu trên nhiều quốc gia đặc biệt là những nớc kém phát triển và nhận thấy “ở những quốc gia truyền thống hiện đại chủ nghĩa hoặc truyền thống avant - garde còn quá mạnh, việc tiếp cận chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ gặp nhiều khó khăn, ngợc lại, ở những quốc gia chủ nghĩa hiện đại ít nhiều vắng bóng, việc tiếp cận vẫn có thể thực hiện đợc, tuy nhiên sự kiện ít nhiều vắng bóng chủ nghĩa hiện đại ấy sẽ ảnh hởng đến diện mạo của chủ nghĩa hậu hiện đại ở đó” [43]. Thoạt nghe tởng nh là mâu thuẫn, nhng kỳ thực đó lại là một quy luật rất dễ nhận thấy: ở những nớc kém phát triển tuy cha có xã hội hậu hiện đại nhng với quá trình hoàn cầu hoá, họ có thể vừa tiếp cận với những học thuyết mới nhất vừa tiến hành song song với quá trình kiến thiết xây dựng đất nớc.

Có thể dẫn ra rất nhiều minh chứng cho điều này bằng thực tiễn sáng tác của nhiều nghệ sỹ ở các nớc thuộc thế giới thứ ba nh: Julio Cortazar (Argentina), John M.Coetzee (Nam Phi), Ben Okri (Nigeria), Mario Vargas Liosa (Peru), Nuruddin Farah (Somalia), Micheael Ondaatje (Srilanka). Những tác phẩm của họ thể hiện sự phá rào, đạp đổ rất nhiều bức tờng chắn đã giam giữ họ bấy lâu. Từ quan niệm về hiện thực, nghệ thuật, con ngời đến việc tìm kiếm, xây dựng, tổ chức văn bản đều mang ý thức cởi trói và giải phóng.

Theo nhiều học giả thì ở châu á, Nhật Bản là nớc tiếp cận với chủ nghĩa hậu hiện đại đầu tiên. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì Nhật Bản là nớc t bản cực kỳ phát triển, quốc gia này đã bớc sang thời kỳ hậu kỹ nghệ. Và vì thế, không có gì là khó hiểu khi từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, ở Nhật đã nở rộ loại tiểu thuyết hậu hiện đại với sự phá vỡ trật tự thời gian, không gian, kỹ thuật lồng ghép chuyện và thủ pháp nhại lại.

ở châu á, một trờng hợp chúng ta không thể không nói tới đó là Trung Quốc- quốc gia gần gũi chúng ta cả về địa lý, văn hoá và thể chế chính trị. Quốc gia này cũng cha hoàn tất công cuộc hiện đại hoá. Song, điều đáng nói hơn cả là chủ nghĩa hậu hiện đại đã gõ cửa và đã đợc đón nhận rất nồng nhiệt ở Trung Quốc. Trong làn sóng “hậu học” tràn vào nớc này, ngoài hậu cấu trúc luận, hiện tợng luận, hậu thực dân luận còn có cả chủ nghĩa hậu hiện đại. Các học giả Trung Hoa đã đợc tiếp cận với lý thuyết hậu hiện đại qua các bản dịch từ thập niên 80. Và từ giữa thập niên này, chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hởng đến tiểu thuyết Trung Hoa :“số (nhà văn) tiếp thu lý luận và phơng pháp sáng tác của chủ nghĩa hậu hiện đại không phải là ít, ví dụ : các nhà văn tiên phong nh Mã Nguyên, D Hoa, Tô Đồng trong các tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng nh

Vơng Mông, Vơng An ức, Trầm Dung, Lu Tâm Vũ, Lại Thiết Sinh. Ngời ta cho rằng hoặc ít hoặc nhiều có thể hiện hoặc mang dấu ấn các nhân tố chủ nghĩa hậu hiện đại” [1, 350]. Tất nhiên giới học giả Trung Quốc vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này nhng theo Zhu Binglong thì: “Chủ nghĩa hậu hiện đại đã đi vào sinh hoạt văn chơng và nghệ thuật của chúng ta (Trung Quốc) hầu nh không có một trở ngại nào các yếu tố hậu hiện đại trong văn

chơng Trung Hoa ngày nay, trong dáng dấp ban đầu của chúng đã chín muồi và tinh xảo” [ 43].

Rõ ràng chủ nghĩa hậu hiện đại không chỉ là câu chuyện của các nớc t bản phát triển mà đã là một vấn đề chung của toàn nhân loại. Hệ thống t tởng này đã ảnh hởng và có đặc điểm khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Không ai có thể phủ nhận sự tồn tại của nó ngay cả ở các quốc gia kém phát triển, cha hoàn tất

quá trình hiện đại hoá. Và dù muốn hay không chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đang trở thành một làn sóng t tởng, một kiểu t duy khác trớc. Nó đạp đổ tất cả những rào cản về biên giới, lãnh thổ, bất chấp sự khác biệt về chính trị, văn hoá, đứng vững trớc tất cả sự kỳ thị, bài trừ, phản đối của những đầu óc cổ hủ. Và khó có một quốc gia nào có thể nằm ngoài khu vực ảnh hởng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Tất nhiên, do đặc thù về chính trị, kinh tế, văn hóa nên việc du nhập chủ nghĩa hậu hiện đại ở các nớc là không giống nhau. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi việt nam đương đại (Trang 33 - 37)