Sự khổ công nghệ thuật đức tính không thể thiếu ởng “” ời nghệ sĩ

Một phần của tài liệu Thạch lam từ quan niệm văn chương đến sáng tác (Trang 67 - 74)

Vấn đề ngời nghệ sĩ

3.3. Sự khổ công nghệ thuật đức tính không thể thiếu ởng “” ời nghệ sĩ

Trong bài tiểu luận Một vài ý nghĩ, Thạch Lam viết: “cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thờng”. Ngời nghệ sĩ phải làm sao “ phát hiện cái đẹp mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo, và che lấp của sự vật, cho ngời khác một bài học trông nhìn và thởng thức”[71, 214]. Yêu cầu này của Thạch Lam rất gần với quan điểm nghệ thuật của Nam Cao “Văn chơng không cần đến những ngời thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đa cho. Văn ch- ơng chỉ dung nạp những ngời biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn cha ai khơi, và sáng tạo những gì cha có” [50 -199]. Những nghệ sĩ chân chính đều có chung một quan điểm: lao động nghệ thuật là một thứ lao động đặc biệt, khó khăn, nó đòi hỏi nhà nghệ sĩ phải khổ công miệt mài, phải nghiêm túc, phải dồn hết cả tâm hồn, tài năng, trí tuệ và sức lực. Chỉ có nh vậy tác phẩm của họ mới trở thành bất tử.

Cái đẹp tồn tại “ man mác”, “len lỏi”, “tiềm tàng”, “ kín đáo” và “ bị che lấp” cho nên không dễ gì nhìn thấy và không phải cứ nhìn là thấy. Nó cần đến sự tinh tế, lịch lãm của nhà văn, cũng nh bắt buộc nhà văn phải tìm tòi, phải lao tâm khổ tứ để phát hiện ra nó. Và để đa lại cho ngời khác bài học "trông nhìn" và "th- ởng thức" thì lại là cả một quá trình tu luyện “chân, thiện, mỹ” của nhà văn.

Thạch Lam là nhà văn có tài nhất trong Tự Lực văn đoàn. Ông viết ít song rất kỹ lỡng. Những truyện thuộc số truyện hay nhất của Thạch Lam mà ngày nay những độc giả khó tính nhất cũng phải chấp nhận và đón nhận nó nh Sợi tóc, Nhà

mẹ Lê, hay Một cơn giận, Thạch Lam đã phải sửa đi sửa lại tới mấy lần.

“Nghề văn khó nhọc lắm anh ạ” [5, 414], Hồ Dzếnh còn ghi nhớ mãi câu nói ấy của Thạch Lam. Thạch Lam, ngời bạn mà ông nuối tiếc đã quen biết “hơi muộn, và gặp gỡ quá ít”. Song những gì mà Hồ Dzếnh tiếp nhận đợc từ Thạch Lam là những điều “quý báu” đối với một ngời cầm bút. Cái “khó nhọc” ở nghề văn, theo Thạch Lam không những là phải khiêm tốn, phải chân thực, phải đừng hào nhoáng mà còn bao gồm cả sự lao động công phu, nhọc nhằn và khổ ải. "Thạch Lam là một ngời khó tính" [5, 371]. Thế Uyên đã nói về cậu của mình nh vậy. Trớc tình hình xô bồ của đời sống văn chơng đơng thời, ông phàn nàn về giá trị của những văn phẩm đã đợc “viết ra một cách vội vàng, một cách cẩu thả, một cách khinh rẻ vô cùng” [71, 226].

Thạch Lam bao giờ cũng coi trọng cái “phẩm hơn là cái lợng”. Ông chủ tr- ơng một lối viết tâm huyết “cố sức nh có thể cố sức đợc”. Bởi vì ông coi trọng “hạng độc giả thứ hai” của văn học - hạng độc giả có cách giải trí lý thú của những ngời coi sự hoạt động của trí não là công việc ham mê. Họ không cần chú ý đến cách xếp đặt và bố trí câu chuyện trong tiểu thuyết. Họ không bị đánh lừa bởi cách trình bày hấp dẫn, họ không quan tâm đến ý định của nhà văn , cái mà họ đòi hỏi là xem tác giả có thực hành đợc những cái ý định đó không. Ông còn viết “Bên ta, có bao nhiêu ngời viết văn, tởng mình là văn sĩ, là thi sĩ một cách quá dễ dàng. Họ làm thơ để có một bài thơ, viết truyện để có một quyển truyện. Họ không muốn có một tỵ cố công nào, họ viết thế nào cũng xong thôi, thế nào cũng đợc. Làm thợ đi buôn còn phải khó nhọc, còn phải học nghề, tại làm sao viết văn lại không muốn học, không muốn cố” [36, 408]. Ông cố ý nhắc lại lời nói của AndreGide: “Nếu họ viết ít đi, ta sẽ thấy thích viết hơn”; “có hai mơi cách diễn đạt ý tởng, nhng chỉ có một cách là đúng. Trớc khi đến đợc cách đúng ấy, còn phải bao nhiêu ngày giờ, bao nhiêu khó nhọc, bao nhiêu công tìm...những nhà văn giá

trị ít khi lại tự bằng lòng với mình. Mỗi câu văn viết ra thờng là một dịp cho họ ân hận,băn khoăn” [36, 409]. Và nh vậy, một nghệ sĩ chân chính theo ông phải là ng- ời “khổ công nghệ thuật”; “đành rằng sự cố sức không đủ, vẫn phải có tài năng, có thiên bẩm” [71, 226]. Thạch Lam đặc biệt phê phán những nghệ sĩ có lối sống và suy nghĩ “tài tử”. Họ cho rằng cái hay, cái đáng phục là cái cảm hứng. Và vì vậy “họ sinh ra khinh bỉ sự cố gắng, sự làm việc khó nhọc” [71, 224] và hệ quả tất yếu là: họ sinh ra đuổi hình, bắt bóng, “cố theo đuổi cái tài đặt bút viết một lúc hàng trăm bài”. Rồi họ tin theo cách sống chơi bời, phóng túng, truỵ lạc đến sa đoạ để “cầu” cảm hứng. Song họ đã lầm. Sự cẩu thả, tự dễ dãi với mình chẳng bao giờ đa đến tác phẩm hay. Thạch Lam đi đến kết luận “Câu nói của Buffon:“Thiên tài chỉ là một sự kiên nhẫn lâu” có đôi phần đúng ở trờng hợp này, nhất là đối với các nhà viết tiểu thuyết, bởi tác phẩm của họ không phải một ngày làm việc là xong đợc”[71, 226]. Thạch Lam luôn tôn trọng, ca ngợi những tấm gơng lao động nghệ thuật nghiêm túc của các nhà văn phơng Tây, và khuyến khích các nghệ sĩ của chúng ta học tập “Tất cả các văn sĩ thiên tài mà chúng ta quý mến đều phải làm việc ghê gớm, đã trải qua bao nhiêu đêm trắng để gọt giũa và sửa chữa tác phẩm của mình” [71, 224].

Thạch Lam là ngời hay tìm tòi, học hỏi qua những sáng tác của bạn bè đồng nghệp cả trong nớc và nớc ngoài. Một trong những điều Thạch Lam tâm đắc và học hỏi đợc từ họ là sự lao động nhọc nhằn của ngời cầm bút. Đó là những tấm g- ơng của Flaubert, Maupasart, Banzac, Chateaaubriand, Henri Duvernois... những nghệ sĩ đã không hề tiếc công sức của mình, viết đi viết lại nhiều lần một tác phẩm, mặc dầu trong số họ vẫn có ngời nghèo khó, luôn luôn phải chịu áp lực từ cái nghèo, phải “viết vội” để kiếm tiền trả nợ; Đó là Tolstoi, để có đợc một tác phẩm bất hủ “Chiến tranh và hoà bình”, Tolstoi đã khổ công chữa đi chữa lại nhiều lần bản thảo “trờng giang đại hải” này; GoGol, sau bảy năm nghiền ngẫm và viết tập thứ nhì của quyển những linh hồn chết đã đốt cháy bản thảo trớc khi từ trần. Còn Dostoievsky, “thần tợng của Thạch Lam” thì “đành chết vì công việc còn hơn giao một tác phẩm không hoàn toàn”. Ông đã làm việc “nh một ngời tù bị

khổ sai” [71, 225], bởi vì với ông “chỉ có những cảm hứng đến đột ngột từng lúc, còn ngoài ra là công việc nhọc nhằn cả” (ấy là ông sinh ra đã là một tài năng).

Thạch Lam tâm đắc với câu nói: “có hai mơi cách diễn đạt ý tởng, nhng chỉ có một cách là đúng”(ĐD). Vậy để đi đợc đến cách đúng ngời nghệ sĩ phải tốn bao nhiêu ngày giờ, bao nhiêu khó nhọc, bao nhiêu công phu? Trong suy nghĩ của Thạch Lam, với mỗi ngời cầm bút thì “Mỗi câu văn viết ra thờng là một dịp cho họ ân hận, băn khoăn”, mỗi câu văn viết ra đều phải có “một ít mình” trong đó. Viết ra rồi, mình vẫn phải tiếp tục nghĩ về nó, sống với nó. Theo lời kể của Thế Uyên, Thạch Lam rất hay nộp bài trễ. Nhất Linh, ông chủ báo Ngày nay đã từng doạ cúp lơng. Nghèo! Nhng không vì thế mà Thạch Lam viết vội, viết ẩu, thậm chí những khi bị giục dã Thạch Lam “tức lại không thể cầm đến bút” nữa [14, 321]. Ngay cả khi "gấp nhất", “vội nhất” Thạch Lam cũng không viết một cách tuỳ tiện, dễ dãi, vẫn tôn trọng lao động nghệ thuật nghiêm túc. Thế Lữ đã có lần chứng kiến “Cái ngời tối hôm trớc trả lời tôi cha biết viết gì, sáng hôm sau đã cho tôi cảm động vì một quyển truyện viết đều hàng, nét chữ nhỏ nhanh, câu văn thấm đẫm những cảnh tình thắm thiết giãi bày trên trang... Những dòng ít dập xoá ấy có những đoạn khuôn mẫu". Chính bởi thế, Thạch Lam không thể lý giải nổi, không thể hiểu tại sao ngời ta lại có thể viết vội vì tiền đợc?

Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam, có thể nói mỗi trang văn, mỗi tác phẩm đều để lại những dấu ấn sâu đậm của sự khổ công nghệ thuật, tâm huyết của nhà văn. Thạch Lam đã phải lặng lẽ, âm thầm, sống, quan sát cảm xúc, lắng lọc, rồi khổ công đến từng con chữ, câu văn, hình ảnh. Để khám phá và thể hiện sâu sắc và tinh tế cái ranh giới mong manh nh một sợi tóc giữa cái xấu và cái tốt, cái thiên lơng và bất lơng, cái nhân cách và phi nhân cách của một ngời trí thức tiểu t sản nghèo trớc sự cám dỗ của đồng tiền (Thành trong Sợi tóc); cái rùng mình, cồn cào, mãnh liệt nh xé ruột, xé gan của cơn đói và nỗi đau đớn đến tuyệt vọng của Sinh khi nhận ra sự bất lực của mình trớc số phận (Đói). Để có đợc những rung động sâu xa với cuộc sống lầm lũi của những con ngời khốn khổ “nhỏ bé” quanh năm, suốt tháng đi làm thuê, làm mớn, nhặt nhạnh, bòn mót từng hạt

thóc rơi, đánh bắt từng con cua, con ốc để kiếm từng bữa ăn ( Nhà mẹ Lê); những sự cảm thông, chia sẻ tinh tế với cái “ thoáng” thức tỉnh tâm linh của hai cô gái giang hồ trong thời khắc giao thừa thiêng liêng tối ba mơi tết (Tối ba mơi). Để có những ớc vọng nhỏ nhoi, tội nghiệp của hai đứa trẻ: đêm đêm cố thức đợi đoàn tàu chở đầy ánh sáng từ Hà Nội qua vùng quê hẻo lánh, buồn lặng của mình... (Hai

đứa trẻ). Để có đợc Hà Nội băm sáu phố phờng với những món: Bún, phở, bánh

và những hàng quà rong bình dị, đợc đặc tả một cách tinh tế trở nên đẹp và thật gợi cảm.

Có thể nói, qua sáng tác của mình, Thạch Lam đã cố công diễn tả thế nào cho mọi sự, mọi vật trở nên "đặc biệt, độc nhất, và vĩnh viễn"[9,768].

Với Thạch Lam, công việc viết văn lại là một sự luyện tập riêng biệt, nghiêm túc hơn hết mọi sự luyện tập khác, nó đòi hỏi ở ngời nghệ sĩ cả cái tâm, cái tài, và ý chí rèn luyện của mình nữa. Ông còn đề cao giá trị công sức mà các nhà văn đã bỏ qua “ Một tác phẩm dẫu không hay, nghệ thuật kém, nhng tác giả công phu, đã cố sức, đã tha thiết viết ra chúng ta vẫn kính trọng”, vì ông cho rằng “ kính trọng mình, kính trọng tác phẩm của mình, không đức tính ấy, không bao giờ có công cuộc giá trị và lâu bền” [ 71, 226].

Thạch Lam không bao giờ chiều theo thị hiếu của độc giả. Trớc sau, ông vẫn giữ phong cách riêng của mình, một lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, thiên về cảm giác. Bởi dồn hết tâm lực, nên dù sách của ông không bán chạy ông vẫn rất tự tin “ thật ra, sách không bán chạy cha phải chứng tỏ rằng không có tài. Nhiều nhà văn nổi tiếng khắp toàn cầu mới đầu chẳng bị thiên hạ bỏ quên và hững hờ là gì ... sự lãnh đạm của công chúng nhiều khi là dấu hiệu của một tài năng xuất chúng” (Cuốn sách bỏ quên). Ông cũng giống nh nhân vật của mình tự an ủi rằng “ mình có thể là một tài năng ấy”. Ông đã vô cùng sung sớng khi “tự mình hởng cái thú thần tiên của sự sáng tác” mặc dù cũng có những lúc “ nh có mũi kim xuyên thẳng vào tim” khi thấy đứa con tinh thần của mình bị bỏ rơi.

Thạch Lam đã chỉ sống với văn chơng, với sách vở, và báo chí nên có phần ít giao thiệp. Ông bị gán cho tiếng là quả giao, là kiêu kỳ, khủng khỉnh. Song sự

thực Thạch Lam là ngời giàu tình cảm: “ Cái tâm hồn phong phú, cái đời tâm tởng dồi dào ấy đã có lần sống cởi mở với thế nhân, đã đời sống hoang tàn, rộng rãi, để rồi chịu những thơng tích có làm giảm lòng tin ở ngời đời... Tránh sao khỏi điều đó khi một tâm hồn nhạy cảm trực tiếp đụng chạm với những khắc nghiệt của cuộc đời thực tế " [5, 365]. Nói nh vậy có nghĩa rằng ngời đời đã hiểu ông, đã kính trọng tài năng, tâm hồn và công sức của ông. Bằng “ sự chắt chiu, chọn lọc, mài dũa những từ ngữ, âm thanh, diễn đạt đợc thanh thoát những điều anh suy ngẫm mới thôi” [ 5, 413]. Khi đọc văn Thạch Lam, chúng ta đợc thởng thức những trang văn mợt mà, một mạch văn trôi chảy, những cốt truyện giản dị bởi cái “duyên thầm”, cái vẻ đẹp lôi cuốn ngời đọc từ đầu đến cuối trang viết.

Thạch Lam là ngời “viết rất khó khăn và rất thận trọng” và ông luôn suy nghĩ: “ làm thợ, đi buôn còn phải khó nhọc, còn phải học nghề, tại làm sao viết văn lại không muốn học, không muốn cố” [36,408]. Đó là chân lý rất đỗi giản đơn, là lời nhắc nhở Thạch Lam mỗi lần ông cầm bút. Luôn ý thức về vai trò, và trách nhiệm của nhà văn, luôn cố gắng làm tròn thiên chức của mình, coi công việc viết văn là “ một sự luyện tập riêng biệt” đầy nhọc nhằn, công phu, đó là một trong những nguyên nhân sâu xa lý giải vì sao bút pháp Thạch Lam không có sự chuyển biến mang tính cách tiến triển mà chỉ là sự tinh lọc và cô đọng đều đặn” [5, 211].

Không chỉ là một nhà văn tài năng, giàu tâm huyết, luôn sống hết mình với cả từng “ ý văn, câu văn”, Thạch Lam còn là một nhà văn đầy nhân cách. Với t cách một nghệ sĩ am hiểu lao động nhà văn, chú trọng tới chủ thể sáng tạo, ông đặt ra một loạt vấn đề thuộc phẩm chất và t cách nghệ sĩ: từ “sự thành thực của tâm hồn và phẩm cách" đến “sự thành thực sâu xa”, sự rung động thực sự của tâm hồn nhà văn. Từ đó, ông chống giả tạo, khuôn sáo, bắt chớc, và phân biệt hai loại ngời viết văn: nghệ sĩ và thợ văn.

Ông quan niệm tài năng nghệ sĩ là cái thiên năng, thiên bẩm. Tâm hồn nghệ sĩ là tâm hồn phong phú, đa năng nhiều chiều. Đặc biệt ông cho lao động là công phu, nhọc nhằn, một ý thức lao động hết sức nghiêm túc mà bất cứ sự thành công

nào cũng phải trải nghiệm. Nam Cao cũng đã có những nhận xét, những t tởng rất gần với Thạch Lam, đó là: “Sự cẩu thả trong bất cứ một nghề gì cũng là bất lơng rồi. Nhng sự cẩu thả trong văn chơng thì thật là đê tiện” [7, 72]. Thạch Lam luôn quan tâm đến giá trị vững bền của tác phẩm, ông viết: “ Chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn, trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào nhất thời để suy xét đến tính bất diệt của loài ngời, chỉ những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi”[9, 575].

Cũng là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhng Khái Hng lại quan niệm: “ Một áng văn chơng có tính chất sáng giá là khi nào có sáng tạo đợc một giá trị mà thời đại đó đợc xem là một giá trị mới. Thành áng văn chơng ấy hớng dẫn t tởng con ngời, dìu dắt lịch sử, lãnh vai trò tiên phong” [48, 173]. Quan niệm của Khái Hng không phải là sai, nhng còn phiến diện, chỉ chú ý đến vấn đề mà thời đại quan tâm. Với Thạch Lam, quan niệm của ông đã chỉ ra đợc những yêu cầu toàn diện cả nội dung lẫn nghệ thuật. Đặc biệt, ông đã thấy đợc vấn đề nhất thời và vĩnh cửu của tác phẩm văn học: “ Có những tác phẩm đợc ngời ta lu ý mãi, càng về sau càng nổi tiếng”. Đó là những tác phẩm “ ngoài cái phần cấu tạo vì thời thế, còn có những gì bất diệt, đời đời trong các nhân vật”. Ngợc lại, có những tác phẩm “chỉ có cái sôi nổi một thời mà không có gì lâu bền, sâu sắc”[9, 576]. Hơn một lần, Thạch Lam muốn

Một phần của tài liệu Thạch lam từ quan niệm văn chương đến sáng tác (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w