Vấn đề ngời nghệ sĩ
3.2. Tâm hồn phong phú và tài năng đích thực của ngời nghệ sĩ
Trong bài Vài ý kiến về tiểu thuyết, Thạch Lam nhấn mạnh: “ Cái thực tài của nhà văn nguồn gốc ở chính tâm hồn nhà văn; một nghệ sĩ phải có một tâm hồn phong phú, những tình cảm dồi dào” [36, 418]. ở bài cuối cùng của tập tiểu luận, sau khi đã giảng giải kĩ, ông lại đi đến kết luận: “tâm hồn nghệ sĩ bởi vậy là một tâm hồn rất phức tạp, rất phong phú” [36, 450]. Nh vậy, trong quan niệm của Thạch Lam “cái kho tàng châu báu”,“cái của quí vô hạn”, cái thuộc về miền đất lạ của ngời nghệ sĩ chính là tâm hồn nghệ sĩ. Chúng ta thờng tởng rằng nghệ sĩ phải là một ngời “có tâm hồn trong sạch và chỉ có thế thôi” [71, 233]. Nhng Thạch Lam cho rằng đó là một quan niệm sai lầm. Bởi lẽ trong tâm hồn của ngời nghệ sĩ còn tiềm ẩn “ bao nhiêu mầm giống của các tình cảm phức tạp của loài ngời, của những ngời cùng giống với chúng ta, tất cả những cái hơng hỏa bí mật và tiềm tàng đó là gì nếu không phải là cái mà ngời ta gọi là thiên năng, là thiên tài riêng của một nớc mà ngời nghệ sĩ “đợc hởng" [36, 450].
Có thể nói rằng, quan niệm của Thạch Lam không mấy xa lạ với t duy nghệ thuật của chúng ta hôm nay, khi các nhà nghệ sĩ đang cố gắng hớng ngòi bút vào việc phản ánh thế giới nội tâm của con ngời với những diễn biến phức tạp và tinh vi của nó, để khám phá ra những quy luật muôn đời của giá trị nhân bản. "Tâm hồn ngời nghệ sĩ thật phong phú, với đủ hết các màu sắc và mầm non của tất cả những tình cảm ngời lành, ngời ác. Tâm hồn của ngời quân tử và kẻ tiểu nhân, tâm hồn ông Thánh cho đến tâm hồn của kẻ trộm cắp, giết ngời... không có cái nào mạnh đến thắng đoạt cả cái khác, nhng tất cả các tâm hồn khác nhau ấy hoà hợp, sôi séo lấy nhau để tạo nên lòng say sa cái Tuyệt Mĩ, Tuyệt Thiện, lòng ham mê sự sáng tác khiến ngời nghệ sĩ ngang hàng với trời...”[36,451]. Vậy mà theo Thạch Lam một số nhà văn thật hồ đồ khi họ nh “ngời vác gói bạc trên vai mà không biết, lại ngửa tay đi ăn xin “ [71, 208]. Thạch Lam luôn động viên và khích lệ những ngời nghệ sĩ “Chúng ta cứ diễn tả cái tâm hồn An Nam của chúng ta, những t tởng, những ý nghĩ mà chúng ta ấp ủ trong thâm tâm”.
Sự thực thì Tự lực văn đoàn có tinh thần yêu nớc, tinh thần tự hào dân tộc, luôn có ý thức khẳng định nền văn hoá dân tộc và trau dồi cũng nh tiếp thu những tinh hoa của văn học các nớc để góp sức vào tiến trình hiện đại hoá của văn ch- ơng Việt Nam. Đây là mục đích lớn nhất của họ, và họ đã quyết tâm thực hiện bằng những hoạt động thực tế của mình. Riêng Thạch Lam, lòng tự trọng dân tộc còn lớn hơn nhiều. Ông đã dành cả cuộc đời ngắn ngủi của mình để thực hiện sâu đậm tâm hồn An Nam. Ông tha thiết khẩn cầu: “Chúng ta có thể bằng các nhà văn ngoại quốc, khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn chúng ta mà thôi” [71, 208].
Thạch Lam phê phán những tiểu thuyết luận đề của chính những bạn bè đồng nghiệp trong cùng văn đoàn. Ông thẳng thắn chỉ trích trí tởng tợng và cũng chính là tâm hồn nghèo nàn của họ. Đọc truyện Thạch Lam ta có cảm giác nh chính “ông tự vẽ ông”. Ông là nhân vật chính của tất cả các truyện: Đứa con đầu lòng,
Hai đứa trẻ, Một cơn giận, Sợi tóc... Điều ấy hẳn có lý bởi Thạch Lam luôn lấy đề
tài từ chính cuộc đời mình. Song đó chỉ là một phần, còn một phần nữa là bởi tâm hồn ông luôn nhạy cảm, sẵn sàng rung động trớc từng cảnh trí, từng biến đổi
thoảng qua của vũ trụ cũng nh của tâm hồn con ngời. Ngay cả “trong tiếng xào xạc của lá tre, tiếng vi vu của ngàn thông, chúng ta cũng nghe đợc lời nói của tâm hồn ông, một lời nói không phải ở ngoài vào mà chính tự trong lòng chúng ta, từ đời kiếp nào lên” [34,448]. Với ông, một cây “không chỉ là một cái cây, đó là một linh hồn đang sống, cũng mừng vui và cũng đau khổ nh chúng ta”; "Hoa mai nở trong làn sơng, cỏ non nghiêng trong gió xuân, ông “cảm” thấy linh hồn của hoa có ấy một cách đầy đủ và gần gũi hơn chúng ta cảm thông linh hồn một ngời bạn”. Và “ở cái nở tung của những cánh hoa mơn mởn ấy có một triều nhựa mạnh mẽ, một nguồn sống ngấm ngầm tôi tởng nghe thấy đợc” [36,449].
Quả thật, Thạch Lam có một tầm hồn đặc biệt - ấy là hồn thơ trong một bài văn xuôi. Hồn thơ Thạch Lam là một niềm trắc ẩn, mênh mông và dào dạt. Niềm trắc ẩn ấy đã đợc Thạch Lam dành trọn cho những con ngời bình thờng bất hạnh mà vẫn thanh cao trên cái mặt đất đầy nhọc nhằn và khốn khổ này. Thạch Lam còn động viên nhà văn khi viết truyện cho các độc giả nhỏ tuổi hãy “sống” cuộc đời của chính các em bởi vì chúng có “lý luận và quan sát riêng” [71, 227]; có tuổi thơ vô cùng trong sáng, cha bị bụi bặm của cuộc đời làm vẩn đục. Với phơng pháp giáo dục lý thuyết đi đôi với thực hành, mong muốn đa vào trí non nớt của các em những kiến thức chuẩn mực, hai truyện dành cho thiếu nhi Quyển sách
và Hạt ngọc của Thạch Lam mang tính giáo dục thật nhẹ nhàng, hóm hỉnh,
những chi tiết sống động hấp dẫn trí tò mò, sự ham học hỏi của không chỉ các độc giả tý hon mà ngay cả với ngời lớn chúng ta.
Đơng thời, Thế Lữ nhận xét: “Sự thật tâm hồn Thạch Lam diễn ra trong lời văn phức tạp nhiều hình, nhiều vẻ, nhng bao giờ cũng đằm thắm, nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thơng. Nếu Thạch Lam theo một chủ ý nào trong công việc viết văn của anh, thì chủ ý diễn ra và gợi lên sự thơng xót”.
Hai đứa trẻ là một truyện không có cốt truyện. Tất cả là tâm trạng của cô bé Liên
đợc diễn tả với một ngòi bút đầy xót thơng trân trọng. Qua tâm trạng nhân vật Liên, phải chăng Thạch Lam còn muốn lay tỉnh những tâm hồn đang chán chờng, mòn mỏi lòng khao khát thoát khỏi số phận của mình. Ngoài ra với ngòi bút vô
cùng tinh tế, Thạch Lam còn giúp ta hoà nhập tâm hồn mình vào linh hồn của cảnh vật quê hơng “ Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả nh ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêo ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đa vào...”.“ Trời đã bắt đầu vào đêm, một đêm mùa hạ êm nh nhung và thoảng qua gió mát ...”.“ Qua khe lá của cánh băng ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đóm đóm bám vào dới lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu...”. Toàn những cảnh vật, những chi tiết hết sức quen thuộc có ở quanh ta, vậy mà dới ngòi bút của Thạch Lam chúng trở nên gợi cảm biết bao! Và ta hiểu rằng lòng yêu quê hơng đất nớc của mỗi ngời Việt Nam chính là đợc bồi đắp bởi những chi tiết hết sức bình dị này.
Thạch Lam là một nhà văn có tâm hồn đa cảm và tinh tế cao độ, “ông có thể thu nhận đợc sự thay đổi về độ ánh trăng, hay âm sắc của các loại lá khô rụng vào lòng đất”. Từ khả năng nhạy cảm đó, Thạch Lam đem đến cho ngời đọc những trang văn thấm đẫm thiên nhiên nh có khả năng nói thay lòng ngời sự hoà hợp giữa thiên nhiên và tâm hồn con ngời. Thế giới tâm hồn với biết bao bí ẩn, thẳm sâu những cái gì thuộc về thế giới ấy cũng thật khó nói ra thành lời. Và quanh những hình ảnh sống động của thiên nhiên Thạch Lam muốn bày tỏ những lời khó nói ấy với con ngời .
Bằng tấm lòng nhân hậu, luôn biết trân trọng phẩm giá con ngời, bằng sự am hiểu đến tờng tận mọi ngõ ngách của lòng ngời, Thạch Lam đã phát hiện ra những khoảng sáng của những tâm hồn tối, những tâm hồn “ đoạ lạc” và “đùng đục” của hai cô gái điếm trong Tối ba mơi. Những tâm hồn tội lỗi đã có những giây phút tạ tội trớc vong linh của ông bà tổ tiên trong thời khắc giao niên. Thực tế Thạch Lam đã nâng nguồn gốc sự dạt dào trong tâm hồn ngời nghệ sĩ lên thành linh hồn của núi sông “chúng ta đến bây giờ, và còn mãi mãi vui mừng những gì đã làm vui mừng ông cha ta, đau khổ những gì ông cha ta xót xa đau khổ” [71, 232]. Dù nói một cách khái quát, trừu tợng chúng ta cũng thấy đợc sự tán thởng của Khái Hng “ Lòng ta một thế giới rộng lớn mênh mông. Nếu ta để trí suy xét
của ta len vào các ngách, các nơi kín tối, chăm chỉ tìm tòi, ta sẽ thấy nhiều sự mới lạ. Tởng sống đến trăm tuổi ta cũng không biết đợc thực rõ lòng ta” [5, 278].
Có cùng quan niệm về ngời nghệ sĩ với Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan cũng tỏ lòng muốn nền văn học An Nam có thật nhiều những tác giả chân chính. Trong bài viết: Thạch Lam (Nguyễn Tờng Lân), ông viết “Không phải nói một giọng khinh bạc, chứ thật ra ở nớc ta đã thiếu hẳn màu, thiếu hẳn hình, hẳn bóng, mà điều quan trọng là thiếu cả cái cuộc đời thâm trầm bí ẩn và nồng nàn, cái cuộc đời về tinh thần căn cứ vào một khuôn tôn giáo cao xa hay một nền xã hội rộng rãi. Ai dám bảo ngời dân quê Việt Nam ta đã có một cuộc đời phiền phức nh ngời dân quê Pháp dời ngòi bút của Martin PuGard... Ai dám bảo những cảnh vật dới trời Nam ta rực rỡ có muôn hình nghìn trạng nh những cảnh vật ở Nhật hay Tàu?...Nói nh thế không phải là bảo nếu viết về những cái giản dị và thiết thực ở nớc ta thì không thể nào hay đợc. Có thể hay lắm, nhng phải có những cây bút đại tài, biết “đào sâu” trong cái tâm hồn phác thực của phần đông ngời Việt Nam mà tìm thấy những cái nó kích thích ngời ta. Có nh thế truyện mới khỏi nhạt...” [5, 43].
Có thể nói Thạch Lam là một trong những nhà văn chiếm đợc nhiều cảm tình ngời đọc. Lời văn của Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Dới cái hình thức không những thoát ra khỏi khuôn sáo cũ của hành văn đơng thời mà lại có rất nhiều đức tính sáng taọ ấy.
Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải sự đời. Đọc Thạch Lam ta thấy nhân vật của ông có một nét chung, có thể nói là một diện mạo tâm hồn chung rất Thạch Lam, nó chính là diện mạo của tâm hồn tác giả: những con ngời giản dị hiền lành, yêu tha thiết đất nớc quê hơng mình, tinh tế trong cảm xúc, cảm giác... những con ngời tốt bụng nhng yếu đuối, những con ngời ít hành động dờng nh bó tay trớc cuộc đời đen tối này, muốn thay đổi nó mà cảm thấy bất lực. Mặc dầu cuộc đời viết văn của ông ngắn ngủi, song văn chơng của ông đánh dấu đợc sự tích cực, tiến bộ của một nhà văn xuôi chân chính.
Mỗi lần Thạch Lam nhắc đến nghệ sĩ là một lần Thạch Lam nói đến tài năng. Nh chúng ta đã nói ở trên, một tài năng chân chính phải là một ngời thành thực, có can đảm “mình dám là mình” cao hơn nữa là một tài năng xuất chúng phải “thành thực sâu xa”, tức không phải là năng lực "biết" mà là năng lực “cảm”, là năng lực thần diệu của trực giác, là cánh cửa mở không ngờ của tâm hồn nghệ sĩ để qua đó “đoán biết đợc tâm hồn của mọi ngời” [71, 208].
Theo Thạch Lam “nhà văn có biệt tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con ngời”. Để làm đợc điều đó cần có sự quan sát bề trong khiến nghệ sĩ có thể hiểu đợc cái ý nghĩ giấu kín của sự vật, cái trạng thái tâm lý của một cử chỉ hay một lời nói.
Thạch Lam phê phán phái tả chân muốn đạt đến nghệ thuật bằng cách chỉ diễn tả những gì trông thấy và với cách ấy họ đã “tạo nên những tác phẩm khôi hài chứ không cảm động”, trong khi đó nhà nghệ sĩ lại cần có con mắt của tâm hồn để soi thấu đợc bộ mặt của tâm lý. Ông đánh giá cao những ngời viết có khả năng “tìm đến đợc cái bí mật không tả đợc ở trong mỗi con ngời” và chán ghét thứ văn chơng chỉ chú trọng đến những mối quan hệ bên ngoài.
Thạch Lam có cái khả năng truyền đạt chính xác các cảm xúc của mình, những cảm xúc dấy lên từ những cảm giác trớc mọi biểu hiện phong phú và tinh tế của đời sống tinh thần con ngời. Đây là tố chất có tính bẩm sinh của nhà văn nh ông từng xác nhận: “ngời ta sinh ra là nghệ sĩ hay không có thể học tập mà thành đợc”. Chính vì thế, đọc văn Thạch Lam, chúng ta thấy văn của ông tựa hẳn vào cảm giác mà thành. Nhân vật của Thạch Lam nhận biết thế giới xung quanh và giao hoà với tâm hồn con ngời khác chủ yếu nhờ cảm giác, thông qua cảm giác. Ta có thể nhắm mắt mà hình dung theo cảm giác của Thạch Lam với những vẻ đẹp tự nhiên, gần gũi xung quanh “Một cảm giác mát lạnh bỗng tràn lên hai vai. Tâm ngẩng đầu lên nhìn, chàng vừa đi vào vòm lá tre xanh trong ngõ” (Trở về). Cái trinh bạch của không gian tâm trạng ấy nh có tác dụng “tẩy rửa những bụi bặm, tỳ vết trong tâm hồn mỗi con ngời nh Tâm vốn sống ở thành thị, ồn ào, xô bồ, và bụi bặm”. Tác phẩm của Thạch Lam gây cho ta cái cảm giác đợc tắm trong sự yên
tĩnh th thái và cân bằng giữa thiên nhiên tơi xanh, trong lành. Giới phê bình của chúng ta ngày nay khi dùng “linh khớu”, một khái niệm rất mới để chỉ tài năng nghệ sĩ là đã thực sự cổ vũ và tiếp nhận quan điểm của Thạch Lam “Muốn cố sức tìm hiểu thế nào cũng không bằng cái trực giác nhiệm màu của tâm hồn nghệ sĩ”. Chính cái trực giác sinh ra cảm giác đã giúp nhà văn phát hiện ra cuộc sống trong sự lu chuyển biện chứng của nó. Cuộc sống nhân gian nh một dòng sông chảy mãi, vừa h ảo, vừa hiện hữu. Những chữ “thoáng thấy”, “thoáng nghe”, “thoáng nhìn”, “thoáng nghĩ”, “bỗng nhiên”, mang máng”, “không rõ rệt”... xuất hiện liên tục trong mạch văn của Thạch Lam. Chính vì thế mà đời sống hiện lên trong văn Thạch Lam tựa hồ có khi rất khó nắm bắt đợc nh h không, nhng lại có vẻ kề cận, gần gũi với con ngời. Cái “trực giác nhiệm màu” ấy ở Thạch Lam, Thế Uyên cảm tởng là “một hệ thống dây tơ bén nhạy đến độ có thể thu nhận đợc sự thay đổi về cờng độ ánh trăng hay âm sắc các loại lá khô khi va chạm vào đất” [5, 146].
Thạch Lam không ngần ngại khi đề cập đến vấn đề “nhạy cảm” của ngời nghệ sĩ, đó là cái nghèo. Nỗi đau của những tài năng bị thui chột vì cái nghèo hiện hình nh nỗi đau của thân xác: cái nghèo nh một bệnh ung th cắn nhấm dần tài năng ngời nghệ sĩ và quả thật nó vẫn là điều nhức nhối của chúng ta hiện nay. Thạch Lam đặt ra nhiệm vụ của nhà phê bình không hẳn là phải tìm tòi những tài năng mới nhng hãy lu ý hơn đến một vẻ sắc riêng “một âm điệu đặc biệt”, “phải cúi mình xuống những tác phẩm có biểu lộ một tâm hồn rung động, một ý chí sốt sắng”. Mặc dù vụng về nhng nó là dấu hiệu cho chúng ta đoán biết tài năng sau