Đặc điểm về sinh hoạt lễ ngh

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 25 - 28)

Đặc điểm quan trọng và rõ rệt nhất ở đạo Cao Đài Tây Ninh trong sinh hoạt là xây dùng cho mình một cơ sở xã hội mang tính cộng đồng. Đạo đã tạo nên một cơ sở xã hội vững chắc gồm các thành viên gắn bó nhau xung quanh thánh thất và điện thờ phật mẫu với tư cách là trung tâm văn hóa tâm linh. ở đây tính cộng đồng và đạo quyện chặt với nhau làm một ngay từ buổi đầu, có thể có ý thức hay vô thức, nhưng lâu dần thành một tục lệ, mét tập quán mà mỗi thành viên nào trong cái làng nhỏ bé Êy không chấp hành thì bị coi là lạc lõng. Có thể nói, mọi công việc trọng đại của mỗi gia đình (như tang ma, cóng giỗ, cưới hỏi, sinh con, dựng nhà, ốm đau...) đều được tập thể cộng đồng tham gia một cách tự nguyện. Mặc dù có những hình thức hay lễ nghi tôn giáo, song tính thiêng liêng rất mờ nhạt; các nghi thức được thực hiện như một tập quán (điều này gợi nhớ đến các đám tương tự ở nông thôn Bắc bộ, với sự tham gia của cả làng, cả họ như đó là công việc chung một cách tự nguyện [46, 149].

Có thể nói sinh hoạt tôn giáo có nội dung là sinh hoạt cộng đồng mà thánh thất là tiêu biểu của cộng đồng cũng như ngôi đình vậy. Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người nông dân Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng vốn bắt nguồn từ tâm lý truyền thống từ ngàn xưa nơi đất cũ (tính cộng đồng làng Bắc Bộ) giê đây trở nên cần thiết hơn do chính cuộc sống

khẩn hoang vùng đất mới, sự đối chọi với ma thiêng nước độc, với thiên nhiên và bệnh tật khiến họ cần dùa vào nhau và Cao Đài đã đáp ứng được nhu cầu Êy: nhu cầu được sinh hoạt trong cộng đồng, nhu cầu được dùa vào cộng đồng với những mối liên hệ ổn định của nó.

Trong sinh hoạt cộng đồng, tín đồ Cao Đài Tây Ninh hành đạo và xử thế theo những luật lệ, lễ nghi được qui định trong giáo lý như: thực hiện ngò giới cấm; tứ đại điều quy; việc ăn chay...

Lễ nghi của đạo Cao Đài rườm rà, cầu kỳ và phản ánh tinh thần tổng hợp các tôn giáo qua lễ phẩm, lễ sỉ, lễ phục... Tuy nhiên các sinh hoạt lễ nghi của đạo Cao Đài rất gần gũi và phù hợp với trình độ nhận thức của số đông nông dân Nam Bé, trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội nhất định hơn thế nữa nhiều luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo đã ăn sâu vào cuộc sống, trở thành phong tục tập quán lối sống của đông đảo quần chúng tín đồ [6, 193].

Đạo Cao Đài là một thực thể khách quan, một tôn giáo đang tồn tại. Do đó, về các phương diện, đạo chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội đầy biến động của hơn nửa thế kỷ qua. Đạo đã trải qua những giai đoạn manh nha, hình thành và phát triển thành nhiều giáo phái, với sự phân rã do nhiều thế lực " đạo" và "đời" khác nhau.

Tây Ninh đã trở thành trung tâm của Cao Đài với số lượng tín đồ đông đảo cũng xuất phát từ sự qui định hoàn cảnh lịch sử hình thành cộng đồng dân cư tín ngưỡng ở mảnh đất này, chủ yếu là nhu cầu mang tính chất truyền thống và sinh hoạt cộng đồng của người nông dân Nam Bộ và các yếu tố tín ngưỡng truyền thống trong sinh hoạt như thờ cóng tổ tiên, thờ nữ thần... của người Việt xưa, mà Cao Đài đã khai thác tổng hợp thành nội dung thờ phụng của mình đáp ứng tâm lý tín đồ. Với sự chặt chẽ trong tổ chức thờ phụng, lễ nghi, sinh hoạt..., đạo Cao Đài đã có ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần, trong sinh hoạt văn hóa xã hội của người dân

Tây Ninh nhất là tín đồ Cao Đài. Tuy nhiên với sự chưa hoàn chỉnh về giáo lý, với những nghi thức rườm rà, với lượng tín đồ theo đạo một cách vội vã và có phần gượng Ðp, cơ hội, Đạo Cao Đài nói chung và Cao Đài Tây Ninh nói riêng đang và sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển ở giai đoạn hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w