SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI QUA CÁC THỜI KỲ

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 87 - 96)

1 .8 và 9 tháng 2 4 và 5 tháng

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI QUA CÁC THỜI KỲ

Lịch sử phát triển của đạo Cao Đài trải qua nhiều thời kỳ biến đổi khác nhau, mỗi thời kỳ có một dấu tích riêng đòi hái phải được hiểu đầy đủ. Vì nếu không thì chúng ta chưa thấy hết tính cách mạng yêu nước của quảng đại quần chúng tín đồ; chưa thấy hết tính phức tạp khó khăn do âm mưu của kẻ thù lợi dụng tôn giáo gây ra, cũng như không thể có chiến lược, sách lược và phương pháp đúng đắn trong công tác Cao Đài vận.

Dưới chế độ thực dân đế quốc đạo Cao Đài có một quá trình phát triển về cơ cấu tổ chức, phân hóa về chính trị, tư sản hóa về kinh tế. Nhưng nhìn chung với tham vọng về chính trị, những người cầm đầu giáo hội Cao Đài đã từng bước đi vào con đường lừa mỵ quần chúng, phục vụ đắc lực cho âm mưu lợi dụng của thực dân đế quốc thống trị và chính quyền tay sai. Con đường đó có thể tóm tắt qua các thời kỳ sau:

- Thời kỳ manh nha từ năm 1919 - 1925

Thời kỳ này gắn liền với tên tuổi của ông Ngô Văn Chiêu (còn có tên gọi khác là Lê Minh Chiêu). Ông đã lần lượt tổ chức ra 3 nhóm tu và chủ yếu là cầu cơ.

+ Nhóm thứ nhất năm 1919

+ Nhóm thứ hai năm 1921. Ông Chiêu cùng môn đệ tạo biểu tượng tôn giáo là thiên nhãn trong lòng một khuôn hình vẽ theo hình cây thánh giá.

+ Nhóm thứ ba năm 1924 Ông Chiêu cùng môn đệ lập một đàn cầu cơ riêng tại Sài Gòn ở Cầu Kho.

Năm 1925 hình thành một nhóm thực hành thông linh học sau cầu cơ là nhóm Cao Quỳnh Cư - Cao Hoài Sang - Phạm Công Tắc vào tháng 7 thì tháng 9 có được danh xưng A, Ă, Â, và đến tháng 12 thì trong một lần giáng cơ có thêm danh xưng Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài tiên ông

Đại Bồ Tát Ma Ha Tát giáo đạo nam phương. Và đêm NOEL 1925 có một bài cơ của đức tối cao được xem như bài thuyết giảng đầu tiên của tôn giáo mới báo hiệu và chỉ ra tên của 12 môn đệ đầu tiên của Cao Đài giáo.

Như vậy, một tôn giáo mới ra đời trên vùng đất Nam Bộ từ hai nguồn hợp lại là nhóm ông Chiêu và nhóm các ông Cư - Tắc - Sang. Điều cần lưu ý rằng đây là nhóm người theo các tôn giáo khác nhau và cũng có thực hành tôn giáo ở những mức độ khác nhau mà ta đã biết là Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo (Trường hợp ông Phạm Công Tắc) cho nên ta có thể thấy được rằng rồi đây những gì Cao Đài giáo công bố sẽ đi từ giáo lý của những tôn giáo đã có Êy.

- Thời kỳ Cao Đài mới thành lập đến năm 1938.

Đây là thời kỳ hình thành giáo lý, cơ cấu tổ chức và cũng là thời kỳ chia rẽ thành các chi phái như ngày nay.

Năm 1926 là năm đáng ghi nhận nhất của tôn giáo Cao Đài. Sau gần một năm chuẩn bị về các mặt giáo lý, nghi thức, một mô hình tổ chức thông qua cơ bót thì ngày 29 tháng 9 để hợp thức hóa hoạt động 28 người tín đồ đầu tiên đã soạn thảo và đến ngày 7 tháng 10 gởi đến thống đốc Nam kỳ Lefol một tờ đơn xin khai mở một tôn giáo mới ở Việt Nam. Thực dân Pháp theo dõi, nghiên cứu thấy có thể lợi dụng, lũng đoạn được nên Pháp đồng ý bảo hộ và" Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ"gọi tắt là đạo Cao Đài chính thức được thành lập vào ngày 17 tháng 10 năm 1926 (23/8/ năm Bính Dần) tại chùa Từ Lâm Gò Kén, tỉnh Tây Ninh với sự có mặt của toàn quyền Đông Dương "Varen" thống đốc Nam kỳ "Lefot", tên tình báo "Bônê" và nhiều quan chức Pháp, Việt khác.

Lúc đầu đạo Cao Đài có xu hướng chống Pháp, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn bị Pháp kiềm chế, mua chuộc và lợi dụng nên vừa mới ra đời những người cầm đầu đạo Cao Đài đã mâu thuẫn nhau đi đến chia sẻ sâu sắc. Phạm Công Tắc cùng phe nhóm gạt những người không ăn cánh ra khỏi hội thánh Cao Đài, thành lập riêng phái Cao Đài Tây Ninh. Số còn lại

rời Tây Ninh về các địa phương cũng tập hợp tín đồ tổ chức riêng nhiều phái như: Cao Đài Bến Tre, Ban chỉnh đạo, phái Minh Chơn Đạo, Thiên Khai Huỳnh Đạo, Đạo Cao Đài Chiêu Minh Đàn... (nội bộ Cao Đài phân hóa thành nhiều phái. Đến năm 1975 có tất cả 25 chi phái, trong đó phái Tây Ninh là phái lớn nhất và phản động nhất).

Giai đoạn đầu mới thành lập, thủ đoạn làm tay sai cho Pháp được Èn vào trong líp vỏ bọc tôn giáo, những người cầm đầu tôn giáo Cao Đài đã dùng giáo lý thần quyền để mê hoặc và đánh lạc hướng đấu tranh của quần chúng bằng những chiêu bài "Hòa bình" "Dân chủ" mơ hồ chung chung, Thụ động, cầu an, ru ngủ làm cho quần chúng chấp nhận sự thống trị của thực dân Pháp như là một sự thực hiển nhiên. Chính Phạm Công Tắc giáo chủ đạo Cao Đài Tây Ninh đã từng thuyết đạo trong dịp lễ Đức Giáo Tông. "Nước Pháp đủ đức tính thiêng liêng dạy dỗ các sắc téc, dân téc lạc hậu tạo thành cơ sở đại đồng thế giới".

Đến giai đoạn đã thuần hóa được tín đồ theo tư tưởng xem pháp là "Mẫu quốc" những người cầm đầu không hề nhắc nhở gì đến chống Pháp mà còn sẵn sàng đưa 9.000 thanh niên trong đạo sang Pháp xung vào quân đội Pháp để gọi là trả ơn Pháp cho phép đạo Cao Đài thành lập.

- Thời kỳ 1939 -1945.

Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, biết Nhật sẽ vào thống trị Đông Dương, khi còn là tay sai cho Pháp, những người cầm đầu Cao Đài Tây Ninh đã quay sang bắt tay với Nhật, vì thế Pháp đã bắt Phạm Công Tắc giáo chủ Cao Đài Tây Ninh cùng một số chức sắc đày ra đảo Mađagaxca (26-8-1940). Số cầm đầu còn lại thật sự bắt tay với Nhật. Ngày 1-12-1942, 12 chức sắc thay mặt cho đạo Cao Đài cùng với 2 tên tình báo Nhật là Nôchixuki và Nasusita, thay mặt Chính phủ Nhật ký kết hợp tác với Nhật.

Dùa vào thế lực quân đội Nhật, đạo Cao Đài phát triển mạnh mẽ, mở rộng địa bàn hoạt động, làm tay sai đắc lực cho Nhật, làm hậu thuẫn chính trị cho Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Nhật đầu hàng đồng minh, ngày 22-8-1945 Bảo Đại thoái vị, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim giải tán, cách mạng tháng tám thành công. Ngày 2/9/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh độc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mở đầu giai đoạn mới của lịch sử dân téc Việt Nam.

Trước tình hình Êy, hội thánh Cao Đài buộc phải gia nhập mặt trận việt minh, nhưng thực chất chỉ để đối phó tình hình, như Trần Quang Vinh đã viết: Mặc dù đạo Cao Đài nhập với việt minh, nhưng việt minh vẫn là việt minh, Cao Đài vẫn là Cao Đài, quân đội Cao Đài vẫn giữ nguyên hàng ngò không có gì thay đổi [53,50].

- Thời kỳ 1946 - 1955.

Dùa vào quân đội Anh - Ên vào giải giáp quân đội Nhật, Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ II, những người cầm đầu Cao Đài Tây Ninh quay lại thương lượng nhận làm tay sai cho Pháp, chống lại cách mạng, mở đầu cho thời kỳ cấu kết với Pháp lần thứ II. Với sự thỏa thuận đó ngày 21- 8-1946 Pháp đưa Phạm Công Tắc và một số chức sắc trước đây bị đài nay trở về Sài Gòn cùng ký tên làm tay sai cho Pháp.

Giai đoạn này Phạm Công Tắc đã công khai ra mặt chống cách mạng, ông ra lệnh củng cố lại lực lượng vũ trang Cao Đài do chính Phạm Công Tắc trực tiếp làm tổng tư lệnh tối cao (Thượng Tôn Quản Thế) triển khai đóng đồn bót, càn quét gom tín đồ lập chu vi đạo, thực hiện kế hoạch chống phá cách mạng lâu dài. Được phép chi viện tiền của thời gian này quân đội Cao Đài phát triển gần 50.000 người, mở rộng chu vi đạo, phát triển tín đồ thành lập hệ thống hành chính đạo như một hệ thống chính quyền, thành lập cơ quan chính trị đạo, mở ra cơ sở hoạt động kinh tế - xã hội, giáo dục để thông qua đó bóc lột và lừa mỵ tín đồ.

Khi Pháp bại trận phải buộc ký kết hiệp định Giơ neo vơ với Chính phủ ta, lập lại hòa bình ơ Đông Dương vào tháng 7 năm 1946. Giai đoạn này Mỹ thay chân Pháp, trực tiếp vào Việt Nam, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm

về thành lập Chính phủ bù nhìn, trong đó Cao Đài giữ 4 ghế trong nội các của Diệm. Lúc này mâu thuẫn Pháp,Mỹ căng thẳng, biểu hiện mâu thuẫn giữa tập đoàn tay sai thân Pháp với tập đoàn Diệm thân Mỹ. Được giật dây Phạm Công Tắc đứng ra thành lập mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia, tập hợp quân đội Cao Đài, Bình Xuyên, Hòa Hảo chống lại Diệm do Phạm Công Tắc làm Chủ tịch với ý đồ đưa Bảo Đại về nước thành lập một chính phủ bù nhìn thân Pháp ở miền nam. Trong khi đó một số tướng tá quân đội Cao Đài như: Văn Thành Cao, Nguyễn Thành Phương đã được Mỹ Diệm mua chuộc và hỗ trợ kéo quân về bao vây Tòa thánh Tây Ninh đánh bại bọn thân Pháp.Trong cuộc xung đột này, bọn thân Pháp thất bại, một bộ phận chạy sang Campuchia tỵ nạn số còn lại nhập vào quân đội quốc gia của Diệm, quân đội Cao Đài cũng tan rã từ đó. Riêng Phạm Công Tắc chạy sang Campuchia và chết ở đó, chấm dứt thời kỳ Cao Đài làm tay sai cho Pháp và chuyển sang làm tay sai cho Mỹ.

- Thời kỳ 1956 -1975.

Sau khi thắng trận, phe thân Mỹ trong đạo Cao Đài Tây Ninh liền đưa quân đội Cao Đài nhập vào quân đội quốc gia của Diệm để làm tay sai cho Mỹ. Lúc này diệm đưa những người chức sắc Cao Đài do Diệm nắm như: Cao Hoài Sang, Lê Thiện Phước, Phạm Tấn Đải, Cao Đức Trọng... về Tòa thánh lãnh đạo Cao Đài theo phương hướng có lợi cho Mỹ - Diệm và tiếp tục làm hậu thuẫn chính trị cho các Chính phủ thân Mỹ ở miền nam.

Để nắm chặt hơn nữa Cao Đài Tây Ninh, thời gian này bọn tình báo Mỹ (CIA) mật vụ của Diệm đã nắm và lôi kéo chức sắc vào làm tay sai cho chúng như: Lễ Sanh Giang Thành Phước và Bùi Văn Côn (tình báo cục an ninh quân đội Ngụy); giáo sư Nguyễn Văn Sâm; Từ Hiếu Ngọc (làm tay sai cho đặc ủy TW tình báo ngụy). Ngoài ra dưới sự đạo diễn của CIA năm 1965 tập đoàn lãnh đạo Cao Đài cho ra đời "Ban thế đạo" để tạo ra cửa mỡ hợp pháp cho bọn tình báo, cảnh sát, ngụy quân, ngụy quyền, tư sản, địa chủ và một số trí thức phản động chui vào đạo. Từ những năm 1965 đến

đường ban thế đạo điển hình như: cụ tỉnh trưởng Hậu Nghĩa Nguyễn Văn Nhã (bằng con đường này từ chức Hiền Tài lên Chánh Phối Sư, vượt 5 cấp cùng một lúc, nếu theo từng tự phải mất từ 2 đền 30 năm); Võ Văn Giàu - vừa là tình báo vừa là mật của Mỹ.

Khi chuyển sang thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" Mỹ - Thiệu càng quan tâm hơn đến Cao Đài Tây Ninh, bọn CIA thông qua viện trợ "Văn hóa Châu Á" cùng với các nước chư hầu đã tập trung hàng trăm triệu đồng cho đạo Cao Đài xây dựng bệnh viện, đài phát thanh, nhà in, chợ, đồng thời phát triển mạng lưới tình báo, cài cấm thêm bọn chân tay, tổ chức chặt chẽ hệ thống hành chính đạo để kìm kẹp tín đồ, nắm tình hình phục vụ cho kế hoạch Bình Định của Mỹ - Ngụy. Hình thành nơi chứa thanh niên trèn lính ở các cơ quan, các cơ sở Cao Đài thực chất là phục vụ âm mưu chia cắt quần chúng, nhất là thanh niên với cách mạng, để sau đó bố trí cho Mỹ - Ngụy bắt gọn từng đợt bổ sung vào quân đội Ngụy.

Công bằng mà xét đạo Cao Đài phát triển nguyên nhân chính như đã nêu trên, nhưng cũng còn nguyên nhân do ta phạm sai lầm gây nên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, do ta chưa nhận thức đầy đủ về thực chất đạo Cao Đài, nhất là chưa thấy hết tâm tư quần chúng cho nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác vận động quần chúng, chưa phân biệt giữa nhóm cầm đầu, chức sắc với quần chúng tín đồ, cho nên năm 1946 - 1947 nhiều địa phương chủ trương sai lầm thanh trừng Cao Đài một cách bừa bãi. Bọn cầm đầu Cao Đài và đế quốc lợi dụng sai lầm Êy để khoét sâu mâu thuẫn giữa tín đồ với cách mạng. Họ dùng cả quân đội gom tín đồ và quần chúng không đạo vào các chu vi, thánh thất gọi là để "bảo vệ tín đồ". Thực chất là để thực hiện ý đồ chính trị sâu xa lâu dài: lập hàng rào vững chắc cho đạo, phát triển tín đồ về mặt số lượng, tạo nguồn lực lớn để sau này bổ sung vào quân đội ngụy quân Sài Gòn, điều nguy hại lớn nhất là họ dùa vào việc này để tuyên truyền tạo hố sâu ngăn cách giữa tín đồ với cách mạng, gây ảnh hưởng về mặt tư tưởng, tình cảm mà cho đến nay chưa hẳn đã lắp đầy được. Đây là bài học sâu sắc cho chóng ta đối với tôn giáo nói chung và đạo Cao Đài nói riêng.

Có thể nói quá trình phát triển của đạo Cao Đài là quá trình chia rẽ về tổ chức và phân hóa về thái độ chính trị. Trước đây tuy một số chức sắc trong một số phái Cao Đài mang tư tưởng cơ hội, vọng ngoại, bị các thế lực đế quốc, phản động mua chuộc lôi kéo, bôi nhọ thanh danh của đạo đi ngược lại sự nghiệp của toàn dân, nhưng tuyệt đại bé phận tín đồ và số đông chức sắc đạo Cao Đài, nhất là các phái: Cao Đài Minh Chơn Đạo, Cao Đài Ban chỉnh đạo, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Minh Chơn Lý, Cao Đài Bạch Y, Cao Đài Chiếu Minh... có những đóng góp xứng đáng cho dân téc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ [27,198-202].

Phụ lục 4

Hệ thống tổ chức Cao Đài gồm có:

* Hội thánh: gồm 3 đài: Bát quái đài (phần vô hình) hiệp thiên đài và Cửu trùng đài (phần hữu hình).

* Bát quái đài: Là nơi thờ phụng của đạo (thần điện) gồm các vị Thánh, Thần, Tiên, Phật được sắp xếp ngôi vị từ trên xuống lần lượt như sau: Đức Chí Tôn, (biểu tượng Thiên Nhãn trên quả càn khôn), Phật thích ca (tượng trưng cho đạo Phật), Đức Lão Tử (giáo chủ đạo giáo), Khổng tử (giáo chủ Nho Giáo), Đức Lý Thái Bạch (Tiên Đạo), Đức Quan Âm, Đức Quan Thánh Đế Quân, Đức Chóa Fesus chirist, Đức Khương Thượng, Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư (3 ngôi cao nhất của Cửu Trùng Đài, tượng trưng cho nhơn đạo, là cầu nối giữa phàm thể và thánh thể)

* Hiệp Thiên Đài: Vừa là cơ quan lập pháp vừa là cơ quan tư pháp. Về lập pháp trước khi ban hành những điều về nội dung tôn giáo hay xã hội, Hiệp Thiên Đài tổ chức "cầu cơ" hiệp thông với đấng thiêng liêng để nhận thánh chỉ đạo. Đạo Cao Đài thực hiện chế độ "tam viện" (gọi tắc là quyền vạn linh, chịu ảnh hưởng tư tưởng đại nghị cộng hòa tư sản): Hội Nhân Sanh (gồm đại diện tín đồ). Hội thánh (gồm đại diện các chức sắc thiên phong của Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài). Thượng hội (gồm các chức sắc đại thiên phong từ thập nhị thời quân của Hiệp Thiên Đài và từ phối sư của Cửu Trùng Đài trở lên).

Đứng đầu Hiệp Thiên Đài là chức Hộ pháp, dưới Hộ pháp là 2 chức: Thượng phẩm, Thượng sanh, dưới 3 chức này là 12 vị thời quân (Thập nhị thời quân) thuộc 3 chi: Pháp - Đạo - Thế.

Chi pháp do hộ pháp trực tiếp phụ trách, chuyên lo về luật pháp, gồm 4 chức sắc trong 12 vị thời quân: Tiếp pháp, Khai pháp, Hiến pháp, Bảo pháp.

Chi thế do Thượng sanh trực tiếp phụ trách, chuyên lo việc đào tạo

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w