Giá trị các loại hình văn hóa nghệ thuật trong lễ hội Cao Đà

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 47 - 48)

Trong các lễ hội Cao Đài, các loại hình văn hóa nghệ thuật mang đậm các yếu tố văn hóa cổ truyền, tính cộng đồng và tính lịch sử của cư dân vùng đất Tây Ninh, chính những yếu tố này đã tạo nên sự đặc sắc cho lễ hội Cao Đài, làm cho hội thêm hào hứng và có tính thẩm mỹ cao:

- Cộ tiên và rước cộ vừa là biểu tượng của truyền thống tôn thờ nữ thần, vừa là sự biểu dương sức mạnh cộng đồng, phô diễn cái đẹp, cái hay, gợi mở tình cảm cộng đồng trong mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại - Mét biểu tượng sinh động của hội cổ truyền.

- Múa tứ linh và rồng nhang là một loại hình văn hóa truyền thống của nhân dân Việt Nam, biểu hiện tính thiêng và phóc lành được biểu diễn trong các ngày đại lễ vía Đức Chí Tôn và Đại lễ hội Diêu Trì hàng năm.

- Dàn nhạc dân téc trong lễ hội Cao Đài là dàn nhạc dân téc với các nhạc cụ cổ truyền đang bị mai một hiện nay. Sự phục hồi giữ gìn những nhạc cụ này là điều đáng trân trọng.

- Múa trống Sayam là hình thức nghệ thuật dân gian độc đáo của người Khơme, loại hình nghệ thuật này chứng tỏ vai trò của người Khơme trong những ngày đầu hình thành vùng đất Tây Ninh, hình thành đạo Cao Đài, thể hiện sự phong phú của cộng đồng cư dân ở Tây Ninh.

- Các loại phẩm vật trưng bày, các tích truyện bằng con rối - được trưng bày hàng năm vào dịp đại lễ vía Đức Chí Tôn, bộc lé được sự tài hoa của các nghệ nhân dân gian. Đây cũng là một loại hình nghệ thuật cổ truyền cần tôn tạo giữ gìn.

Đạo Cao Đài rất có ý thức trong giữ gìn và tôn tạo các giá trị văn hóa cổ truyền thông qua các loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của lễ hội, dẫu rằng những giá trị này không còn nguyên vẹn mà đã bị pha trộn đi rất nhiều.

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 47 - 48)