Khác với các tôn giáo khác đã hình thành phát triển trước khi du nhập vào Việt Nam. Đạo Cao Đài hình thành cũng là quá trình người nông dân Nam Bé gia nhập đạo. Chính vì thế họ có ảnh hưởng lớn nếu không nói là quyết định đến nội dung sinh hoạt đạo. Xuất phát từ đó, chúng ta cần đối xử với đạo Cao Đài như đối xử với một cộng đồng nông dân Nam Bộ, đáp ứng thỏa đáng những nhu cầu chính đáng nói trên của nhân dân, đồng thời cần thiết phải có những qui định riêng thích hợp với đạo, đặc biệt là về phương diện tổ chức và chức năng hoạt động, phòng ngõa xu hướng chính trị hóa có thể diễn ra. Tất cả mọi hoạt động đều hướng tới đoàn kết toàn dân, khơi dậy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của đạo Cao Đài nhằm xây dựng đời sống tinh thần ở Tây Ninh hiện nay, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Để thực hiện thành công phương hướng trên, cần chú ý:
- Đạo Cao Đài ra đời dùa trên những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng sâu xa ở Nam Bé sau chiến tranh thế giới lần thứ I, khi thực dân Pháp đẩy mạnh việc khai thác thuộc địa. Đạo Cao Đài phản ánh sự bế tắc của nông dân Nam Bé trong cuộc sống và cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, phản ánh sự sa sót, suy thoái của các tôn giáo, đạo lý đương thời. Đạo Cao Đài là một hiện tượng khách quan.
- Quá trình tồn tại và phát triển của đạo Cao Đài là quá trình chia rẽ về tổ chức và phân hóa về thái độ chính trị, nhưng trong tình hình hiện nay không nhấn mạnh về sự phân biệt này, vì như vậy sẽ không có lợi. Tuy nhiên về chủ trương chính sách và xử lý cụ thể có thể xem xét đặc điểm của từng hệ phái.
- Mặc dù đạo Cao Đài mới ra đời, tồn tại ở một số địa phương, không có mối quan hệ chỉ đạo quốc tế và trong quá trình phát triển có những yếu tố chính trị phức tạp. Nhưng đạo Cao Đài có đầy đủ những thành tố của một tôn giáo: Hệ thống giáo lý, luật lệ, lễ nghi, đội ngò chức sắc, tổ chức giáo hội, cơ sở nơi thờ tự... Đặc biệt đạo Cao Đài mang tính chất quần chúng khá rộng rãi (khoảng trên 2 triệu tín đồ), mức độ giáo lý mờ nhạt nhưng tín ngưỡng sâu sắc và luôn có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường. Hơn nữa, tín đồ đạo Cao Đài đa số là nông dân có tinh thần yêu nước, từng ủng hộ tham gia cách mạng. Đó vừa là khả năng vừa là nhu cầu ta phải nắm chắc đạo Cao Đài, đưa đạo Cao Đài đi theo sự lãnh đạo của Đảng góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Do vậy, cần nắm chắc các quan điểm:
- Nhìn nhận sự tồn tại và hoạt động của đạo Cao Đài trong khuôn khổ chính sách pháp luật, cũng không phân biệt đối xử giữa tín đồ các phái Cao Đài trong chính sách tù do tín ngưỡng và pháp luật của Nhà nước.
- Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng bao gồm cả việc tuyên truyền giáo dục học tập quần chúng trong các đoàn thể nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân sinh, dân trí, thực hiện công bằng, dân chủ, coi đây là khâu cơ bản quyết định, đồng thời coi trọng công tác tranh thủ chức sắc, khẩn trương xây dựng lực lượng cốt cán trong các hệ phái Cao Đài.
- Không ngừng nâng cao cảnh giác, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hoạt động lợi dụng đạo Cao Đài của bọn phản động ở trong nước và ngoài nước. Nhất là âm mưu chống phá cách mạng nước ta bằng "diễn biến hòa bình " thông qua đạo Cao Đài.
- Trên cơ sở đó phát huy tinh thần yêu nước và những nhân tố tích cực của tín đồ chức sắc. Hạn chế những mặt tiêu cực về chính trị và tôn
tôn giáo hoạt động tuân thủ chính sách, pháp luật đi theo sự lãnh đạo của Đảng gắn bó với chế độ mới, với dân téc.