Giá trị thẩm mỹ ứng xử trong lễ hội Cao Đà

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 48 - 50)

Lễ hội tôn giáo cũng như những lễ hội khác bao giê cũng thể hiện tâm linh con người hướng về cái được xem là thiêng liêng, cao cả, huyền bí mà người trần chỉ cảm thấy chớ không nhìn thấy. Cái thiêng liêng của lễ

hội được tạo thành bằng những hành vi thẩm mỹ, bằng chính tính thẩm mỹ của lễ hội, lễ hội Cao Đài cũng chứa đựng những giá trị thẩm mỹ trong ứng xử.

- Thẩm mỹ ứng xử đầu tiên thể hiện mối quan hệ con người với đấng thiêng liêng, với những hành vi thành kính, nghiêm trang của các tín đồ, hành vi khi tế, dâng hương, rước kiệu. Tính thẩm mỹ còn thể hiện trong cách ăn mặc khi dự lễ: chức sắc mặc đại phục như qui định, mới và lộng lẫy như các vị quan triều đình phong kiến khi xưa. Tín đồ và khách hành hương đi lễ cóng ăn mặc đẹp hơn những ngày thường.

- Thẩm mỹ ứng xử thứ hai là giữa con người với con người. Những người đi dự lễ hội Cao Đài đều có chung một niềm tin, một thái độ thánh kính khi đến với lễ hội họ đối xử với nhau tốt đẹp trên cơ sở là "đạo hữu" với nhau, điều đó dễ dàng nhận thấy trong khi tham gia, thưởng thức các loại hình của hội, khi cùng ăn cơm lấy léc tại trai đường. Ứng xử rất đẹp Êy còn thể hiện đặc biệt rõ nét trong việc tham gia dự lễ cưới, lễ tang trong đạo, có thể xem đó là một biểu hiện tốt đẹp nhất mà các tôn giáo khác trong tỉnh chưa đạt được.

- Trong thẩm mỹ ứng xử với biểu tượng (vật thờ, kiến trúc di tích) những người tham dự lễ hội Cao Đài cũng có sự sùng kính đặc biệt. Trong những ngày lễ hội các biểu tượng này càng được tín đồ chăm sóc tốt hơn để trở thành những vật đẹp nhất trong lễ hội.

Lễ hội là một môi trường văn hóa. Ý nghĩa văn hóa toát ra từ biểu tượng hội (di tích, vật phẩm, vật thiêng...) từ cảnh quan (thiên nhiên, đường xá, cờ quạt), từ người tổ chức hội đến người dự hội. Đó là sự tổng hòa con người với thiên nhiên, con người với thần linh, cá nhân với cộng đồng; cảnh quan với biểu tượng; ngôn ngữ với hành vi... xét từ sự cộng cảm đa chiều đó, có thể coi lễ hội là môi trường đậm tính văn hóa, bởi ở đây biểu lé nhiều thứ văn hóa ứng xử khác nhau, giữa con người và thần linh, giữa

con người với biểu tượng, giữa công chúng và người tổ chức, giữa công chúng với nhau, giữa con người với thiên nhiên và với chính mình. Toàn bộ mối quan hệ bộc lé mối quan hệ trong lễ hội, khiến trung tâm hội trở nên một đời sống của ước vọng, được thu nhỏ lại, tinh chắc lại [51, 32].

Với ý nghĩa có, lÔ hội Cao Đài Tây Ninh với khả năng lưu giữ những giá trị văn hóa, có thể coi như môi trường lý tưởng của sự khoan dung,hòa đồng, cộng cảm và đầy nhân tính.

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w