Mặc dù là một sinh hoạt văn hóa tinh thần, lễ hội Cao Đài mang nhiều yếu tố văn hóa và những giá trị xã hội tích cực.Tuy nhiên, cũng như những lễ hội tín ngưỡng tôn giáo khác, lễ hội tôn giáo Cao Đài có những mặt hạn chế nhất định, tồn tại ngay trong bản thân nó.
Ngoài những hạn chế mang tính chất chung vÒ mặt hình thức, tổ chức... vẫn thường có ở các lễ hội, cái hạn chế lớn nhất của lễ hội Cao Đài là chiều sâu tư tưởng chứa đựng trong hoạt động lễ hội. Có thể nói lễ hội Cao Đài tuy có qui mô lớn, phong phú hấp dẫn, nhưng tính tư tưởng, tính giáo dục đạo đức không cao, điều mà người ta rất dễ tìm thấy ở các lễ hội Phật giáo. Đến với lễ hội Cao Đài, người dự hội chỉ thấy sự phô trương, hào nhoáng bên ngoài, chỉ thỏa mãn nhu cầu cộng cảm, giao lưu, thỏa mãn trí tò mò... như tìm đến một trò chơi lớn. Còn khả năng nhận thức, sự thu nhận các giá trị đạo đức, suy ngẫm về tâm linh, vũ trụ quan, nhân sinh quan không được bao nhiêu. Điều này cũng dễ hiểu, bởi bản thân giáo lý đạo Cao Đài không có chiều sâu tư tưởng, mọi hình thức lễ nghi đều được bình dân hóa để phù hợp với trình độ và tạo sự hấp dẫn nơi tín đồ. Mặt khác, lễ nghi đạo Cao Đài rất rườm rà, phức tạp, mang tính chất thần bí, rất dễ dẫn đến sự mê tín (lễ tang, lễ cầu lành bệnh...). Đặc biệt, cơ bót trong những cơ sở của việc khai sinh ra đạo Cao Đài đã bị lợi dông trong một thời gian dài, dẫn đến sự suy vi của đạo là hình thức không thể chấp nhận cả về phương
diện khoa học lẫn trong thực tiễn tôn giáo và cả trong đời thường. Chính vì thế mà bằng quyết định ngày 6-7-1976 Tòa thánh Tây Ninh đã hứa không dùng cơ bót nữa [46, 48]. Tuy vậy cơ bót đã từng được coi là thuật thiêng liêng của đạo Cao Đài được nhiều người tôn sùng, mê hoặc nên nó vẫn còn có thể trỗi dậy để gây tác hại, nhất là trong những dịp lễ hội lớn của Cao Đài.
Tuy nhiên, "không nên căn cứ vào một số mặt tiêu cực nào đó mà phủ định tính chất lành mạnh vốn là những nhân tố cơ bản trong lễ hội dân gian" [12, 188]. Ở đây có thể xem ý kiến trên cũng là ứng xử đúng đối với lễ hội Cao Đài.
Có thể nói hệ thống các biểu tượng trong kiến trúc và nghi lễ hội Cao Đài là nét đặc sắc trong văn hóa nghệ thuật nó đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh của cộng đồng cư dân Tây Ninh. Những giá trị văn hóa nghệ thuật trong kiến trúc và lễ hội Cao Đài Tây Ninh vừa biểu hiện được tâm thức của người dân Tây Ninh, vừa lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống, vì thế có sức hấp dẫn riêng, đặc biệt, thu hót không chỉ tín đồ, người dân Tây Ninh mà còn là ngày lễ hội lớn của cư dân người Nam Bộ. Lễ hội Tây Ninh có thể xem là một hiện tượng văn hóa đặc sắc cần được khảo cứu khi muốn tìm hiểu về tôn giáo hoặc văn hóa dân gian hiện nay.
Chương 3