ĐẠO CAO ĐÀI VỚI LỐI SỐNG ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 37 - 46)

Do có sự hiện diện của các cộng đồng tôn giáo Thiên chóa, Phật giáo, Cao Đài, Hồi giáo... cùng với phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian đã tạo nên sự đa dạng phong phó trong đời sống tâm linh của người dân Tây Ninh. Tuy nhiên đạo Cao Đài với số lượng tín đồ đông đảo nhất chiếm hơn 40% dân số của tỉnh với 50 thánh thất, 43 điện thờ Phật Mẫu là trung tâm sinh hoạt tôn giáo ở các địa phương, có vai trò vô cùng quan trọng chi phối đến đời sống, lối sống và đạo đức của người dân Tây Ninh.

Có thể nói: Nét đặc sắc của đạo Cao Đài là đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân Nam Bộ. Đại đa số dân cư Tây Ninh là dân cư mới định cư đầu thế kỷ XX, đặc biệt là tín đồ Cao Đài di cư tới đây thành nhiều đợt, chủ yếu là các tỉnh miền Trung, từ đó ta hiểu được vai trò sinh hoạt đạo Cao Đài, với tư cách là một hình thức sinh hoạt cộng đồng,với những người định cư này là quan trọng như thế nào. Bất cứ hành vi nào trong cuộc sống như lao động sản xuất, sinh tử, lập gia đình, tương thân tương ái... cho đến khi các hành vi tôn giáo như các ngày lễ hàng năm của cộng đồng, các việc lễ liên hoan đến gia đình, cá nhân đều được tham gia một cách vô tư (trong quan niệm của họ đó là một hình thức làm công quả).

Mặc dù có những hình thức nghi lễ tôn giáo, song ta thấy ở đây tính thiêng liêng hay tính tín ngưỡng rất mờ nhạt. Các nghi thức được thực hiện một cách thủ tục. Các đám này đều gợi cho ta nhớ đến các đám tương tự ở

nông thôn Bắc Bộ, với sự tham gia cả làng, cả họ. Cũng như ở Bắc Bộ, mỗi người ở đây tham gia vào công việc như tham gia vào công việc chung một cách tự nhiên như thực hiện trách nhiệm của mình chỉ có một điều khác: ở đây công việc này được khoác một ý nghĩa mới - ý nghĩa tôn giáo là làm công quả. Vì vậy có thể nói sinh hoạt tôn giáo mang nội dung là sinh hoạt cộng đồng.

Điều này còn được khẳng định qua hàng trăm cuộc phỏng vấn các tín đồ. Tuyệt đại đa số không am hiểu nhiều và cũng không quan tâm nhiều đến giáo lý của đạo, mặc dù bản thân đạo Cao Đài cũng không xây dựng được một giáo lý hoàn chỉnh. Tín đồ chỉ thực sự hào hứng khi ta hỏi về những điều cụ thể mà đạo đem lại cho mỗi người trong cuộc sống hiện thực này tức là về những sinh hoạt cộng đồng, trong đó mỗi người có trách nhiệm và được hưởng quyền lợi từ cộng đồng. Cái gắn kết họ với đạo thực sự là cái quyền lợi và cái trách nhiệm Êy là tình nghĩa tương thân, tương ái giữa những người cùng cộng đồng. Thậm chí, hy vọng về đời sống mai sau trên thế giới mà đạo Cao Đài gọi là cõi thiêng liêng hằng sống (ngay cả tên gọi này cũng có người không biết, cũng như nhiều người không biết đến sự tích của các đấng được thờ phụng) không làm họ quan tâm nhiều. Một số người nói về cõi thiêng liêng với một thái độ bất khả tri: "Người ta nói vậy thì tôi còng tin vậy chứ đã lên đâu mà biết" (Lời một chức việc). Thật là khó tin ở đây một tâm lý muốn được siêu thoát, muốn được sám hối, muốn được giải tội, hay niềm kinh sợ phán xét.

Những công việc của cộng đồng trở thành nội dung hoạt động chính của một thánh thất. Mỗi thánh thất đều có lịch sinh hoạt từng tháng hay hai tháng, thường là kín trong ngày. Các chức việc và chức sắc tại các thánh thất luôn luôn bận việc hết đám này đến đám khác.

Vai trò vị trí của đạo Cao Đài còn được thể hiện ở niềm tin và hành vi tôn giáo của tín đồ Cao Đài. Điều tra xã hội học tôn giáo tại Tòa thánh Tây Ninh của Viện nghiên cứu tôn giáo cho thấy 58% tín đồ Cao Đài tin

vào số mệnh. Họ tin rằng đời sống con người, thậm chí cả những hành vi hàng ngày đều do đấng Chí Tôn định đoạt, vì Thiên Nhãn (biểu tượng cho Đức Chí Tôn) thấu rõ mọi việc ở trần gian. Mét con số khác: 100% tín đồ Cao Đài thực hiện hành vi đi lễ các thánh thất, đền thánh. Đền thánh hay thánh thất đối với tín đồ Cao Đài Tây Ninh mặc nhiên đã là nơi hội tụ của mét cộng đồng, giống như ngôi đình hay nhà chùa ở các nơi khác.

Sinh hoạt đời sống, đạo đức văn hóa - xã hội của tín đồ Cao Đài còn bị ràng buộc bởi lễ nghi, tổ chức của đạo. Mọi chức sắc cũng như tín đồ ngoài việc làm lễ, răn giữ ngò giới, làm công quả tự nguyện tùy theo ý thích và năng lực từng người phải tuân thủ một cách chặt chẽ luật đạo, từ việc làm lễ tắm thánh cho trẻ sơ sinh, buộc trẻ nhỏ học đạo, làm lễ nhập môn, đến việc tổ chức lễ hôn phối, lễ cầu lành bệnh, đặc biệt là tang tế... Đó là việc đưa việc đạo vào việc đời và ngược lại. Hơn thế nữa, ở đạo Cao Đài các tín đồ được tổ chức theo gia đình, khi cha mẹ đã vào đạo thì nghiễm nhiên con phải trở thành tín đồ khi đến tuổi trưởng thành.

Do tính chất cộng đồng của mình, đạo Cao Đài có xu hướng phát triển tập trung ở một số làng, một số xã. Nơi nào một cộng đồng Cao Đài chiếm ưu thế thì nó dễ lôi kéo bộ phận còn lại gia nhập. Chính sinh hoạt có tính cộng đồng đã tạo cho nó khả năng lôi kéo những người cộng cư để hình thành nên những làng, những xã thuần đạo.

Một nét nổi bật khác trong nội dung sinh hoạt tôn giáo của đạo Cao Đài chính là tín ngưỡng cổ truyền dân gian, trong đó có tục thờ nữ thần. Tâm lý trọng thần nữ của người Việt ảnh hưởng tới các tôn giáo ở Việt Nam thể hiện nổi bật nhất, rõ ràng nhất tục thờ nữ thần và hơn nữa coi trọng vai trò của người phụ nữ như đạo Cao Đài.

Tại Tòa thánh Tây Ninh, Báo Ân Từ - nơi thờ Diêu Trì Kim Mẫu, hay còn gọi là Phật Mẫu. Phật Mẫu được người Cao Đài xem là người mẹ của chúng sinh vì trong thời khai thiên lập địa, Bà đã sai phật Di Lặc đưa

100 ức nguyên nhân xuống thế. Qua hai kỳ phổ độ, mới độ rỗi được 8. Tới kỳ thứ ba, Di Lặc sẽ đi lại thuyền Bát Nhã tới, chủ tọa đại hội Long Hoa để phán xét chúng sinh (ngày phán xét) và rước 92 ức nguyên nhân còn lại). Đây là một ngôi đền nguy nga rực rỡ chỉ thua kém đền thánh (đền chính), chỉ tại đây và tại đền thánh được dựng hai cột cờ đại phướn của đạo.

Tại các địa phương cũng dựng các điện thờ Phật Mẫu song hành với các thánh thất. Chẳng hạn vùng ngoại ô Tòa thánh có 60 thánh thất thì cũng có 60 điện thờ Phật Mẫu [21] điện thờ Phật Mẫu cùng với thánh thất được kể là hai loại đền thờ chính của đạo Cao Đài. Trong điện thờ phật Mẫu người ta đắp nổi tượng phật Mẫu cùng 4 vị Tiên Đồng Ngọc Nữ (những người theo hầu bà), cùng cửu vị tiên Nương (những người được xem là thay mặt Phật Mẫu trong thời kỳ phổ độ thứ ba).

Đặc biệt hội yến Diêu Trì cung, cũng gọi là lễ hội Diêu Trì Phật Mẫu, tổ chức vào rằm tháng tám tại Báo Ân Từ trở thành lễ hội đông vui nhất của đạo, thu hót tín đồ khắp nơi và khách thập phương, được coi là một trong những lễ hội lớn ở Nam Bộ (Hội yến Diêu Trì cung là lễ hội đặc biệt do Hiệp thiên đài chủ trì và không tổ chức ở bất cứ địa phương nào, ngoài Tòa thánh. Điều này đã khiến lễ hội mang tính "Trảy hội dân gian" khác các ngày kỷ niệm của các tôn giáo khác). Trong lễ hội này người ta rước múa lân, long, qui, phượng và nhiều hình thức diễn xướng dân gian khác nữa.

Như vậy, địa vị của Phật Mẫu được đề cao đến mức, trong đạo chỉ có 2 ngày đại lễ thì một ngày dành cho thầy và một ngày dành cho Phật Mẫu. Tất cả các ngày lễ khác dù là Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử... đều chính thức được xem là nhỏ hơn [6, 117].

Từ những quan niệm trên, địa vị của người phụ nữ trong đạo cũng được coi trọng: Bản thân thầy nhiều lần nhắc nhở sự bình đẳng nam nữ. Sự

bình đẳng Êy, theo thầy còn ở cả thiên đường nữa: "Bạch Ngọc Kinh có cả nam và nữ, mà phần nhiều nữ lấn quyền hơn nam nhiều" [19, 18].

Về tổ chức, tín đồ được chia thành hai ban, ban Nữ và ban Nam. Chức sắc Cửu Trùng Đài cũng vậy: nữ có đủ bậc từ thấp nhất đến nữ Đầu sư. Trong Tòa thánh có Đầu sư đường thì cũng có nữ Đầu sư đường. Các đền thờ đều có hai cửa ra vào, nam bên phải, nữ bên trái, khi hành lễ cũng thế.

Việc đề cao nữ ở đạo Cao Đài có thể Ýt nhiều có liên hệ với lịch sử buổi khai đạo, với vai trò của nữ Đầu sư Lâm Hương Thanh, một đại điền chủ đóng góp lớn đất đai và gia sản cho đạo, song chủ yếu vẫn bắt nguồn từ truyền thống trọng nữ ở Nam Bộ. đặc biệt việc đề cao thờ phụng phật Mẫu có thể do chính những người nông dân khi gia nhập đạo đã đem cả cái truyền thống thờ nữ thần của mình. Ở Nam Bộ, chúng ta biết những lễ hội lớn nhất là những lễ hội nữ thần: Bà Chóa Xứ và Bà Đen. Bà Chóa Xứ được xem như vị thần bảo hộ cả Nam Bé.

Việc tiếp thu truyền thống thờ nữ thần cũng như các truyền thống tín ngưỡng dân gian khác đã đem lại cho đạo sức hấp dẫn đối với người nông dân, chắc chắn không phải là công lao của những người khai đạo. Họ không sâu sắc được như thế. Vì ta không thấy trong thánh ngôn hay sách vở Cao Đài khác thừa nhận gốc gác dân gian của mình. Họ chỉ tự nhận là Hiệp nhất tam giáo ngò chi mà thôi. Ngay tại đền thánh ta cũng không thấy sự hiện diện của Phật Mẫu, mặc dù trên điện thờ đắp nổi đại diện của tất cả các chi Phật, Tiên, Thánh, Thần, Nho. Rõ ràng Phật Mẫu đại biểu của tín ngưỡng dân gian, không có địa vị nào trong cái hệ thống "Bác học" ở đây, song thực tế đã được người nông dân Nam Bộ đưa lên địa vị tột đỉnh, bất chấp cả cái hệ thống kia, trở thành một vị thần được thờ phụng nhiều nhất, với một hội lễ lớn nhất. Điều lý thó này cho thấy chính những người nông dân Nam Bộ, với những đóng góp của mình, làm nên những nội dung cốt

yếu của sinh hoạt đạo, đã thật sự tạo lập ra đạo Cao Đài và đem lại sức sống cho nã.

Mét quan niệm đạo đức, lối sống nữa của đạo Cao Đài thuộc về tín ngưỡng dân gian đó là người Việt Nam vốn có truyền thống coi trọng việc thờ cóng tổ tiên. Hơn bất cứ một tôn giáo nào, đạo Cao Đài biến việc thờ cóng tổ tiên thành nội dung sinh hoạt chủ yếu của đạo, khoác cho nó những nghi lễ hết sức cầu kỳ. Có thể nói, nếu việc thờ cóng tổ tiên chưa trở thành một tôn giáo thì đạo Cao Đài là sự tôn giáo hóa nó.

Chính Thượng đế qua cầu cơ, giải thích (bằng tiếng Pháp) việc lập đạo Cao Đài tại Việt Nam là vì người Việt Nam thực hiện thờ cóng người chết một cách nghiêm cẩn nhất [34, 31].

Ngay bên cạnh Tòa thánh, một đền thờ trang trọng - Báo Quốc Từ, được xây dựng để thờ các vị Hùng Vương, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Cường Để. Tại bất cứ thánh thất nào thì hậu điện cũng là nơi đặt bàn thờ cửu huyền thất tổ (Trong các ngày cóng giỗ, đây cũng là nơi tổ chức ăn uống trong cộng đồng). Bất cứ điện Phật Mẫu nào, ngay gian chính điện hai bên bàn thờ Phật Mẫu là hai bàn thờ chữ Chơn Linh Nam Phái và Chơn Linh Nữ Phái. Tại tư gia các tín đồ đều lập bàn thờ tổ tiên phía dưới bàn thờ Thiên Nhãn. Trong nội ô Tòa thánh cũng xây dựng 8 bảo tháp lớn với một số lăng mộ các vị có công lớn với đạo, mỗi họ đạo theo yêu cầu của thế luật, lập một nghĩa địa riêng [30]. Các ngày lễ đại đàn và tiểu đàn hầu hết là ngày kỷ niệm các vị tổ các đạo và các vị chức sắc, được tổ chức theo những nghi lễ quy định được chặt chẽ trong các thánh thất và các điện phật Mẫu.

Tuy nhiên, điều chủ yếu để chúng ta có thể nhận xét rằng việc thờ cóng tổ tiên ở đạo Cao Đài đã trở thành nội dung chủ yếu của sinh hoạt đạo là: các đám tang ma, cóng giỗ thực sự được đạo Cao Đài hết sức coi trọng, được coi là công việc thường xuyên nhất của các thánh thất, được tổ chức với sự tham gia của cả cộng đồng và với những nghi lễ hết sức cầu kỳ.

Trong tổng số 59 bài kinh in trong cuốn kinh thiên đạo và thế đạo do Hội thánh Tòa thánh Tây Ninh Ên hành năm 1992, ta thấy có tới quá nửa (33 bài) là các bài dùng trong tang ma, cóng giỗ. Ở đây nếu một người chết thì người này sẽ được quan tâm hết sức chu đáo: kinh khi hấp hối, kinh khi vừa chết, kinh tẩn liệm, kinh cầu siêu, kinh khai cửu, kinh nhất cửu (cóng sau 7 ngày), rồi nhị cửu (14 ngày)... đến kinh cửu cửu (81 ngày), kinh tiểu tường (200 ngày kể từ ngày cửu cửu), kinh đại tường (300 ngày kể từ ngày tiểu tường). Người này là bố hay mẹ thì có kinh tông cha mẹ qui liễu, là chồng thì có kinh tụng chồng qui vị, là vợ thì có kinh tụng vợ qui liễu, là anh em có kinh huynh đệ mãn phần, là bạn bè có kinh cầu bà con thân bằng cố hữu qui liễu, là thầy thì trò đọc kinh khi thầy qui vị... để người này được độ rỗi có kinh cầu siêu, kinh cầu hồn...

Nghi thức tang lễ còn được qui định cho từng đối tượng chết khác nhau (nam, nữ, nhi đồng, người chưa nhập đạo, người giữ đủ trai giới 10 ngày trở lên và người không giữ đủ, người tự vẫn, người bỏ đạo, chức sắc, chức việc đương chức và mãn chức, chức sắc không giữ trai giới theo phân vị, các chức sắc cấp khác nhau). Mỗi đám tang đều có ban tổ chức, có nhạc, có dâng sớ, tiến hành 9 -10 lễ nhỏ (cầu hồn, tẩn liệm, cáo từ tổ, cóng vong đăng điện, phụ tế cầu siêu, đưa linh cữu, hạ huyệt), với những nghi thức, những bài kinh riêng cùng với các nghi thức tang lễ, nghi thức cóng giỗ cũng hết sức phức tạp. Tuần cửu và tiểu, đại tường đều theo nghi thức riêng, có bài kinh riêng. Đại, tiểu tường có tổ chức ăn uống trong cộng đồng. Đặc biệt lễ đại tường (mãn tang) tiến hành trang trọng hơn cả. Sau khi làm lễ tại thánh thất, người ta rước linh vị người mất về tư gia. Tại đây nghi thức cũng hết sức cầu kỳ. Một nhóm 6 thanh niên mặc lễ phục (khác đạo phục) làm nhiệm vụ chấp lễ (2 người) và dâng lễ (4 người). Họ lần lượt thực hiện các lễ dâng cơm, dâng hoa, dâng rượu, dâng trà. Giữa mỗi lần dâng, đồng nhi đọc các bài kinh tương ứng và các bài kinh khác theo qui định. Những người dâng lễ thực hiện những điệu đi hết sức cầu kỳ, thật sự

là những điệu múa, thể hiện sự biến hóa từ vô cực đến lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái... rõ ràng, nếu gạt bỏ những hình thức cầu kỳ của trang phục, lễ nghi, kinh kệ với vị chứng đàn mang sắc phục thì ta thấy một đám giỗ bình thường như bất kỳ một đám giỗ ở làng quê khác. Tục thờ cóng tổ tiên đã được đạo Cao Đài làm cầu kỳ hóa, khoát cho nó một hình thức tôn giáo.

Ngoài ra trong sinh hoạt cộng đồng, tín đồ Cao Đài Tây Ninh hành đạo và xử theo những luật lệ, lễ nghi đã được quy định trong giáo lý có thể

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w