Nhóm giải pháp về nhận thức và chính sách

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 54 - 67)

Trước hết cần quán triệt nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo Cao Đài hiện nay là công tác Cao Đài vận, công tác vận động quần chúng. Đây là quan điểm định hướng lớn cho công tác tôn giáo trong vùng có số đông quần chúng là tín đồ Cao Đài. Đó là quá trình xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân vùng đạo, giữa Nhà nước với quần chúng tín đồ. Quá trình đó phải trên cơ sở tuân thủ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo và tư tưởng của Người về công tác dân vận.

Mặc dù tôn giáo chỉ là "trái tim của thế giới không có trái tim" là " Hạnh phóc hư ảo của nhân dân", là "những bông hoa giả điểm trang cho xiềng xÝch thật", nhưng nó lại tồn tại đã hàng ngàn năm trong lịch sử nhân loại.

Dưới chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn còn điều kiện tồn tại, và cũng chưa thể nói rằng khi nào thì những điều kiện đó mất đi. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải chung sống lâu dài với tôn giáo, đối với nước ta vấn đề đặt ra là: hiện thực nước ta hiện nay còn có cơ sở để tôn giáo tồn tại và phát triển không?

Lâu nay vẫn có số đông ý kiến cho rằng, khi giai cấp vô sản nắm chính quyền, xóa bỏ ách áp bức, xóa bỏ chế độ người bóc lột người thì không còn cơ sở kinh tế - xã hội cho tôn giáo nảy sinh và phát triển. Ở nước ta cũng vậy, tôn giáo tồn tại với tư cách là một hiện tượng tàn dư. Điều này chúng ta không nên vội kết luận, mà phải suy nghĩ một cách nghiêm túc và xem ý kiến đó với hiện thực có đúng không ?

- Trước hết phải thấy "đặc trưng cơ bản nhất của ý thức tôn giáo đó là niềm tin... (tin ở siêu nhiên, siêu nhiên có tình cảm qua lại với con người). Do vậy vấn đề tồn tại dai dẳng của tôn giáo lại là vấn đề tâm lý tôn giáo hơn hệ tư tưởng của nó. Nguồn gốc tâm lý tôn giáo lại gắn rất chặt với tâm lý tiêu cực của con người nhất là khi con người cô đơn, đau buồn, bất hạnh. Nhiều người đi vào tôn giáo cái chính không phải là nguyên nhân kinh tế, trình độ tri thức mà chủ yếu là ở nguyên nhân tâm lý. Tất nhiên tâm lý tiêu cực không dẫn đến tâm lý tôn giáo như một tất yếu" [27, 48].

Thực tế một bộ phận nhân dân chúng ta chưa có điều kiện nắm bắt được những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, đại bộ phận còn phải đánh vật với cái ăn. Những yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, may rủi trong cuộc sống còn phổ biến. Tình hình dân chủ và dân chủ chân chính đang còn thiếu, tự do vô chính phủ, phường hội thì lại quá thừa. Tiêu cực đang phát triển, quan hệ xã hội đang xấu đi, nỗi bất hạnh vẫn tiếp tục diễn

ra trong một bộ phận dân cư... sự quan liêu, hống hách, cửa quyền... còn tồn tại (khá nhiều) trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

Tất cả những hiện tượng nêu trên đang làm cho không Ýt người mất niềm tin vào chính mình. Họ đang phải tiếp nhận sự lo âu, sự sợ hãi như là cái gì xa lạ, bí Èn với chính mình. Hiện thực trên làm ta nhớ lại lời chỉ dẫn của Ăngghen "Khi nào con người không những chấm dứt được cái tình trạng chỉ biết có mưu sự mà lại còn định đoạt cho thành sự nữa thì chỉ khi đó cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào tôn giáo, mới sẽ mất đi và do đó chính ngay sự phản ánh tôn giáo cũng sẽ mất đi vì lẽ đơn giản là sẽ không có gì phản ánh" [1, 547]. Ý thức tôn giáo không chỉ là quan niệm về thế giới mà còn là tình cảm với thế giới, tôn giáo là hình thái ý thức cực kỳ bảo thủ, nó có sức ỳ rất lớn Một số nhà nghiên cứu cho rằng đến giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản, tôn giáo vẫn còn tồn tại. Những dự đoán đó chờ khoa học chứng minh, lịch sử trả lời, còn ở đây vấn đề là cần chống chủ quan duy ý chí, đó là nguồn gốc của những lệch lạc trong chỉ đạo và thực hiện công tác tôn giáo như: nóng vội, đơn giản trong suy nghĩ, dùng mệnh lệnh hành chính khi giải quyết vấn đề tôn giáo, khe khắt gây phiền hà thậm chí còn xúc phạm thô bạo đến tình cảm tôn giáo của quần chúng khi xử lý những công việc hàng ngày. Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng: tôn giáo nó là một nhu cầu khách quan sinh ra trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Nó là nhu cầu đền bù hư ảo, đền bù cho sự bất hạnh. Khi điều kiện xã hội, điều kiện cuộc sống đang còn nảy sinh những ảo tưởng mà muốn dẹp ngay ảo tưởng thì lại cũng chỉ là chuyện ảo tưởng mà thôi. Và ảo tưởng đó sẽ trở thành trọng tội khi người ta mưu toan thực hiện nó. Từ những luận điểm trên, soi vào thực tế ta thấy đã cã không Ýt sai lầm trong thời gian qua đối với công tác tôn giáo. Một số địa phương gây khó khăn hoặc cấm đoán những hoạt động tôn giáo bình thường, gây nên phản ứng không tốt và tạo khe hở cho bọn xấu và kẻ thù len vào chia rẽ khối đoàn kết dân téc, đi đến nghi ngờ chính sách tôn giáo của Đảng. Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh cho luận điểm đúng đắn của

các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khi cho rằng: Đối với tôn giáo sử dụng những biện pháp hành chính, cưỡng bức bạo lực theo kiểu "tuyên chiến với thượng đế" chỉ kéo dài thêm sự tồn tại của nó. Đối với tôn giáo Cao Đài trong thời gian qua, công tác Cao Đài vận ở Tây Ninh đã đạt được những thành tựu nhất định, đã vận động quần chúng tín đồ khắc phục những mặt cản trở sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong công tác chống bọn phản động đội lốt tôn giáo. Tuy nhiên, trong hoạt động tôn giáo vẫn không sao tránh khỏi những thiếu sót, yếu kém cần khắc phục. ở đây chỉ xin nêu một số điểm yếu cơ bản nhất để từ đó rót ra phương pháp khắc phục đề ra những chính sách phù hợp đối với công tác tôn giáo.

- Trong công tác Cao Đài vận ở địa phương nói chung chưa được đầu tư đúng mức như: công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng chưa sâu. Chưa đi sâu vào tâm tư tình cảm của người có đạo, chưa quan tâm đúng mức đến các mặt sinh hoạt văn hóa xã hội cho quần chúng tín đồ, do đó kẻ địch lợi dụng sơ hở lôi kéo quần chúng. Đặc biệt trong lĩnh vực đời sống vật chất, Đảng và Nhà nước có lúc, có nơi chưa chăm lo được cuộc sống tín đồ một cách thiết thực làm cho họ suy giảm lòng tin vào Đảng, tăng lòng tin vào đạo.

- Công tác đào tạo cán bộ cốt cán, xây dựng các đoàn thể cách mạng, xây dựng Đảng còn là khâu yếu nhất trong công tác quần chúng, từ đây làm cho mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng đặc biệt đối với quần chúng là tín đồ Cao Đài có khi chưa được xây dựng tốt.

- Việc chấp hành chính sách so với ngày mới giải phóng tuy có đỡ sai lầm hơn nhưng cũng còn nhiều lệch lạc trong nhiều trường hợp cụ thể. Có nơi lãnh đạo địa phương còn khắt khe, hẹp hòi đối với quần chúng tín đồ tốt, xử lý thô bạo đối với chức sắc, đụng chạm đến tình cảm tôn giáo của quần chúng, tạo nên tâm lý lo lắng trong đồng bào có đạo.

Những thiếu sót trên đây có nguyên nhân khách quan do tình hình chung của đất nước và xã hội trong những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp. Nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan sau:

- Quan điểm nhận thức thức lý luận Mác - Lênin về tôn giáo và nhận thức chính sách tôn giáo của Đảng trong cán bộ làm công tác Cao Đài vận còn yếu. Chủ trương, chính sách đối với Cao Đài cũng không được cán bộ quán triệt đầy đủ. Đạo Cao Đài là một tổ chức chính trị mang màu sắc tôn giáo, đó là mặt chủ yếu, song vì tập hợp đông đảo tín đồ nên tính chất quần chúng của đạo Cao Đài cũng rất sâu sắc. Như vậy đạo Cao Đài vừa có tính chính trị, vừa có tính tôn giáo. không thể không chú ý đúng mức đến hai tính chất này trong công tác Cao Đài vận. Do không nhận rõ tính chất này trong công tác, cán bộ ta có nhiều sai lầm lệch lạc như: có nơi lại muốn khôi phục đÓ phát triển nó; có nơi lại nôn nóng muốn dùng biện pháp hành chính đơn thuần, không tính đến tình cảm tôn giáo lâu dài của hàng triệu tín đồ. Trong chỉ đạo giữa ba khâu công tác: giáo dục vận động quần chúng, cải tạo giáo hội, tranh thủ phân hóa hàng ngò chức sắc; và trấn áp phản động thì khâu giáo dục vận động quần chúng nhất là thanh niên, thiếu nhi gắn với việc xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng tín đồ là chủ yếu nhất lại là khâu yếu nhất hiện nay và chưa được quan tâm đúng mức.

- Bé máy làm công tác Cao Đài vận vừa thiếu lại vừa yếu, số cán bộ lâu năm có kinh nghiệm thì đã nghỉ hoặc chuyển công tác. Số mới thì Ýt lại thiếu kinh nghiệm công tác, do đó công tác Cao Đài vận gặp nhiều khó khăn trở ngại và tiến triển chậm.

- Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, quần chúng tín đồ phấn khởi trở về quê cũ làm ăn (đa số là những người bị Ðp vào đạo, đạo giấy, đạo ngọn...) trút hết gánh nặng chiến tranh kéo dài suốt mấy mươi năm, hình như họ cũng muốn trút bỏ cả cái tôn giáo miễn cưỡng Êy. Cho nên số tín đồ Cao Đài đã giảm đi rõ rệt. Gần đây khi trở về thực tại với đời sống khó khăn, những tiêu cực xã hội trong kinh tế thị trường phát triển, công

bằng xã hội bị vi phạm, niềm hy vọng lớn lao, sù tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp khi Đảng nắm chính quyền bị suy giảm, bọn cầm đầu tôn giáo lại tiếp tục tuyên truyền vận động bằng nhiều thủ đoạn, vì thế tín đồ Cao Đài có chiều hướng tăng.

Thực tế cho thấy ở đâu, nơi nào tình hình kinh tế sa sút, xã hội mất ổn định, công bằng xã hội và quyền tự do của con người bị vi phạm thì ở đấy lúc đó số lượng tín đồ tăng lên. Nói như thế không có nghĩa phủ nhận những thành tựu trong những năm qua, song, chóng ta đều nhận thấy rằng sinh hoạt tôn giáo Cao Đài trong mấy năm gần đây phát triển rõ rệt. Trước thực trạng đó chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp đúng đắn, bằng những chính sách cụ thể thiết thực hướng các hoạt động tôn giáo vào hoạt động tín ngưỡng đơn thuần nhằm mang lại đời sống tinh thần lành mạnh, phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân theo đạo Cao Đài - Giải pháp thiết thực để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo Cao Đài.

Tôn giáo là một hình thái ý thức phản ánh hiện thực xã hội bằng phương thức đặc biệt. Nguồn gốc ra đời của tôn giáo cho thấy sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nó không nằm ngoài quy luật phát triển mang tính lịch sử. Lênin chỉ rõ: "Sự phá sản đột ngột, bất ngờ những ngẫu nhiên làm cho người ta sợ diệt vong, bị biến thành người ăn xin, thành bần cùng, một gái điếm và dồn họ vào cảnh chết đói... chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý trên hết và trước hết" [19, 526]. Do vậy vấn đề có Tiên, Phật, Thánh, Thần hay không? Vấn đề có Hội Long Hoa và ngày tận thế hay không? là câu trả lời chủ yếu ở thực tiễn. Rõ ràng đấu tranh với tôn giáo thực ra là phải đấu tranh với "cái thế giới" mà niềm vui tinh thần là tôn giáo chứ không phải trực tiếp "tấn công vào thần thánh" hay "truy kích" thượng đế [45, 34].

Cuộc đấu tranh với điều kiện xã hội đóng vai trò làm cơ sở cho tôn giáo tồn tại nói chung, cơ sở cho tôn giáo Cao Đài tồn tại nói riêng bao gồm nhiều vấn đề trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng tập trung nhất có tính thiết yếu là giải pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần chúng tín đồ.

Muốn xóa bỏ hạnh phóc hư ảo thì phải xây dựng một hiện thực tốt đẹp với hạnh phóc thật sự cho đồng bào có đạo. "Thiên đường hư ảo" chỉ có thể đánh đổi bằng "Thiên đường hiện thực" và thiên đường hiện thực không thể xây bằng lòng tin tôn giáo hoặc những vầng hào quang thần thánh hay những bông hoa giả... mà bằng cơ sở vật chất cụ thể, thật sự, trong hiện thực do chính bàn tay con người làm ra ở cái thế giới trần tục này chứ không đâu khác hơn. Vì vậy công việc đầu tiên là phải tập trung cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế, rồi đến văn hóa xã hội cho quần chúng tín đồ. Đó là tiền đề cho những việc tiếp theo.

Để thực hiện được chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào có đạo, đầu tiên phải tiến hành một chương trình xây dựng và phát triển nông thôn toàn diện cho vùng tôn giáo Cao Đài. Đặc biệt huyện Hòa Thành nơi có đến 88,81% đồng bào theo đạo (theo tổng hợp của Ban tôn giáo tỉnh, tính đến 3/2000). Phải nâng mức sống của tín đồ Cao Đài lên ngang bằng mức sống cả nước. Theo số liệu điều tra của UBND tỉnh Tây Ninh về dân số và nhà ở, tính đến 1/4/1999 thì toàn tỉnh có 211.029 căn nhà, trên tổng sè 212. 475 hộ chiếm 99,32%. Như vậy cả tỉnh còn 1.446 hộ (chiếm 0,68%) chưa có nhà phải sống chung với hộ khác.Trong tổng số nhà toàn tỉnh có 5.210 căn nhà kiên cố, chiếm 2,5%; 5.487 nhà bán kiên cố, chiếm 2,77%; 42.342 căn nhà có khung gỗ lâu bền, chiếm 20% và 104.991 căn nhà đơn sơ, chiếm 49,8%. Trong số đó riêng huyện Hòa Thành, huyện có số tín đồ Cao Đài đông nhất thì có số nhà đơn sơ cao nhất đến 18.814 hộ/43.861hộ. Điều này chứng tỏ đời sống tín đồ Cao Đài phần đông còn thấp, do đặc điểm đồng bào có đạo sống tập trung ở vùng thánh địa "Tòa

thánh" nơi có mật độ dân số rất cao so diện tích đất 1.099,2 người/km2.Trong khi mật đé dân số tỉnh là119,74 người/km2. Phần đông tín đồ Cao Đài sống bằng nghề làm mướn, lao động thủ công, buôn bán nhỏ, bán hàng rong... Họ có mức sống thấp so với đời sống chung của xã hội. Điều này đã có ảnh hưởng không Ýt đến niềm tin của tín đồ đối với tôn giáo Cao Đài.

Do vậy chương trình này phải tập trung vào các trọng điểm xây dựng các tổ hợp công - nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ thương nghiệp - nông thôn và cơ khí hóa các khâu sản xuất. Cần phát triển các ngành nghề phụ: méc, đan lát, may, thêu, sản xuÊt gạch ngãi..., nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất nông thôn ở vùng tôn giáo như: thủy lợi, giao thông nông thôn, điện, chợ nông thôn, kho tàng, sân bãi... đồng thời phát triển phóc lợi xã hội: chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng, phát triển giáo dục, ưu tiên miễn giảm học phí tạo điều kiện cho con em nhà nghèo đến líp; xây dựng các công trình văn hóa, phát triển khu văn hóa dân lập - tạo điều kiện cho nhân dân có nơi sinh hoạt vui chơi.

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w