Giá trị văn hóa nghệ thuật biểu hiện qua hệ thống các biểu tượng trong kiến trúc và nghi lễ của lễ hội Cao Đà

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 46 - 47)

biểu tượng trong kiến trúc và nghi lễ của lễ hội Cao Đài

Lễ hội dân gian là một hình thái biÓu hiện đặc trưng của văn hóa dân téc với những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. Thế giới biểu tượng là hạt nhân trung tâm của mọi lễ hội không có lễ hội nào mà không có thế giới của các biểu tượng. Hệ thống kiến trúc và lễ hội Cao Đài - mét bộ phận của lễ hội dân gian, cũng thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống thông qua các biểu tượng tạo nên cái "thiêng liêng "gắn bó sức mạnh cộng đồng.

Trong các ngày lễ hội của đạo Cao Đài thì đại lễ vía Đức Chí Tôn là một trong 9 đàn lễ hàng năm của đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tức đạo Cao Đài. Trong 9 đàn lễ này (1) có 5 đại lễ thì đại lễ vía Đức Chí Tôn là đại lễ được coi quan trọng nhất. Kế đó là đại lễ hội yến Diêu Trì. Qua việc tổ chức các ngày lễ hội ta thấy Cao Đài có một phong cách tôn giáo thường ứng dụng các phương pháp biểu tượng hóa trong mọi biểu hiện có thể có trong kiến trúc các nơi thờ tự, trong cấu trúc chung của các công trình, hoặc trong động tác, hành vi ở đời sống tại gia, cũng như ở Tòa thánh hoặc thánh thất của một đạo hữu.

Hệ thống các biểu tượng thể hiện rõ nét trong kiến trúc của đền thánh Cao Đài Tây Ninh (Tòa thánh Trung ương). Tòa thánh Trung ương xây cất trong khu nội ô, thuộc địa phận làng Long Thành, quận Phú Khương. Công trình bắt đầu xây móng năm 1933, khởi công năm 1936, hoàn thành năm 1947 và khánh thành ngày 31-1-1955.

Là một cấu trúc liền khối, Tòa thánh gồm 3 đài lần lượt từ phía trước đến sau: Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng đài, Bát Quái Đài, với dáng hình tổng thể như con long mã. Tòa thánh dài 136m, cao 36m, rộng 40m. Quanh Tòa thánh được trang trí bằng những hình đắp khắc hoa dây và trái nho (dây nho là tinh, rượu nho là khí, trái nho là thần) Tinh - Khí - Thần có hợp nhất thì mới đắc đạo). Trên đền thánh có nhiều tượng Thiên Nhãn nằm giữa hình tam giác, bên ngoài khung này lại có một tia sáng phản chiếu được bao bọc trong khuôn hình vuông mà xung quanh là các hình hoa sen, lá sen và gương sen (Thiên Nhãn: Trời, tam giác tượng trưng Nho - Phật - Lão; 16 tia bao quanh Thiên Nhãn, chín tia tượng trưng cửu thiên khai hóa, bảy tia dưới tượng trưng thất tình: buồn, giận, mừng, vui, thương, ghét, ham muốn; những hình hoa sen, ngã sen chung quanh Thiên Nhãn tượng trưng sự tạo lập ra vũ trụ: Thiên Nhãn ở giữa là thái cực, hai côm sen trên dưới là lưỡng nghi hay âm dương, bốn búp sen hai bên là tứ tượng, tám lá sen ở giáp vòng là bát quái và 12 ngã sen là thập nhị khai thiên tức 12 con giáp. Số 12 là số riêng của Đức Chí Tôn; ngoài ra 10 bông sen tượng trưng cho thập phương chư phật (tức là cõi Niết bàn). Tóm lại các biểu tượng thể hiện ý nghĩa Đức Chí Tôn đã qui nguyên tam giáo để lập ra Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với mục đích cứu vít chúng sinh.

Có thể nói trong toàn bộ kiến trúc Tòa thánh mỗi chi tiết đều là các biểu tượng mang ý nghĩa tôn giáo sâu xa thiêng liêng.

Một phần của tài liệu 35 luan van bao cao PHƯƠNG HƯỚNG và NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ yếu (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w