b. Sự tương tự giữa giải bài tập vấn đề của HS và nghiên cứu khoa học của
2.5.2 Kho tư liệu trực quan hóa tạo điều kiện cho HS phát biểu xây dựng kiến thức, vận dụng kiến thức
thức, vận dụng kiến thức
a. Bộ thí nghiệm quang học trong trường phổ thông
Gốm các dụng cụ sau: giá quang học, các thấu kính, màn ảnh, nguồn sáng laze, vật chắn sáng, khe chắn sáng. Bộ thí nghiệm này có thể thực hiện được các thí nghiệm sau: nghiên cứu đường truyền của tia sáng qua thấu kính phân kì, thấu kính hôi tụ.
b. Các dụng cụ để thực hiện thí nghiệm “Sự lưu ảnh ở võng mạc” : Dùng một tấm bìa cứng, vẽ vào đó một mặt là con chim, mặt kia là một cái lồng. Sau đó, gắn tấm bìa đó vào trục của một cái quạt điện ( đặt quạt điện nằm ngửa lên, gắn tấm bìa theo phương thẳng đứng). Khi cho tấm bìa quay, thấy hình ảnh con chim nằm trong cái lồng.
c. Bộ thí nghiệm về đường truyền của tia sáng qua lăng kính: gồm giá quang học, các lăng kính, một nguồn sáng laze, một màn ảnh. Các dụng cụ thí nghiệm này được sử dụng khi giảng dạy bài lăng kính.
d. Các thí nghiệm ảo dùng phần mềm Optics Mar. Đây là một phần mềm tạo ra các thí nghiệm ảo rất sát thực với thực tế. Đặc biệt là ở phần kiến thức liên quan đến thấu kính, hệ thấu kính. Chúng tôi đã thiết kế ra một số thí nghiệm ảo có thể sử dụng để giảng dạy bài mới, kiểm tra kết qua của các bài tập trong sách giáo khoa hay có thể sử dụng để cho ra các bài tập mới.
e. Mô phỏng về mắt.
f. Các ảnh chụp, tranh vẽ, video clip về các dụng cụ quang học được đề cập trong chương: kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.