Thực nghiệmSự kiện
1.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong các loại bài học vật lý 1 DH GQVĐ trong bài học xây dựng kiến thức mớ
1.3.1. DH GQVĐ trong bài học xây dựng kiến thức mới
Giai đoạn 1: Giai đoạn tình huống có vấn đề (chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hóa tri thức, phát biểu vấn đề)
“Vấn đề” trong bài học xây dựng tri thức mới chính là nội dung tri thức mới. Câu hỏi phải đặt ra sao cho câu trả lời nội dung tri thức mới. Vì vậy, tình huống có vấn đề phải là tình huống được tổ chức sao cho HS đặt trước một nhiệm vụ nhận thức mà chỉ nếu chỉ bằng tri thức và kinh nghiệm sẵn có HS không thể trả lời được.
Có thể sử dụng các loại tình huống có vấn đề mà lý luận dạy học đã nêu ra như: Tình huống bất ngờ, tình huống xung đột, tình huống lựa chọn, tình huống bác bỏ, … Bằng các phương tiện dạy học như bài tập Vật lý, thí nghiệm Vật lý, chuyện kể Vật lý, các thí dụ sinh động, hấp dẫn, lý thú về ứng dụng Vật lý trong đời sống, kỹ thuật, sản xuất,… được trình bày một cách tự nhiên để HS dùng vốn tri thức kỹ năng của mình xem xét giải quyết, và công việc đã làm xuất hiện lỗ hỏng mà HS không vượt qua được, lỗ hỏng đó chính là nội dung tri thức mới. HS mong muốn giải quyết vấn đề bởi câu hỏi đặt ra thú vị ở ý nghĩa thiết thực, ở hiện tượng gần gũi quen thuộc tưởng chừng như đã hiểu rõ mà trước đó không chú ý… HS chấp nhận giải quyết vấn đề tìm ra câu trả lời mà giáo viên đặt ra. Giai đoạn giải quyết vấn đề kết thúc (cũng chính là pha chuyển giao nhiệm vụ nhận thức).
Giai đoạn 2: Giai đoạn nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết vấn đề (HS hành động độc lập tự chủ, trao đổi tìm tòi giải quyết vấn đề)
Giai đoạn giải quyết vấn đề bao gồm một chuỗi các tình huống học tập. Mỗi tình huống bao gồm các hành động kế tiếp sau: Giả thuyết → Hệ quả logic → thí nghiệm kiểm tra → kết luận. Nội dung của kết luận chính là nội dung của kiến thức mới mà bài học phải đưa lại cho HS. Giáo viên khi thiết kế bài học cần sắp đặt cấu tạo lại nội dung bài học cho phù hợp với tinh thần của DH GQVĐ sao cho mỗi đơn vị kiến thức cơ bản là kết luận của
một chu kỳ trên. Kết thúc giai đoạn giải quyết vấn đề HS tự tìm ra tri thức mới có thể trả lời cho câu hỏi đã đặt ra ở giai đoạn giải quyết vấn đề.
Giai đoạn 3: Giai đoạn cũng cố và vận dụng tri thức (Tranh luận, thể chế hóa, vận dụng tri thức mới)
Giáo viên thể chế hóa kiến thức, thông báo cho HS rằng những kết luận thu được chính là nội dung của một khái niệm, định luật hoặc một lý thuyết nào đó của Vật lý học.
Giai đoạn vận dụng tri thức mới: Kiến thức mới thu được có ý nghĩa gì? Được ứng dụng như thế nào trong khoa học, kỹ thuật và đời sống? Các tình huống mới đặt ra để HS vận dụng tri thức vừa thu nhận giải quyết vấn đề.
Theo Phạm Hữu Tòng mỗi giai đoạn nêu trên là nhiệm vụ hoạt động nhận thức của HS cần phải thực hiện, nên đã gọi là ba pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề và đã sơ đồ hóa các pha như sau:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hóa tri thức, phát biểu vấn đề
Pha thứ hai: HS hành động độc lập tích cực, trao đổi tìm tòi GQVĐ
Pha thứ ba: Tranh luận, thể chế hóa, vận dụng tri thức mới
Tình huống có vấn đề
Phát biểu vấn đề - bài toán
Giải quyết vấn đề: Suy đoán, thực hiện giải pháp
Kiểm tra xác nhận kết quả: Xem xét sự phù hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm
Trình bày, thông báo, thảo luận, bảo vệ kết quả