Cách tạo tít báo

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ bình luận bóng đá (qua khảo sát trên báo in và báo điện tử) (Trang 78 - 102)

30 Thay rồi và còn thay

3.2.1. Cách tạo tít báo

Xét về mặt thuật ngữ, mặc dù tít còn đợc gọi là đầu đề, tiêu đề, nhan đề,...

nhng tít là thuật ngữ đợc sử dụng phổ biến nhất (vốn mợn từ tiếng Pháp Titre và tiếng Anh Title). Bởi lẽ: một là, đây vừa là một thuật ngữ báo chí, lại vừa là một từ nghề nghiệp, nó đợc dùng rất quen thuộc trong làng báo Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XX. Thậm chí trong chừng mực nào đó nó còn có tính quốc tế. Hai là thuật ngữ này có khả năng phái sinh, phái sinh từ khái niệm gốc (ví dụ:

tít chính, tít phụ, tít dẫn, tít đầu trang,...) và tiện lợi cho việc gọi tên các thao tác xử lý tít (ví dụ: rút tít, đặt tít, chạy tít,...).

Nói về tầm quan trọng của tít báo, kí giả Loic Hervouet cho rằng: “Tính hấp dẫn làm cho ngay cả các độc giả lời nhất cũng cảm thấy không cỡng lại nổi ... Số phận bài báo tuỳ thuộc rất nhiều vào tít”[21, tr. 71].

Tít báo vốn là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, đặc biệt hữu dụng trong việc thu hút sự chú ý của độc giả, "níu" mắt độc giả ở lại với bài báo. Do chỗ tít là phần tồn tại tơng đối độc lập với bài, nên nó có những chức năng riêng, đặc thù: chức năng định danh thông tin. Để thực hiện chức năng này, tít phải đáp ứng ít nhất hai yêu cầu: thứ nhất, phải khái quát đợc nội dung bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ xác định, chuẩn mực, ngắn gọn ; thứ hai, phải có sức hấp dẫn. Tít báo của bài BLBĐ lại càng đòi hỏi ở mức cao những yêu cầu này.

Đối với những cây bút thể thao hoạt động trong một lĩnh vực luôn luôn có "nhiệt", chịu sức ép và sức nóng thờng xuyên thì việc tạo ra những hiệu suất tâm lý tích cực cho độc giả ngay ở tít báo quả không dễ dàng gì. Làm thế nào để tít báo là "thanh nam châm" với từ trờng cực lớn để thu hút độc giả?

Một bài BLBĐ thờng không dài. Cấu trúc của nó thờng có: Tít báo (bao gồm, tít chính và một số bài bình luận có tít dẫn, tức là "lời mào đầu nằm ngay sau tít chính"), hình ảnh và bài viết bình luận. Với đặc thù của đối tợng, tít bình luận bao giờ cũng đợc đặc biệt quan tâm. Tính sự kiện, tính nóng hổi, kịch tính luôn đợc hiển thị ngay trên tít báo.

Để hiểu rõ hơn về tít báo cũng nh nắm bắt đợc những đặc trng cơ bản của một bộ phận làm nên phong cách của những bài BLBĐ, chúng ta có thể tiếp cận

tít ở nhiều phơng diện, một trong số đó là đi từ hình thức cấu tạo để rút ra những ý nghĩa về nội dung. Trớc hết là dạng tít và cấu trúc của tít:

3.2.1.1. Dạng tít

a) Dạng tít thông báo: Tham vọng duy nhất của loại đầu đề này là cung cấp thông tin chính cho độc giả. Đầu đề này phải tóm tắt đợc toàn bộ bài báo, trả lời một cách đơn giản một trong số những câu hỏi cơ bản (Ai? Cái gì? ở

đâu? Khi nào? Nh thế nào? Tại sao?,...). Nhiều bài bình luận phải lựa chọn cẩn thận thông tin nào sẽ đa lên làm đầu đề bài báo.

Ví dụ: Có các bài bình luận dùng dạng tít thông báo nh: Tơng lai nào cho Man City?, Wayne Rooney, bao giờ mới lớn?, Lòng tự ái của Quang "còi", Dellio Rossi, ngời mở đờng, Lịch sử thuộc về Shakhtar, Drogba có thể bị phạt nặng vì mạt sát trọng tài, "Thần tài" Nista mang về 3 điểm cho Thể Công, Vòng 12 V-League: Đà Nẵng vô địch lợt đi, Hạ Sevilla, Real chỉ còn cách Barca 4 điểm, Chelsea và Arsenal thắng tng bừng,...

b) Dạng tít kích thích: Loại đầu đề này chỉ chứa một vài yếu tố liên quan đến chủ đề bài báo, mục đích chính là làm cho độc giả tò mò, muốn đọc ngay lập tức. Nó phản ánh cái thần của bài báo hơn là nội dung bài báo.

Ví dụ: 7 ngày...nín thở, Ma cũ, ma mới, Quyết thả "bom tấn", Tôn vinh một kỉ lục buồn, "Làm gỏi" Real, Liverpool ngạo nghễ tiến bớc, Phiên chợ vét..., Báo đen...rất đen, Đêm điên rồ, Quỷ giơng vuốt, Chất "quái" của Alex, "Ngáo ộp" Mourinho, Ôm hận với ngời Rome, Nốt trầm trong vũ điệu "Quỷ đỏ",...

c) Dạng tít hỗn hợp: Theo Loic Hervouet đây là loại thờng dùng nhất trong các loại báo. Đó là sự hoà nhập cả hai loại trên, tức là vừa cung cấp thông tin vừa gợi trí tò mò. Tuy nhiên, đối với báo bóng đá thì đây không phải là dạng tít duy nhất phổ biến. Tít kích thích cũng là một loại thờng gặp và để lại ấn tợng mạnh, hiệu suất chú ý cực cao của các bài bình luận.

Ví dụ: Chuyện Ronaldo và thuật đắc nhân tâm của Sir Alex, Henry cứu

Barca thoát thua trớc Valencia, Ngời hùng Juande Ramos, Vinh danh Atcenloti, Ronaldo "phun ma" ở Pride Park, Khép lại thơng vụ Ashavin,...

3.2.1.2. Cấu trúc tít

Số lợng tít báo bóng đá là rất lớn. Hàng ngày, trên các sân cỏ thế giới diễn ra hàng trăm, hàng nghìn trận bóng theo các cấp độ lớn nhỏ khác nhau. Báo chí cố gắng bắt kịp những đờng lăn của trái bóng, để mang đến cho ngời hâm mộ những cái nhìn cận cảnh, góc cạnh nhất về thế giới đang xoay quanh túc cầu. Một trận bóng đã diễn ra, đang diễn ra hoặc sắp diễn ra đều có ít nhất vài trăm tờ báo (báo in và báo mạng) trong nớc cập nhật, phân tích và mổ xẻ nó, đa ra những nhận định, dự đoán và cảm xúc của ngời viết. Theo cấp số nhân, nếu tính riêng các tờ báo tiếng Việt sẽ cho ta một con số khủng khiếp về tít báo. Do số l- ợng tít quá lớn, phân bố không đồng đều ở nhiều tờ báo nên rất khó để thống kê và miêu tả trọn vẹn. Chính vì vậy, ở đây chúng tôi chỉ cung cấp thông tin về cấu trúc tít báo dựa trên những khảo sát từ tít báo "Bóng đá", "Thể thao 24h", "Thể thao hàng ngày", "Thể thao và Văn hoá" và một số trang điện tử nh

vietnamnet.vn, new.zing.vn, ...

Khảo sát này dựa trên hơn 1000 tít. Kết quả cho thấy, cấu trúc của tít có thể là một từ, một ngữ, một câu, một kết cấu cố định, thậm chí là một kết cấu đặc biệt.

a) Tít có cấu trúc một từ: Tái xuất, Hoàn hảo, Tuyệt vọng, Thủ tục, Đòi nợ, Xong!, Khác biệt, Hấp dẫn, Buông!, Muối mặt, Khốc liệt, Gay cấn, Khó hiểu!, Cổ điển, Đe doạ, Cởi mở,... Loại cấu trúc một từ chỉ chiếm 2,42%. Điều đó có nghĩa nó là loại rất ít đợc dùng.

b) Tít có cấu trúc một ngữ danh từ: Chất "quái" của Alex, Canh bạc của Delio Rossi, Những đứa con rơi tại Bernabeu, Cuộc chơi sinh tử, Vở balê buồn, Phiên chợ ngời, Bộ mặt mới của Man City, Sự khó xử của Le guen, Cạm bẫy phơng Bắc, "Ngáo ộp" Mourinho, 3 nhiệm vụ mới,....

c) Tít có cấu trúc là một ngữ động từ: Quyết thả "bom tấn", Biệt ly êm ái, Đốt ghế, Trút giận vào "Lừa bay", Chìm trong "chảo lửa", Kinh hoàng "Quỷ đỏ", Luân chuyển...thất bại, Leo núi ở phố Núi, Đòi nợ Mèo đen, Đứng dậy sau cú vấp ngã, Hi vọng vào hàng thủ,...

d) Tít có cấu trúc là một ngữ tính từ: Bộn bề Bremen, Ưu thế M.U, Chồng chất nỗi đau, Riêng một góc trời, Vững từ móng, Đìu hiu chợ chiều, Bí ẩn một quyền lực,...

Khảo sát trên 200 tít có cấu trúc một ngữ cho ta kết quả: ngữ danh từ chiếm 55%, ngữ động từ chiếm 31%, ngữ tính từ chiếm 14%. Nh vậy, có thể thấy, trong 3 kiểu ngữ nói trên, cấu trúc ngữ tính từ ít phổ biến nhất, cũng không phù hợp với cấu trúc định danh của tít. Kiểu danh ngữ vẫn đợc dùng phổ biến hơn cả. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi lẽ, ta biết rằng, mặc dù chức năng của tít là nhằm thông tin về nội dung bài báo nhng do nó là tên bài báo nên nó phải là một cấu trúc định danh, một loại cấu trúc rất khác với cấu trúc thông báo. Cấu trúc thông báo trùng với cấu trúc của câu và thờng gồm đủ 2 bộ phận nòng cốt: chủ ngữ và vị ngữ, thậm chí cả bổ ngữ hay trạng ngữ. Cấu trúc thông báo không phải là cấu trúc đắc dụng cho tít, đặc biệt lại là tít của báo bóng đá - nơi đợc xem là "mắt thần", "lời chào mời hấp dẫn" của bài báo.

đ) Tít có cấu trúc là một câu

Do cấu trúc thông báo không phải là cấu trúc đắc dụng cho tít, đặc biệt đối với báo bóng đá nơi sự ngắn gọn, chắc gọn đợc đề cao thì số lợng tít có cấu trúc là một câu chiếm rất ít (trong đó chủ yếu là câu đơn): Đại gia "chiến" với tân binh, Thiên Trờng không có "lửa", SHB. ĐN vợt qua tất cả, Bão tố đã đến, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Bordeaur đăng quang, Đoàn kết là sức mạnh, XMCT.TH đã bớt lo, Bayer đòi lại ngôi đầu,...

Xét từ góc độ ngôn ngữ học, rõ ràng tít là một câu (nghĩa là có cấu trúc thông báo). Tuy nhiên, nếu sử dụng cấu trúc thông báo làm chủ yếu thì đồng nghĩa với việc tạo ra hàng loạt cái tít dài làm "hoa mắt" độc giả và hiệu ứng "níu" mắt ngời đọc ở lại với bài báo sẽ không còn. Với bài BLBĐ thì sự kích thích ngay từ cái nhìn đầu tiên là vô cùng quan trọng. Thế nên, tít càng phải toát lên đợc cái "nóng", cái "nhiệt", cái mới mẻ, hấp dẫn. Đó chính là yêu cầu và cũng là cái đích của những sự lựa chọn, u tiên số một cho tít báo.

Xét về một phơng diện khác, những tít có cấu trúc là một câu, chủ yếu là câu hỏi. Chẳng hạn: Ai là ai? Chỉ có 4 ngời sao, Horness?, Lốc xoáy có hơn

Ai sẽ là casscader?, Có không, chủ nghĩa công thần?, Bớc ngoặt cho ai?, Vì sao, HN.ACB sa sút?, Chuyện gì với những ứng cử viên?, Man United hiện tại đã phải là mạnh nhất?, Đêm 5/5, đoạn kết nào cho Arsenal?,...Cũng có tít là câu cảm thán: Tạm biệt Boro!, Ghi bàn sao mà khó!, Họ cần nhau!, V-League lạ thật!,... Thậm chí có cả câu cầu khiến: Phải thắng!, Hãy ngăn tôi, nếu có thể!, Hãy quên "Jogo Bonito" đi!, Barca, hãy đặt lịch sử dới chân!, "Giải khát" đi, Rooney!,...

e) Tít có cấu trúc là một kết cấu cố định

Kết cấu cố định đặc biệt hiệu quả đối với những tít cần định danh, có sắc thái biểu cảm. ở đây chính là kết cấu của một câu thành ngữ, tục ngữ, thậm chí là ca dao (chủ yếu là thành ngữ). Loại này rất phổ biến. Chẳng hạn: Sinh bất phùng thời, Tâm phục khẩu phục, Hoạ vô đơn chí, Tự đấm, tự xoa, Chậm mà chắc, Chọn mặt gửi vàng, Có thực mới vực đợc đạo, Hậu sinh khả uý, Bình cũ, rợu mới, Quá tam ba bận, Tiền nào của nấy, Lực bất tòng tâm,...

ở một nơi cần nhất sự tinh gọn nhng phải lại nói đợc nhiều, chứa đựng đợc nhiều, nơi hứa hẹn sẽ mở ra một thế giới sống động, cuồng nhiệt, có lẽ không gì hiệu quả hơn là sử dụng sự đa nghĩa của những kết cấu cố định đã có sẵn, là lời ăn tiếng nói của dân gian trong suốt nhiều thế kỉ qua. Ngày nay, ở nhiều loại hình nghệ thuật cũng nh trong các loại ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ mang phong cách văn chơng, đều rất chuộng sử dụng chất liệu dân gian làm chất liệu cho ngôn từ, hình ảnh, giai điệu, ca từ,...Đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, bản sắc văn hoá và dòng chảy thời đại. Sự kết hợp này làm sống lại những giá trị đích thực, tác động sâu sắc đến t duy và lối sống của ngời hiện đại, mang lại những hiệu ứng rõ rệt. Ngôn từ BLBĐ cũng không phải là ngoại lệ. Không chỉ tít báo sử dụng chất liệu của dân gian bằng những kết cấu cố định thành ngữ, tục ngữ, mà trong cấu trúc câu văn vẫn dùng những kết cấu có sẵn này, nơng theo đó hoặc dùng ý tứ của nó làm đòn bẩy cho ngôn từ bình luận thăng hoa, tạo cảm xúc.

Có lẽ, hầu hết các nhà báo đều cùng cách hiểu với Loic Hervouet rằng: "số phận bài báo tuỳ thuộc rất nhiều vào tiêu đề""đầu đề hấp dẫn làm cho

ngay độc giả lời nhất cũng không cỡng lại đợc" [21, tr. 151]. Nhng hầu hết các nhà báo cũng đều thừa nhận, để có đợc tít hấp dẫn cho tác phẩm báo chí của mình là điều không mấy dễ. Bởi lẽ, việc đặt tít tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trong số đó không thể không kể đến thể loại của bài báo. Thể loại của bài báo chế định mạnh mẽ đến việc đặt tít và đơng nhiên tít của thể loại nào thì thể hiện đặc trng của thể loại đó.

Chẳng hạn chỉ nhìn thuần tuý hình thức cũng thấy rõ điều đó: tít xã luận, tít phỏng vấn thờng là loại tít dài (tính về số lợng âm tiết) so với tít phóng sự, tít ký. Theo thống kê, tít xã luận dài gần 30 tiếng và nhiều trờng hợp dài hơn 30 tiếng. Tít phỏng vấn thờng cũng có độ dài lớn, có khi trên 50 tiếng. Nếu tính độ dài của tít thì không thể không kể đến tít tin. Bên cạnh những tít tin rất ngắn thì lại có nhiều tít mà bản thân nó làm thành một tin. Trong khi đó tít phóng sự và tít tiểu phẩm đợc rút gọn. Đa số tít phóng sự chỉ gồm 3-5 tiếng, thậm chí 2 tiếng, tít tiểu phẩm 1-5 tiếng. Tít bình luận và tít ký thuộc loại trung bình: khoảng 4-5 tiếng đến 10-15 tiếng. Thế nhng, mặc dù thuộc thể loại bình luận nhng BLBĐ trở nên đặc biệt hơn khi có những cấu trúc tít cực kỳ ngắn gọn, dao động từ 2-7 tiếng, chủ yếu là 4-5 tiếng. Điều này cũng nói lên một điều rằng, sự ngắn gọn làm nên sức hút ngay từ lần đầu độc giả đến với bài báo. Vô-skô-bôi- nhi-cốp và In-ri-ép đã từng đặt ra yêu cầu khắt khe đối với tít xét thuần tuý về mặt lợng "Tối đa ý nghĩa phải đợc thể hiện bằng tối thiểu từ ngữ" [21, tr. 118].

Đó là tít trên báo in. Tít trên báo điện tử thì có khác hơn. Do phơng thức cập nhật giữa báo in và báo điện tử khác nhau rất nhiều nên yêu cầu về tít báo dài ngắn khác nhau cũng dễ hiểu. Đối với báo in, khoảng cách giữa tít báo và bài viết hầu nh không đáng kể. Trong khi đó, cấu trúc các trang điện tử giống nh toà nhà hiện đại với rất nhiều căn phòng, nhiều cánh cửa. Muốn vào phòng, ta phải nhận diện đợc căn phòng ta muốn vào, gõ cửa, đúng thao tác rồi mới thâm nhập đợc. Chu trình đó đợc thực hiện bằng những cái "nhấp chuột". Hay nói cách dễ hiểu hơn, tít báo bình luận trên báo điện tử thờng đợc hiển thị dới dạng một thực đơn, tất nhiên dựa trên thực đơn đó, ngời thởng thức có thể lựa chọn. Tít là sự diễn giải khá đầy đủ về nội dung thông tin, thiên về tính chất

thông báo, thời sự cho nên tít báo điện tử bao giờ cũng dài hơn, cấu trúc câu là cấu trúc đợc dùng nhiều hơn.

3.2.1.3. Các thủ pháp đặt tít thờng gặp

Đứng trớc một rừng tít báo của những bài BLBĐ rất khó để quy loại. Và chính cái đa dạng, sinh động đến mức khó quy loại ấy lại là cái rất đáng có đối với tít. Tuy nhiên, dựa trên tiêu chí lựa chọn là các cách, các thủ pháp đặt tít để thu gom và quy loại thì chúng ta có mấy loại tít BLBĐ nh sau:

a) Loại tít có dạng câu hỏi: Sống hay tồn tại?, Vì sao, Lippi?, Wayne Rooney, bao giờ mới lớn?, Có không, biến cố Olimpico?, Có phải ai cũng có quà?, Vì đâu, Barca?, Chelsea, cách mạng hay sống mòn?, Chỉ 4 ngời sao, Horness?, Hàng thủ thì sao, Perez?, Vì đâu nên nỗi?, Có chạy thoát thân?, B- ớc ngoặt cho ai?, Barca, trí khôn của ta đâu?,..

b) Loại tít có cấu trúc quãng lặng 3 chấm giữa dòng: Khi thực tế trở nên...thực tế, Báo đen...rất đen, Luân chuyển...thất bại, Hùm xám...xịt, Khách

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ bình luận bóng đá (qua khảo sát trên báo in và báo điện tử) (Trang 78 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w