Đảng bộ huyện Yên Thành lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của đảng bộ yên thành từ 1930 đến 1945 (Trang 60 - 66)

quyền trong cách mạng tháng Tám 1945.

Trong những năm từ 1942 - 1944 khi phong trào Việt Minh phát triển mạnh ở nhiều nơi thì ở Nghệ Tĩnh, trong đó có Yên Thành, các cơ sở Đảng vẫn cha kịp phục hồi. Mặc dù vậy những tin tức về chiến thắng của Hồng quân Liên Xô, sự lớn mạnh của Việt Minh vẫn đợc truyền về Yên Thành và có tác động rất lớn dẫn đến những chuyển biến mạnh mẽ vào cuối 1944 ở Yên Thành.

Thời gian này ở trong các nhà lao ở Vinh, Lao Bảo, Nha Trang, các chiến sỹ cách mạng đã tiếp đợc cơng lĩnh, điều lệ của Mặt trận Việt Minh tăng cờng rèn luyện học tập nâng cao giác ngộ chính trị và để thấm nhuần những chủ trơng sát hợp tình hình để khỏi bỡ ngỡ khi trở lại hoạt động lúc ra tù. Những đồng chí ra tù trớc hoặc còn sót lại qua các kỳ khủng bố của giặc đã tìm cách bắt liên lạc với Việt Minh. Tháng 2/1945, đồng chí Chu Văn Biên liên lạc với đồng chí Mời Uyển sau đó về Yên Thành gặp Phan Phúc Tờng, phổ biến tinh thần của nhóm chính trị phạm vừa ở tù ra chuẩn bị xây dựng cơ sở Việt Minh ở Yên Thành. Các đồng chí về Tràng Thành, Xuân Tiêu, Ngọc Luật liên hệ với những đảng viên, cán bộ thời kỳ trớc nh Phan Duy Huệ, Võ Châu, Lê Điều và những thanh niên hăng hái thành lập nhóm Việt Minh ở Yên Thành. Tiếp đó tại Ngọc Luật, Đông Yên các đồng chí đã tập hợp đợc 20 thanh niên vào đội tự vệ cứu quốc, vừa học văn hoá, vừa tập quân sự. Nhằm chuẩn bị cơ sở cho sự ra đời đội tự vệ vũ trang cách mạng làm lực lợng nòng cốt phục vụ cho việc xây dựng chiến khu cách mạng ở Vân Tụ. Cũng trong thời gian này, các đồng chí Việt Minh ở Diễn Châu đã lên Quỳ Lăng liên hệ với một số thanh niên tích cực ở đây để chuẩn bị cho việc xây dựng chiến khu ở vùng Quỳ Lăng, Đức Hậu.

Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, sau vài giờ bọn thực dân Pháp ở Vinh đã quỳ gối đầu hàng. Phát xít Nhật đã cho giữ nguyên bộ máy cai trị từ tỉnh xuống huyện, tổng, xã. Các tổ chức thân Nhật nh “ủng hộ Việt Nam độc lập Đoàn”, “Thanh niên tiền tuyến” lần lợt mọc lên và tuyên truyền lôi kéo khắp nơi. Một số thanh niên vì mơ hồ xem đây là tổ chức yêu nớc nên đã tham gia. Trong cuộc mít tinh tại nhà Hơng Phúc Tăng (Tăng Thành) do Phạm Bổng lấy danh nghĩa “ủng hộ Việt Nam độc lập hoàn toàn” tổ chức để hoan nghênh Nhật và chính phủ Trần Trọng Kim đã có hơn 200 ngời tham dự.

Tuy nhiên sự kiện ngày 9/3/1945 đã đem lại một số thuận lợi đó là lợi dụng tình hình rối loạn các Đảng viên và quần chúng bị giam giữ trong các nhà lao hoặc vợt ngục ra ngoài hoạt động hoặc đấu tranh đòi bọn quản ngục phải trả tự do lần l- ợt ra về, trớc hết là các đồng chí ở nhà lao Vinh, Hà Tĩnh, tiếp đến là các đồng chí ở Nha Trang, Kon Tum, Lao Bảo, Buôn Mê Thuột... Gần 40 cựu chính trị phạm quê Yên Thành bị giam giữ qua các thời kỳ trở về trong thời gian này đã bổ sung cho phong trào nhiều cán bộ lãnh đạo đã kinh qua thực tế đấu tranh cách mạng đợc rèn luyện trong ngục tù đế quốc.

Trở về quê nhà trong tình cảnh vô cùng đói khó, xóm làng đang phải chịu những hậu quả nặng nề của chính sách vơ vét bóc lột của Nhật, Pháp cùng với mất mùa liên miên do thiên tai dẫn đến nạn đói năm 1945 sự khủng khiếp của nạn đói đã len lỏi đến tận những xóm nhỏ ở Yên Thành. Một số đồng chí chứng kiến cảnh đó đã có những diễn biến t tởng và tình cảm khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các cựu chính trị phạm vẫn giữ vững khí tiết, khi về đến nhà đã tìm cách liên hệ với Việt Minh để hoạt động.

Mặc dù vậy, một vấn đề đặt ra lúc này là làm cách nào để quy tụ đợc lực l- ợng cán bộ động viên qua các thời kỳ, lực lợng thanh niên trí thức và quần chúng mới giác ngộ vào một mối. Trong lúc Đảng bộ Nghệ An cha đợc khôi phục mà yêu cầu cấp bách cần phải nhanh chóng tập hợp lực lợng, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa trên phạm vi cả tỉnh và toàn huyện.

Đứng trớc yêu cầu đó của tình hình, đồng chí Nguyễn Xuân Linh đã cùng một số cựu chính trị phạm có uy tín chủ trơng thành lập Ban vận động Việt Minh liên tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh để xây dựng phong trào cách mạng ở hai tỉnh.

Ngày 19/5/1945, Hội nghị thành lập Ban vận động Việt Minh liên tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh tổ chức tại nhà đồng chí Mời Uyển ở thành phố Vinh. Hội nghị chủ tr- ơng gấp rút liên lạc với các cựu chính trị phạm và quần chúng các huyện lập các cấp bộ Việt Minh ở huyện, tổng, xã khẩn trơng chuẩn bị lực lợng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Sẵn có cơ sở từ trớc, cuối tháng 5/1945 đồng chí Chu Văn Biên về Yên Thành gặp gỡ một số đồng chí ở Xuân Tiêu, Tràng Thành, Liên Trì, Ngọc Luật tổ chức họp và phổ biến chủ trơng của Việt Minh tỉnh. Sau đó ít ngày đồng chí Chu Văn Biên đã liên lạc với đồng chí Phan Phúc Tờng tổ chức cuộc họp ở Ngọc Luật để thành lập Ban vận động Việt Minh. Hội nghị đã đề ra mấy chủ trơng lớn: nhanh chóng tập hợp lực lợng, xây dựng các hội cứu quốc, lập tổ chức Việt Minh ở từng tổng, từng làng, đấu tranh chống bọn thân Nhật đang tìm cách dụ dỗ những ngời nhẹ dạ đi theo các tổ chức “ủng hộ Việt Nam độc lập Đoàn” và “Thanh niên tiền tuyến”, không cho chúng vơ vét thóc gạo vào Vinh, không cho lý trởng các làng thu thuế vay lúa cứu đói cho dân, học tập các tài liệu Việt Minh, tổ chức tự vệ cứu quốc... Hội nghị đã cử ra Ban chấp hành Việt Minh lâm thời Yên Thành gồm có: Phan Phúc Tờng (bí th), Lê Điều, Phan Duy Huệ, Trần Khắc Thanh, Lê Công Tới.

Đầu tháng 8/1945, thế và lực của phong trào Việt Minh huyện nhà đã lớn mạnh hơn hẳn, các làng đều đã xây dựng đợc các đội tự vệ cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, hoạt động vô cùng sôi nổi. Các đội tự vệ võ trang tuyên truyền đã tổ chức đi tuyên truyền mời chính sách của Việt Minh gây thêm thanh thế cho cách mạng.

Trớc sự phát triển mau lẹ của tình hình, ngày 8/8/1945, Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh tổ chức cuộc Đại hội tại nhà Hoàng Viễn ở làng Châu Sơn (Hng Nguyên). Đại hội đã kiểm điểm tình hình xây dựng Việt Minh ở các địa phơng và bàn kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa. Đại hội đề ra nhiệm vụ gấp rút xây dựng lực l- ợng, nhất là tự vệ võ trang, thực hiện khẩu hiệu quân sự hoá toàn dân, chuẩn bị khi

thời cơ đến lập tức nổi dậy giành chính quyền. Sau khi bế mạc, đồng chí Ngô Xuân Hàm trên đờng về đến Quán Hành vào nhà đồng chí Hoàng Thị Nhã thì nhận đợc tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (14/8/1945). Thời cơ khởi nghĩa đã đến, một ngày sau, các đồng chí ở nhà cũng nhận đợc lệnh khởi nghĩa của Việt Minh Nghệ Tĩnh: “Bố trí ngay việc cớp chính quyền, lập Uỷ ban nhân dân cách mạng, không câu nệ làng trớc hay huyện trớc, các đồn lính khố xanh phải chiếm lấy, kế hoạch cớp chính quyền do các địa phơng định đoạt” [6;140-141].

Mang theo tinh thần và kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa của Việt Minh tỉnh, đồng chí Ngô Xuân Hàm đã gặp gỡ các đồng chí trong Việt Minh huyện phân công nhau về các địa phơng chuẩn bị khởi nghĩa.

Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, bọn quan lại, tổng lý từ huyện xuống làng xã nh rắn mất đầu, hết sức hoang mang lo sợ. ở các tổng, Uỷ ban khởi nghĩa tổng ra đời, phong trào phát triển hết sức rầm rộ, nhân dân ở các tổng Quan Hoá, Qua Trung, Vân Tụ, Quỳ Trạch tập trung đến đình làng thu triện bạ, sổ sách.

Vào những ngày 20, 21, 22/8/1945, mọi công việc chuẩn bị cũng nh không khí đã hết sức khẩn trơng. Các đồng chí trong Việt Minh huyện đã tổ chức họp ở làng Xuân Tiêu, lấy nhà đồng chí Phan Duy Huệ làm địa điểm liên lạc. Tham gia Hội nghị có Ngô Xuân Hàm, Phan Phúc Tờng, Phan Vinh, Phan Duy Huệ và đại biểu các tổng trong huyện. Hội nghị đã tập trung bàn kế hoạch cụ thể và bầu ra Uỷ ban khởi nghĩa, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện và định ngày khởi nghĩa.

Ngày 23/8/1945, cờ đỏ sao vàng tung bay trên chợ Dinh, truyền đơn rải khắp các đờng lớn trong huyện. Ngày 24/8/1945, tự vệ cách mạng Vân Tụ bắt trói tên bang tá Đông Yên, bộ máy chính quyền địch ở các làng hoàn toàn tê liệt, khởi nghĩa thắng lợi ở các làng Tụ Pháp, Ngọc Luật, Xuân Tiêu, Ngọc Thành, Quỳ Lăng, Giai Lạc, Xuân Lai, Đại Độ.

Sáng sớm ngày 25/8/1945, hàng vạn quần chúng mang theo cờ đỏ sao vàng, dao kiếm từ khắp càng làng xã đổ ra đờng rầm rập kéo về huyện lỵ. Đoàn Vân Tụ, Quan Hoá đứng từ sân huyện đờng dài lên tận Tràng Thành, đoàn Quỳ Trạch đờng từ ngã ba huyện sang làng Phan, đoàn Quan Trung đờng từ chợ Đón ra tận Xuân Tiêu.

Trong huyện đờng, một chiếc bàn nhỏ đặt giữa sân, chung quanh chật ních tự vệ mang vũ khí. Khoảng 9 giờ, lá cờ đỏ sao vàng đợc kéo lên tung bay trớc gió. Ba phát súng lệnh đợc bắn lên. Đồng chí Ngô Xuân Hàm thay mặt Uỷ ban khởi nghĩa tuyên bố, xoá bỏ chính quyền phát xít thực dân và mọi luật lệ của nó, tuyên bố thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện gồm có: Ngô Xuân Hàm (chủ tịch), Phan Vinh (phó chủ tịch), Phan Phúc Tờng (uỷ viên quân sự), Phan Duy Huệ (uỷ viên công an), Nguyễn Thị Kiếm Anh (uỷ viên tuyên truyền), Phan Văn Giản (uỷ viên giáo dục), Ngô Trực Trầm (uỷ viên tài chính), Phan Ân (uỷ viên kinh tế), Nguyễn Chơng (uỷ viên tiếp tế). Tri huyện Lu Văn Xân, viên tri huyện cuối cùng của chính quyền phong kiến thực dân ở Yên Thành xin đầu hàng cách mạng, chấm dứt 80 năm cai trị của chính quyền thực dân xâm lợc và hàng ngàn năm thống trị của chế độ phong kiến. Chiều hôm đó và ngày hôm sau, tất cả các làng trong toàn huyện tổ chức khởi nghĩa giành chính quyền lập Uỷ ban cách mạng lâm thời của làng.

Ngày 25/8/1945 đi vào lịch sử Yên Thành nh một mốc son chói lọi trên con đờng sự nghiệp cách mạng của huyện nhà hoà chung trong chiến thắng vinh quang của cả nớc. Kết thúc 15năm chiến đấu gian khổ dới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống anh dũng bất khuất của một làng quê thuần nông, nôi lên hoà chung vào dòng thác cách mạng của cả nớc nhấn chìm tất cả bè lũ bán nớc và cớp nớc, mở ra một chặng đờng phát triển mới cho lịch sử huyện nhà cũng nh lịch sử dân tộc.

Qua đó ta thấy quá trình khôi phục và gây dựng lại phong trào ở huyện Yên Thành gặp rất nhiều khó khăn thử thách, một phần do chính sách khủng gắt gao

của địch, một phần do sự phản bội của một số cá nhân. Điều đó đã làm cho suốt một giai đoạn cơ sở Đảng ở Yên Thành vừa khôi phục lại bị phá vỡ liên tục. Bên cạnh đó ở Yên Thành đội ngũ trí thức không đông, ngoài những cán bộ chủ chốt từ trên về gây dựng phong trào, hầu hết cán bộ ở cơ sở đều từ nông dân mà ra. Thế nhng, cùng với tinh thần chịu thơng, chịu khó cộng với lòng nhiệt thành cách mạng, các cán bộ đã hoạt động không biết mệt mỏi từ khi ra đời cho đến khi cách mạng thành công. Theo chủ trơng của Trung ơng Đảng, Đảng bộ Yên Thành đã tiến hành lãnh đạo nhân dân huyện nhà đấu tranh theo mục tiêu chung từng thời kỳ, lãnh đạo nhân dân huyện đòi dân sinh dân chủ 1936 - 1939 thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc trong thời kỳ 1939 - 1945, cùng nhân dân cả nớc khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám. Đồng thời Đảng bộ huyện cũng đã có sự linh hoạt sáng tạo để tiến hành hoạt động đấu tranh phù hợp với một huyện thuần nông với lực lợng đa số là nông dân. Chính điều đó đã đem lại những kết quả quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã giành đợc ở mỗi thời kỳ đấu tranh.

Đội ngũ cán bộ cốt cán ở huyện đợc tôi luyện trong ngục tù đế quốc và tầng lớp thanh niên đều nhiệt huyết cách mạng là những lực lợng có ảnh hởng to lớn đối với phong trào. Họ luôn là đội ngũ đi đầu đa phong trào cách mạng Yên Thành ngày một đi lên. Để rồi trải qua 15 năm đấu tranh bền bỉ, Đảng bộ huyện đã kịp thời lãnh đạo nhân dân huyện nhà, chớp thời cơ theo đúng chủ trơng của Trung - ơng Đảng tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám một cách ít đổ máu và đem lại thắng lợi giòn dã mở ra một thời kỳ lịch sử mới của huyện nhà cùng với nhân dân cả nớc.

Ngày 25/8/1945 đã đi vào lịch sử huyện Yên Thành nh một mốc son chói lọi đánh dấu sự chấm dứt một thời kỳ dài đằng đẵng nhân dân phải chịu những sự áp bức bóc lột nặng nề của thực dân phong kiến mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Khẳng định vai trò lãnh đạo của mình, để rồi từ đó Đảng bộ huyện lại đợc nhân dân tin yêu gửi gắm niềm tin và hy vọng, bắt tay vào việc xây dựng cơ sở Đảng, đấu tranh khắc phục nhợc điểm do 80 năm cai trị của thực dân Pháp và

hàng ngàn năm thống trị của phong kiến để lại, cải thiện đời sống vật chất cũng nh tinh thần, chống mọi âm mu phá hoại của kẻ thù, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, tiếp tục nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lợc nớc ta một lần nữa và đế quốc Mỹ với tham vọng bá chủ toàn cầu cùng với nhân dân cả nớc. Những chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trên các chiến trờng đều có một phần công sức và xơng máu của những ngời con quê hơng Yên Thành.

Kết Luận

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của đảng bộ yên thành từ 1930 đến 1945 (Trang 60 - 66)