của địch bảo vệ cách mạng.
So với các phủ huyện trong tỉnh, Yên Thành là huyện có phong trào phát triển tơng đối chậm. Bọn đế quốc Pháp và Nam Triều đã bắt đầu tiến hành cuộc khủng bố trắng đối với một số phủ huyện ở phía Nam thì Yên Thành cũng mới bắt đầu có phong trào, vì vậy bọn chúng đã rút kinh nghiệm đàn áp phong trào cách mạng trớc đó để đối phó với phong trào cách mạng ở Yên Thành. Do vây, từ khi nhân dân Yên Thành vừa xuống đờng đấu tranh đã gặp ngay phải sự khủng bố của chúng, và từ đó trở đi càng ngày chúng càng tăng cờng lực lợng đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân Yên Thành.
Từ tháng 10/1930, Pháp đã đa một đội lính Lê Dơng ra đóng ở huyện đờng Yên Thành để kịp thời đối phó với tình hình khi có biến. Sau cuộc biểu tình 7/2/1931, đế quốc và Nam Triều đã đa thêm một đội lính khố xanh về đóng đồn tại
Tràng Kè (Trụ Pháp), đồn này có 18 lính khố xanh do tên Kiếc (Bana) ngời Pháp chỉ huy. Tháng 3/1931 chúng lập nên đồn bang tá ở chợ Ong do Nguyễn Bá Mậu chỉ huy có 10 lính khố xanh. Ngày 10/4/1931 lập thêm đồn bang tá ở Quỳ Lăng có 5 lính do Lê Sung chỉ huy.
Song song với việc thiết lập các đội quân đàn áp, chúng còn thực hiện các biện pháp thay thế những tên cầm đầu các thôn, xã, tổng làm việc đắc lực hơn, tàn bạo hơn để tiến hành khủng bố cách mạng. Bọn hào lí ở các làng xã đã tiến hành chống phá phong trào một cách ráo riết.
Từ giữa tháng 6/1931 trở đi, bọn địch tăng cờng khủng bố, đàn áp. Cán bộ Đảng viên hoạt động trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trên khắp các nẻo đờng, lính Lê Dơng, lính khố xanh rình rập bắt bớ suốt ngày đêm. Theo sau gót giày đinh của bọn lính Lê Dơng là bọn hào lí phản động ở các làng xã lợi dụng khi phong trào cách mạng bị đàn áp đứng ra cấu kết chặt chẽ với Tây đồn, tri huyện để phá hoại cách mạng.
ở những làng cha có chi bộ Đảng và nông hội đỏ, bọn tổng lý, bang tá tổ chức canh gác nghiêm ngặt làm cho các cán bộ đảng viên không thể liên lạc, xây dựng thêm đợc cơ sở mới. ở những làng xã có phong trào, lực lợng cách mạng bị kìm kẹp rất gay gắt. Chỉ còn lại một số làng ở Vân Tụ nhờ dựa vào địa thế tự nhiên của đồi núi trùng điệp cùng sự che chở của nhân dân, đêm đêm các cán bộ vẫn đi về rải truyền đơn dọc đờng làng và đánh trống mõ trên các đỉnh núi cao. ở các nơi khác, phong trào yếu dần rồi lắng xuống.
Tháng 2/1931, đồng chí Phan Xuân Thuyên bị vây bắt ở Tràng Thành, sau đó đồng chí Lê Điều cũng bị bắt. Ngày 21/6/1931, cơ quan Huyện uỷ từ Giáp Nậy (Mỹ Thành) dời về Ngọc Luật, trên đờng đi đến Truông Lứng thì bị bọn lính đồn Trụ Pháp phục kích, đồng chí Nguyễn Thực hi sinh, đồng chí Nguyễn Hữu Dung bị bắt. Các đồng chí Nguyễn Ngoạn, Nguyễn ứng, Nguyễn Bá Du trên đờng ra Quỳ Trạch cũng bị chánh phó tổng và đoàn phu Quan Hoá vây bắt.
Đến cuối tháng 6, đầu tháng 7/1931, tình hình Yên Thành rất khó khăn, theo báo cáo của thờng vụ Tỉnh uỷ Nghệ An gửi Xứ uỷ Trung Kỳ thì đến ngày 21/6/1931, ở Yên Thành còn 18 đảng viên và 180 quần chúng trong các tổ chức. Nhng đến ngày 4/7/1931, cũng trong báo cáo gửi Xứ uỷ Trung Kỳ của thờng vụ Tỉnh uỷ Nghệ An thì ở Yên Thành, Đảng bộ chỉ còn lại 7 đồng chí, quần chúng còn lại 150 ngời, nhng bị bọn hào lý, bang tá quản thúc chặt chẽ. Nhà giam ở Huyện đờng, ở đồn Trụ Pháp chật ních tù nhân, hằng ngày bọn lính đồn Trụ Pháp đem các chiến sỹ cách mạng ra bắn tại khe Đập Làng không cần xét xử, 72 chiến sỹ cộng sản và quần chúng cách mạng đã hi sinh tại nơi này. Riêng ở Trịnh Sơn, lính đồn Trụ Pháp kéo vào làng bắt ra bắn một lúc 13 ngời [6;108].
Dù vậy, chính sách khủng bố của địch không thể tiêu diệt đợc cơ sở cách mạng. Trong những ngày cuối cùng của phong trào, Huyện uỷ Yên Thành có thêm nhiệm vụ mới là bảo vệ cơ quan Tỉnh uỷ Nghệ An từ Anh Sơn, Thanh Chơng chuyển về vùng núi Vân Tụ hoạt động. Cờ đỏ búa liềm, truyền đơn vẫn xuất hiện ở những nơi công cộng, tiếng trống, tiếng mõ vẫn vang lên trên đỉnh núi cao.
Cuối tháng 6/1931, Tỉnh uỷ Nghệ An cử đồng chí Nguyễn Trình về khôi phục lại Huyện uỷ Yên Thành. Huyện uỷ đợc củng cố gồm có: Nguyễn Trình (bí th), Lê Tiệu, Lê Điều, Nguyễn Dục, Phạm Khơng. Vùng núi ven làng Ngọc Luật, Đồng Thông đợc chọn làm căn cứ vừa bảo vệ cơ quan Tỉnh uỷ, vừa tiếp tục chỉ đạo phong trào. Trong những ngày đấu tranh gay go quyết liệt, các chiến sỹ cộng sản đã nêu gơng kiên cờng bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng.
Trong gian lao cơ cực, tình cảm của quần chúng và những ngời cộng sản càng thêm gắn bó. ảnh hởng của những ngày Xô Viết đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm t tình cảm của nhân dân. Những thửa ruộng công đợc chia, những gạc lúa đợc vay cứu đói đầy ân tình, những đêm học chữ quốc ngữ, những ngày sôi nổi biểu tình… là những kỷ niệm đẹp củng cố niềm tin trong quần chúng. Hình ảnh các chiến sỹ cộng sản hiên ngang đứng giữa pháp trờng, hình ảnh về một làng quê
mà nhân dân đợc làm chủ cuộc sống của mình là những khát vọng lớn lao, là động lực thúc đẩy, là sự nung nấu ý chí cho quần chúng tiếp tục đấu tranh.
Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, cũng nh phong trào chung của cả nớc, quá trình đấu tranh để thành lập một tổ chức Đảng thống nhất ở Yên Thành diễn ra tuần tự theo đúng quy luật của nó. Sự ra đời của Đảng bộ Yên Thành đã đánh dấu một bớc ngoặt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng huyện nhà. Vừa ra đời, Đảng bộ Yên Thành đã cùng với nhân dân bớc vào cuộc thử thách đầu tiên mà lịch sử đặt ra cho nó. Tuy còn non trẻ nhng với bản lĩnh chính trị vững vàng của một Đảng cộng sản, Đảng bộ Yên Thành đã lãnh đạo nhân dân bớc vào cuộc diễn tập đầu tiên cùng cả nớc tạo dựng nên một tợng đài bất diệt - tợng đài về sức mạnh vĩ đại của nhân dân - t- ợng đài 1930 - 1931, Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Nh vậy, Đảng bộ huyện Yên Thành ra đời trong cao trào đấu tranh chung để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam đã kịp thời lãnh đạo phong trào Xô Viết phát triển muộn màng trong tình thế khó khăn của huyện nhà. Các cuộc đấu tranh trong hai năm 1930 - 1931 tuy không sôi nổi, rầm rộ và đồng đều nh các làng xã ở Thanh Chơng, Nam Đàn, Hng Nguyên, Can Lộc, Thạch Hà… nhng ngay từ đầu đã thể hiện tính chất quyết liệt của nó, đồng thời phong trào có phần tồn tại dai dẳng và âm ỉ hơn những nơi khác làm cho địch phải lúng túng trong đối phó.
Thành quả của hai năm đấu tranh cách mạng ở Yên Thành 1930 - 1931 đã góp phần làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh long trời lở đất. Khẳng định vai trò của Đảng ta ở một vùng quê nông nghiệp với lực lợng đa số là nông dân, nó có tác dụng thức tỉnh và rèn luyện quần chúng, đặt cơ sở bớc đầu cho cả quá trình cách mạng của huyện sau này.
ChƯơng 2
Đảng bộ Yên Thành lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ 1932 - 1945.