Đảng lãnh đạo nhân dân Yên Thành giữ vững chính quyền Xô Viết.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của đảng bộ yên thành từ 1930 đến 1945 (Trang 34 - 39)

về luyện tập quân sự và học chữ quốc ngữ. Chị em phụ nữ cũng đợc tham gia bàn bạc việc làng, việc xã. Lần đầu tiên những ngời nông dân đợc chia ruộng cày, đợc cầm vũ khí bảo vệ chính quyền, bảo vệ cuộc sống của mình.

1.3.3.3. Đảng lãnh đạo nhân dân Yên Thành giữ vững chính quyền XôViết. Viết.

Sau khi ra đời, Huyện uỷ Yên Thành đợc sự tăng cờng chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ cũng đã nhanh chóng bắt kịp với hơi thở phong trào chung của cả tỉnh. Mặt khác, khó khăn của phong trào ở Yên Thành trong thời gian này là kẻ địch sau khi đàn áp phong trào Vinh- Bến Thuỷ và một số phủ huyện, chúng tập trung lực l- ợng lính lê dơng, lính khố xanh ra các huyện phía Bắc Nghệ An để đàn áp phong trào. ở nơi này không có các cuộc đấu tranh mang tính chất ôn hoà mà ngay từ đầu đã gay gắt quyết liệt. Rút kinh nghiệm đàn áp phong trào cách mạng ở các địa ph- ơng khác, bọn thực dân và phong kiến ở Nghệ Tĩnh vừa tăng cờng lợc lợng lê dơng và khố xanh về yểm trợ, vừa xây dựng lực lợng tại chỗ để đàn áp và khống chế phong trào.

Tháng12/1930 viên tri huyện Hà Văn Ngoạn bị chúng coi là nhu nhợc phải chuyển đi nơi khác, chúng đa Phan Minh Bật, một tên quan lại khét tiếng tàn bạo,

gian ác về làm tri huyện Yên Thành. ở các tổng, chúng đa những tên phản động có nhiều thủ đoạn chống phá cách mạng ra nắm các chức vụ chánh, phó tổng, bang tá tổng, bang tá xã. ở những nơi xung yếu và có phong trào mạnh, chúng đóng ba đồn lính ở Tràng Kè, Quỳ Lăng và chợ Ong. Đồn Tràng Kè do tên đội Kiếc chỉ huy, đồn Quỳ Lăng, chợ Ong do bang tá chỉ huy.

Về phía ta, ngay từ cuối 1930, Tỉnh uỷ Nghệ An đã cử nhiều cán bộ tăng c- ờng cho Yên Thành, có lúc một vài đồng chí, có lúc chuyển cả cơ quan Tỉnh uỷ ra đây trực tiếp lãnh đạo, đồng thời dựa vào vùng núi Vân Tụ làm căn cứ để hoạt động.

Huyện uỷ Yên Thành đợc củng cố thêm một bớc. Những đồng chí kiên định, dũng cảm và có năng lực chỉ đạo đợc bổ sung vào Huyện uỷ, trực tiếp làm bí th các chi bộ. Huyện uỷ chính thức do đồng chí Nguyễn Hữu Dung làm bí th đã cử các đồng chí trong huyện uỷ về các làng bám đất, bám dân trực tiếp xây dựng cơ sở Đảng, phát triển tổ chức quần chúng, lãnh đạo phong trào đấu tranh trong từng tổng, từng làng. Các đồng chí Tôn Gia Chung, Tôn Thị Quế và nhiều cán bộ Tỉnh uỷ khi thì ở Ngọc Luật, Đông Yên. Khi về Trụ Pháp, Quỳ Lăng theo dõi chỉ đạo từng cuộc đấu tranh, đi về cơ sở diễn thuyết trong các cuộc mít tinh.

Nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, nhờ tăng cờng củng cố hạt nhân lãnh đạo của Huyện uỷ và các chi bộ, bất chấp sự khủng bố của kẻ địch, phong trào đấu tranh ngày một dâng cao, sôi nổi, nhất là các cuộc đấu tranh đòi bọn hào lý trả lại một phần ruộng đất công, tiền lúa công, vay lúa các nhà phú hữu cứu đói cho dân. Nhân dân ngày càng tin tởng vào Đảng, hết lòng bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng, thôn, xã bộ nông chống lại sự đàn áp của kẻ thù.

Chỉ trong mấy tháng đầu năm 1931, gần 40 cuộc biểu tình diễn ra sôi nổi quyết liệt. ở Vân Tụ, Văn Hội, Quỳ Trạch, Quan Hoá, các cuộc đấu tranh không còn mang tính chất ôn hoà, đòi khất su hoãn thuế nh những cuộc đấu tranh năm 1930 mà mang tích chất gay go quyết liệt hơn. Quần chúng đi biểu tình có sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ Đảng, có tự vệ đỏ đi kèm mang theo gậy gộc giáo mác để

bảo vệ. Lực lợng ta và địch đối chọi nhau trong từng cuộc đấu tranh. Nhiều đảng viên và quần chúng phải đổ máu mới giành đợc quyền chủ động và phát huy đợc thanh thế.

Tiêu biểu nhất là các cuộc đấu tranh của nhân dân ở Vân Tụ. ở đây các chi bộ Đảng đã tranh thủ đợc sự chỉ đạo trực tiếp, kịp thời của Tỉnh uỷ. Các đảng viên và quần chúng cách mạng đã dũng cảm đi đầu trong các cuộc đấu tranh, có biện pháp sử dụng các lực lợng chính trị của quần chúng, lực lợng vũ trang của tự vệ nên đã duy trì đợc phong trào trong hoàn cảnh rất khó khăn. Dới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, các cuộc biểu tình đấu tranh của quần chúng liên tục diễn ra vừa tăng cờng ảnh hởng vừa góp phần xây dựng và phát triển phong trào, giữ vững chính quyền Xô Viết.

Đêm 30/12/1930, nhân dân các làng Ngọc Luật, Quảng C, Phong Niên, Ngọc Thợng, Ngọc Hạ… tập trung ở đồng Cồn Vợi (Đại Thành) để dự buổi kỷ niệm Quảng Châu công xã và nghe đồng chí Bổng - cán bộ của Tỉnh diễn thuyết về chủ trơng vay lúa cứu đói cho dân, đòi bọn đế quốc và Nam triều kiếm công ăn việc làm cho những ngời thất nghiệp. Sau đó quần chúng kéo đi tuần hành thị uy. Sau cuộc mít tinh này, dới sự lãnh đạo của các chi bộ và các Ban chấp hành xã bộ, thôn bộ, phong trào vay lúa cứu đói cho dân diễn ra liên tiếp trong huyện, nhất là các làng thuộc tổng Vân Tụ, Văn Hội và Quỳ Trạch.

Ngày 7/2/1931, tên Phan Minh Bật - tri huyện Yên Thành và bọn tổng lý tập trung nhân dân ở Chợ Kè (Trụ Pháp), ở đình Bảo Lâm (Tràng Thành) để làm lễ phát thẻ quy thuận, đồng thời để bọn quan lại ở tỉnh về hiệu dụ trấn an quần chúng. Biết đợc âm mu đó, Huyện uỷ đã chủ trơng phá cuộc tập trung này. Huyện uỷ đã bố trí một số cán bộ, đảng viên và quần chúng, bí mật đến rải truyền đơn phá rối buổi lễ. Khi buổi lễ sắp bắt đầu, tổng đốc Nguyễn Khoa Kỳ chuẩn bị hiệu dụ thì truyền đơn đợc rải khắp nơi. Xe ô tô của công sứ, tổng đốc, giám binh cũng bị nhét đầy truyền đơn. Quần chúng đợc bố trí trớc đã luồn một nắm truyền đơn vào tay tên Nguyễn Loan - một tên Công giáo chống Cộng đắc lực ở Ngọc Thợng. Khi

thấy truyền đơn cách mạng rải khắp nơi, tất cả mọi ngời dự lễ đều nhớn nhác, bọn quan lại không tài nào giữ đợc trật tự. Buổi lễ bị thất bại. Trong lúc nhốn nháo, bọn lính thấy một nắm truyền đơn từ trong tay tên Nguyễn Loan rơi ra, chúng lập tức bắt tên này lên ô tô. Cả tri huyện, tổng đốc, công sứ, giám binh phải bỏ ra về. Đến cầu Khe Ngọng, chúng bắn chết tên Loan rồi rút về Vinh. Ngay tối hôm đó, quần chúng làng Trụ Pháp kéo về thị uy, cảnh cáo tên lý trởng thôn Trịnh Sơn là Nguyễn Tùng về tội chống phá cách mạng [6;98-99].

Ngày 11/2/1931, nhân dân các làng Ngọc Thợng, Ngọc Hạ, Trụ Pháp, Quảng C, Phong Niên, Ngọc Luật biểu tình kéo lên làng Quy Hậu (Văn Hội) thị uy trấn áp tên cố đạo và tên Cửu Duật - lý trởng Quy Hậu về tội chống phá cách mạng [8;22].

Ngày 16/2/1931, đồng chí Khả, cán bộ tỉnh đi qua làng Yên Thịnh xã Đông Yên (Minh Thành) bị tên Kiểm Định bắt giam trong nhà thờ giáo. Nhận đợc tin, 7 giờ tối hôm đó cán bộ và nông hội huy động nhân dân các làng Quảng C, Ngọc Luật, Quan Chơng, Đông Yên kéo đến vây bọc làng này giải vây cho đồng chí Khả [8;22].

Ngày 17/2/1931, nhân dân các làng thuộc tổng Quỳ Trạch biểu tình thị uy kéo đến trấn áp tên phó tổng Phạm Thơi ở xã Quỳ Lăng về tội phản cách mạng nh- ng tên này đã bỏ trốn. Cuộc biểu tình có các đồng chí Lê Định, Nguyễn Trình là cán bộ tỉnh về trực tiếp chỉ huy [8;22].

Ngày 26/2/1931, tự vệ làng Thọ Đờng và Thọ Bằng bắt tên Chiểu (phó tổng Quỳ Trạch ra giải thích và giáo dục trớc quần chúng về tội doạ dẫm cộng sản và ngăn cản quần chúng đấu tranh [8;22-23].

Ngày 27/2/1931, nhân dân các làng thuộc hai tổng Vân Tụ và Văn Hội tập trung ở đồng Cây Mng (Minh Thành) nghe cán bộ tỉnh là đồng chí Bổng diễn thuyết rồi chia làm hai đoàn kéo đi biểu tình thị uy. Đoàn biểu tình tổng Văn Hội kéo đến thị uy tên Nguyễn Chơng (chánh tổng Văn Hội), còn đoàn biểu tình tổng Vân Tụ vừa kéo đến làng Quảng C thì bị lính đồn Trụ Pháp kéo đến khủng bố, năm

cán bộ, đảng viên và quần chúng đã hi sinh. Cách một ngày sau, lính đồn Trụ Pháp lại kéo đến cớp phá nhà cửa, của cải nhân dân làng Quảng C, đồng thời bắt ba lý trởng Nguyễn Thựu (Tiên Cảnh), Vơng Hứa (Quảng C), Lê Liêu (Ngọc Luật). Nhân dân ở đây đã tản c vào rừng và các làng xung quanh để tránh khủng bố [8;23].

Trớc tình hình đó, Tỉnh uỷ ra chỉ thị cho các địa phơng trong tỉnh tổ chức mít tinh, biểu tình phản đối chính sách khủng bố của đế quốc và ủng hộ nhân dân Yên Thành. Chỉ thị này đã đợc nhân dân nhiều nơi hởng ứng. Ngày 1/3/1931, 500 công nhân Nhà máy diêm Bến Thuỷ biểu tình phản đối chính sách của đế quốc đốt phá các làng ở Yên Thành.

Cũng trong ngày 27/2/1931, nhân dân các làng Cự Phú, Lộc Tại (Nam Thành), Vân Nam (Khánh Thành), Biện Yên, Giáp Ngọc (Long Thành), Liên Trì, Mậu Long, Phú Duệ (Liên Thành), Nam Thôn (Công Thành)… tập trung nghe diễn thuyết tố cáo chính sách khủng bố của đế quốc, phong kiến và kéo đi biểu tình chống khủng bố.

Ngày 28/2/1931, nhân dân các làng tổng Vân Tụ tập trung ở đồng Cơn Vội (Đại Thành), nghe diễn thuyết về việc phản đối chính sách khủng bố của đế quốc và phong kiến, rồi kéo đến làng Bạo Đồng vay lúa của địa chủ Đợc. Bang tá Quyền đa lính đến đàn áp làm một ngời chết.

Ngày 3/3/1931, nhân dân tiến hành sáu cuộc biểu tình vay lúa cứu đói diễn ra ở Trụ Pháp, Phong Niên, Ngọc Luật, Tiên Cảnh, Thợng Thôn, Yên Lơng. Cùng ngày, nhân dân Lạc Thiện (Nh Thành) biểu tình thị uy trấn áp lý trởng Nguyễn Sỹ về tội chống phá cách mạng.

Ngày 8/3/1931, thực hiện chỉ thị của Tỉnh, Huỵên uỷ Yên Thành tổ chức cuộc mít tinh ở làng Thợng Thôn (Minh Thành) để tố cáo và phản đối chính sách khủng bố của đế quốc đối với làng Quảng C và ổn định tinh thần cho quần chúng.

Ngày 19/3/1931, nhân dân Ngọc Luật, Quảng C, Phong Niên, Đồng Thống biểu tình thị uy tên Đậu Trọng Điển (chánh tổng Vân Tụ) ở làng Tiên Cảnh, Lê Doãn Xoan (phó tổng) ở làng Hữu Lễ về tội bắt cộng sản [8;24].

Sau đó quần chúng kéo đi vay lúa cứu đói. Cùng ngày tự vệ các làng Ngọc Luật, Quảng C, Phong Niên tiến hành uy hiếp tinh thần bọn lính đồn Trụ Pháp để ổn định tinh thần cho nhân dân.

Từ tháng 2-3/1931, nhân dân Ngọc Luật, Quảng C, Tiên Cảnh, Trụ Pháp, Thợng Thôn, Nam Thôn… dới sự lãnh đạo của các xã bộ, thôn bộ nông đã đấu tranh bắt bọn hào lí trả lại một số ruộng đất công để cấp cho dân.

Nhìn lại mấy tháng đấu tranh quyết liệt với kẻ địch, trớc khí thế đấu tranh của quần chúng, dới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, chính quyền Xô Viết đã ra đời ở một số làng xã. Sự ra đời của Xô Viết là đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh. Tuy mức độ hình thức và thời gian tồn tại khác nhau nhng những thành quả mà chính quyền Xô Viết ở Yên Thành đem lại là không thể phai mờ trong lịch sử cách mạng huyện nhà.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của đảng bộ yên thành từ 1930 đến 1945 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w