Sự phục hồi tổ chức Đảng 193 2 1935.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của đảng bộ yên thành từ 1930 đến 1945 (Trang 46 - 50)

Cũng nh các phủ huyện khác trong tỉnh, năm 1931 phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Yên Thành bị thực dân Pháp và Nam triều dập tắt. Giữa lúc hàng trăm cán bộ Đảng viên và nhân dân Nghệ An tham gia phong trào đang bị giam cầm trong các nhà lao thì tổ chức Vừng Hồng cha bị lộ và vẫn tiếp tục duy trì hoạt động.

Cuối năm 1932, đầu 1933, nhờ áp lực đấu tranh của nhân dân ta và để tô vẽ thêm cho bộ mặt bù nhìn của tên vua Bảo Đại du học ở Pháp về nớc, thực dân Pháp buộc phải thả một số tù chính trị, trong đó có một số quê ở Yên Thành đợc giảm án, hoặc hết hạn tù. Mặc dù trải qua nhiều cực hình tra tấn, cơ thể còn ốm yếu, về nhà thấy gia đình tan nát nhng vẫn tìm cách bắt liên lạc, gây dựng lại phong trào.

Đầu năm 1933, hai nhóm cộng sản ở Nghệ An đợc khôi phục và ra bắt liên lạc để phục hồi cơ sở Đảng. Một nhóm do các Đảng viên cộng sản Đông Dơng ở tù về bắt liên lạc hoạt động ở vùng Nghi Lộc, Vinh, Thanh Chơng. Một nhóm do các Đảng viên tiên tiến trong tổ chức Vừng Hồng bắt liên lạc với phái viên của Đông Dơng viện trợ bộ ở Xiêm về gây dựng cơ sở ở Vinh, Nghi Lộc, Anh Sơn, Diễn Châu. Vì còn mang sẵn thành kiến trong phong trào 1930 - 1931 nên hai nhóm này vẫn hoạt động riêng rẽ không liên hệ với nhau.

Đến ngày 12/9/1934, thực hiện chỉ thị của Đông Dơng viện trợ bộ ở Xiêm, nhóm cộng sản Vừng Hồng tổ chức vụ rải truyền đơn kỷ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh. Vụ truyền đơn bị bại lộ, các cán bộ lãnh đạo trong nhóm cộng sản Vừng Hồng nh Nguyễn Duy Hài, Nguyễn Thúc Hoè bị bắt, cơ quan liên lạc của nhóm này ở Vinh bị tịch thu.

Tháng 11/1934, đồng chí Ngô Tuân cán bộ của Đông Dơng viện trợ bộ về giúp Nghệ An và đồng chí Võ Nguyên Hiến, một trong những cán bộ lãnh đạo của nhóm Vừng Hồng trốn thoát đợc sau vụ khủng bố, dời cơ quan về làng Hậu Luật (Diễn Châu) để tiếp tục chỉ đạo phong trào. Từ đó cơ sở cộng sản Vừng Hồng bắt đầu phát triển rộng rãi ở các phủ huyện Tây Bắc Nghệ An. Tiếp đến các đồng chí này triệu tập Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An tại làng Hậu Luật và xuất bản báo Chuông cách mạng làm cơ quan tuyên truyền. Đồng chí Võ Nguyên Hiến đợc bầu làm bí th tỉnh Nghệ An. Tỉnh uỷ Nghệ An đợc thành lập, đồng chí Võ Nguyên Hiến liên hệ với đồng chí Võ Khởi ở Ngọc Thành lựa chọn những hội viên tích cực trong nhóm thanh niên ở đây thành lập chi bộ Đảng gồm bảy Đảng viên do Võ Khởi làm bí th.

Cũng trong thời gian này, đồng chí Nguyễn Xuân Hiên (tức Xuân Sơn), quê ở làng Liên Trì (Yên Thành) trên đờng từ nhà lao Buôn Mê Thuột về nhà đã ghé lại Hậu Luật. Nguyễn Xuân Hiên đợc gặp các đồng chí Ngô Tuân và Võ Nguyên Hiến, đợc hai đồng chí này phổ biến tình hình và giao nhiệm vụ trở về Yên Thành khôi phục lại cơ sở Đảng. Về quê nhà, Nguyễn Xuân Hiên liên lạc ngay với Phan Vinh và những đồng chí trung kiên vốn là hội viên Nông hội đỏ trong thời kì Xô Viết ở Liên Trì. Các đồng chí đã phân công nhau móc nối xây dựng các cơ sở Đảng ở Tràng Thành, Trụ Pháp, Ngọc Luật, Quan Chơng, Nam Thôn. Thời gian này, một số chính trị phạm ở các nhà lao cũng lần lợt ra tù, đây là cơ hội tốt để Yên Thành có thêm những hạt nhân khôi phục phong trào. Các cựu chính trị phạm đã liên lạc đợc với một số trí thức yêu nớc hăng hái cách mạng. ít lâu sau đồng chí Phan Vinh đợc giới thiệu đi dự lớp huấn luyện ở Hậu Luật do Tỉnh uỷ Nghệ An tổ

chức. Đầu năm 1935, đồng chí Hồ Đức Phiệt đi dự lớp huấn luyện do Đông Dơng viện trợ bộ mở ở Xiêm, đồng chí Võ Nguyên Hiến đi dự Đại hội Đảng lần thứ nhất ở Ma Cao trở về. Lúc này, Nguyễn Xuân Hiên đang hoạt động ở tỉnh.

Sau lớp học ở Hậu Luật, các đồng chí đã thành lập một chi bộ ghép của tổng Vân Tụ gồm các đồng chí Nguyễn Xuân Hiên, Phan Vinh, Lê Điều, Lăng Lai, Lê Du. Đầu 1936, chi bộ này tách thành ba chi bộ nhỏ.

Theo các đồng chí Nguyễn Xuân Hiên, Ngô Xuân Hàm, Lê Tiệu, Phan Vinh và qua điều tra xác minh ở các cơ sở thì việc phục hồi Đảng bộ ở Yên Thành từ 1935 - 1941 nh sau: Sau khi thành lập các chi bộ ở Quan Chơng, Ngọc Luật, Trụ Pháp, Nam Thôn vào khoảng cuối 1935 đầu 1936, đồng chí Lê Đình Vỹ thay mặt tỉnh uỷ ra Yên Thành triệu tập hội nghị thành lập ra Ban chấp hành huyện uỷ lâm thời gồm có: Phan Vinh (Liên Trì), Lê Tiệu (Ngọc Luật), Nguyễn Khơng (Trụ Pháp), do đồng chí Phan Vinh làm bí th [8;38-39].

Đến đầu năm 1937, thực hiện chỉ thị của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Yên Thành đã triệu tập Đại hội Đảng bộ ở đình Đá Mọc (Ngọc Luật). Đại hội đã thảo luận Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất ở Ma Cao và chủ trơng chuyển h- ớng chỉ đạo đấu tranh của Đảng ta. Đại hội đề ra nhiệm vụ trớc mắt của Đảng bộ trong tình hình mới. Hai mơi ba đại biểu dự Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành chính thức của Đảng bộ huyện gồm có:

Phan Vinh: Bí th Lê Tiệu: Phó bí th

Ngô Xuân Hàm: uỷ viên Nguyễn Khơng: uỷ viên Nguyễn Tần: Uỷ viên

Đồng chí Ngô Xuân Hàm đợc cử đi dự Đại hội toàn tỉnh. Sau Đại hội của tỉnh, đồng chí đã đợc cử vào Ban chấp hành phân cục Nghệ An gồm các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lu, Yên Thành, Nghĩa Đàn.

Sang đầu năm 1938, tình hình thế giới và trong nớc có nhiều chuyển biển mới, Đảng chủ trơng hoạt động bí mật. Đảng bộ huyện Yên Thành đợc Tỉnh uỷ đặt tên bí mật là “Đảng bộ Dơng” [8;39].

Về việc thành lập các chi bộ Đảng, đầu năm 1936, chi bộ ghép Vân Tụ đã tách thành ba chi bộ là Quan Chơng, Ngọc Luật, Trụ Pháp. Vào cuối 1936 thành lập thêm chi bộ Nam Thôn và Tràng Thành. Trớc đó một chi bộ cũng đợc thành lập vào 1935 là chi bộ Ngọc Thành. Tình hình cụ thể nh sau:

- Chi bộ Ngọc Thành: Vốn là chi bộ Vừng Hồng năm 1929, đầu 1935 đồng chí Võ Khởi về tổ chức thành lập. Chi bộ có tám Đảng viên gồm có Võ Khởi (bí th), Cao Thị Ngoan, Ngô Tình, Nguyễn Đỉnh, Trần Bá Vân, Nguyễn Niên, Võ Văn Phú, Nguyễn Bá Lợi. Chi bộ này hoạt động đến 1939 thì tan rã.

- Chi bộ Quan Chơng: Đảng viên của chi bộ này từ tháng 2/1936 đến tháng 8/ 1941 nh sau: Phạm Khơng (bí th), Lăng Lai, Nguyễn Công Tiếu.

- Chi bộ Ngọc Luật: gồm năm Đảng viên từ đầu 1936 đến tháng 8/1941 nh sau: Lê Tiệu (bí th), Lê Chuân, Lê Du, Lê Luyện, Lê Điều.

- Chi bộ Trụ Pháp: Từ đầu 1936 đến tháng 8/1941 gồm có năm Đảng viên: Nguyễn Tần (bí th), Nguyễn Khơng, Nguyễn Lơng, Nguyễn Duẩn, Nguyễn Hành.

- Chi bộ Nam Thôn: Chi bộ này do đồng chí Nguyễn Xuân Hiên và Phan Vinh thành lập vào cuối năm 1935 và đến năm 1941 thì ngừng hoạt động. Chi bộ gồm có bốn Đảng viên: Lê Toàn ( bí th), Đặng Bửu, Phan Vinh, Ngô Tâm.

- Chi bộ Liên Trì: Chi bộ này do đồng chí Phan Vinh từ chi bộ Nam Thôn trở về thành lập vào tháng 7/1938 hoạt động đến tháng 8/1941 thì tan rã. Chi bộ gồm sáu Đảng viên: Phan Vinh (bí th), Phan Đức Khớc, Nguyễn Bá Lực, Nguyễn Bá Tế, Trần Thị Lục, Nguyễn Xuân Hiên.

- Chi bộ Tràng Thành: Thành lập vào đầu 1937, gồm năm Đảng viên là Ngô Xuân Hàm (bí th), Phan Đăng Diệu, Phan Xuân Thởng, Phan Xuân Khôn, Phan Đăng Phú.

Nh vậy, từ 1935 đến 1938 ở Yên Thành đã xây dựng đợc bảy chi bộ. Việc thành lập Đảng bộ huyện và khôi phục lại các cơ sở Đảng đã có tác dụng động viên cổ vũ rất lớn quần chúng nhân dân, tạo điều kiện để chỉ đạo và lãnh đạo nhân dân bớc sang một giai đoạn đấu tranh mới.

Thực tiễn ở Yên Thành cũng nh nhiều nơi khác ở trong cả nớc đã chứng minh rằng dù kẻ địch có khủng bố gắt gao ác liệt nhng nhờ sự tin tởng tuyệt đối vào cách mạng, vào Đảng quang vinh của toàn thể dân tộc ta, nhân dân ta, phong trào lắng xuống rồi phong trào lại lên, tinh thần và sức mạnh đều ở nơi dân, điều đó đã trở thành chân lý. Sau khi phục hồi, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà lại bớc

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của đảng bộ yên thành từ 1930 đến 1945 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w