Đảng tổ chức và lãnh đạo nhân dân giữ vững chính quyền Xô Viết 1 Chính quyền Xô Viết huyện Yên Thành ra đời.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của đảng bộ yên thành từ 1930 đến 1945 (Trang 31 - 32)

1.3.3.1. Chính quyền Xô Viết huyện Yên Thành ra đời.

Từ trong máu lửa của các cuộc đấu tranh, cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng cách mạng đợc hình thành và phát triển. Theo báo cáo của đồng chí Nguyễn ái Quốc gửi Quốc tế cộng sản, cuối 1930, Yên Thành có ba chi bộ, 11 đảng viên. Qua ba tháng đấu tranh, đã xây dựng đợc bảy chi bộ với 42 đảng viên [6;101-102].

Từ sau cuộc biểu tình ngày 7/2/1931, ở Tràng Kè, Ngọc Luật, Đồng Thống, Trụ Pháp, Đông Yên, Thợng Thôn, Liên Trì, Yên Lơng, Nam Thôn, Ngọc Hạ… các Ban chấp hành xã bộ, thôn bộ nông hội đỏ hay thờng gọi là xã bộ nông, thôn bộ nông đứng ra làm chủ làng xóm đợc nhân dân tín nhiệm, ủng hộ. ở các làng này xuất hiện hai hình thức chính quyền của ta và địch song song tồn tại.

Về phía kẻ địch, bọn hơng lý các làng không hoàn toàn tê liệt, bỏ chạy nh các nơi khác mà trên danh nghĩa chúng vẫn giữ chức vụ, triện bạ, sổ sách, giấy tờ

một cách chiếu lệ, chỉ trừ lý trởng Trịnh Sơn bị quần chúng xé văn bằng và đốt cháy sổ sách. Một số tên rất sợ uy thế cách mạng. Có nơi nh Ngọc Luật, Tiên Cảnh, Quảng C, lý trởng ngả hẳn về phía quần chúng. ở Trụ Pháp cách mạng bố trí đồng chí Nguyễn Liêm ra làm lý trởng, cũng có nơi nh Quỳ Lăng, Điện Yên lý trởng ra mặt chống phá cách mạng.

Nh vậy, sang đầu năm 1931 ở nhiều vùng trong huyện chính quyền đã về tay nhân dân, hình thức quản lý bằng các xã bộ nông, thôn bộ nông là hình thức tổ chức theo kiểu nhà nớc Xô Viết đợc cán bộ lãnh đạo địa phơng áp dụng để thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo cho đời sống nhân dân, tiến hành xây dựng và phát động phong trào cách mạng trong huyện.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của đảng bộ yên thành từ 1930 đến 1945 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w