Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 1939.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của đảng bộ yên thành từ 1930 đến 1945 (Trang 50 - 54)

2.2. Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong phong trào dânchủ 1936 - 1939. chủ 1936 - 1939.

Bớc sang năm 1936 tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, chủ nghĩa phát xít ra đời và đã cấu kết với nhau trở thành một hệ thống. Trục phát xít Đức - Italia - Nhật Bản hình thành, đe doạ nền hoà bình thế giới, Đảng ta đã có những chính sách để chuyển hớng mục tiêu đấu tranh cho phù hợp.

Thời gian này, nhiều cơ sở Đảng ở Yên Thành đã đợc khôi phục. Các đồng chí đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất ở Ma Cao vừa về đến Nghệ Tĩnh. Nghị quyết của Đại hội đã đợc phổ biến kịp thời. Nghị quyết định rõ phơng hớng, nhiệm vụ trong tình hình mới và chỉ ra nội dung, phơng pháp, hình thức đấu tranh mới.

Tiếp đó, tháng 7/1936, Trung ơng Đảng họp Hội nghị và quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dơng nhằm tập hợp mọi lực lợng dân chủ tiến bộ đấu tranh chống bọn phát xít và bọn phản động thuộc địa. Hội nghị đã đề ra những hình thức đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp để đòi các quyền tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình.

Những chủ trơng, chính sách mới của Trung ơng đã có tác dụng rất lớn đối với phong trào cách mạng Yên Thành, nó kịp thời chuyển hớng nội dung và phơng

pháp cho mọi hoạt động ở địa phơng. Nhìn lại cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào ở Yên Thành chỉ bùng lên và kéo dài dai dẳng ở một số làng xã, không mở rộng ra nhiều nơi khác. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do kẻ địch kìm kẹp khống chế nhng một phần là do ta cha có ý thức thành lập một Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp rộng rãi mọi lực lợng về phía cách mạng. Dựa vào những chủ trơng mới của Đảng, Đảng bộ huyện Yên Thành đã kịp thời rút kinh nghiệm, chuyển hớng trong việc xây dựng cơ sở và phát triển phong trào. Cùng với việc phục hồi cơ sở Đảng, các tổ chức quần chúng phát triển mạnh. Tổ chức bí mật có tên Đoàn Thanh niên Tân Tiến về sau đổi tên là Thanh niên phản đế đã tập hợp các nhóm thanh niên trung kiên có kết nạp, sinh hoạt thờng kỳ, đóng nguyệt phí và phân công đoàn viên làm nòng cốt cho các tổ chức công khai nh “hội đá bóng”, “hội truyền bá quốc ngữ”. Các sách báo công khai và nhiều tài liệu của Đảng nh báo Tin Tức, báo Sông Hơng, báo Bạn Dân, báo Lao Động, báo Nhành Lúa, báo Tập Hợp, các tập sách “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh, Vân Đình, “Ngục Kon Tum” của Lê Văn Hiến... đợc phổ biến rộng rãi.

Thời gian này, đồng chí Phan Đăng Lu sau khi ở tù ra đợc phân công phụ trách phong trào đấu tranh công khai ở Huế và đợc cử vào Ban chấp hành Trung - ơng. Đồng chí đã chuyển nhiều tài liệu và tìm cách gặp gỡ một số cán bộ chủ chốt trong Huyện uỷ để truyền đạt tinh thần của Trung ơng vào phong trào cách mạng ở quê nhà. Các nhóm thanh niên Tân Tiến ở Tràng Thành, Phúc Tăng, Giai Lạc, Quỳ Lăng, Xuân Tiêu, Yên Xá, Kim Thành, Xuân Nguyên, Hào Kiệt, trờng Tiểu học Pháp Việt đã ra đời. Hoạt động của thanh niên Tân Tiến sôi nổi nhất là ở Giai Lạc, Tràng Thành, trờng Tiểu học Pháp Việt huyện và Kim Thành.

Tại Tràng Thành và Giai Lạc, dới sự hớng dẫn của các đồng chí cán bộ Đoàn thanh niên Tân Tiến của tỉnh, hai nhóm thanh niên Tân Tiến này liên hệ chặt chẽ với nhau, hoạt động khá sôi nổi bằng các hình thức phù hợp với thanh niên nh đá bóng, đọc sách báo, diễn văn nghệ... Hai nhóm này đã có ảnh hởng đến nhiều nơi khác nh Quỳ Lăng, Xuân Tiêu, Phúc Tăng... Riêng ở Giai Lạc, bên cạnh nhóm

thanh niên hoạt động theo đờng dây của Tỉnh đoàn Nghệ An, đồng chí Trần Văn Khuông học sinh trờng Thăng Long - Hà Nội về đây đem theo kinh nghiệm hoạt động công khai, hợp pháp ở Hà Nội, tiếp sức cho phong trào ở Yên Thành.

Tại Hào Kiệt, nhóm thanh niên Hậu Luật (Diễn Châu) cử ngời lên liên hệ với các học sinh lớp trên ở đây lập nhóm đọc sách báo.

Tại Tràng Thành và trờng Tiểu học Pháp Việt huyện tổ chức thanh niên Tân Tiến ảnh hởng khá sâu rộng trong học sinh và liên kết với một số hơng s ở các làng Kim Thành, Xuân Tiêu.

Ngoài việc lập hội đá bóng, phổ biến sách báo tiến bộ, nhóm này còn tổ chức sáng tác thơ, bình thơ. Những bài thơ đợc bình thờng là những bài thơ đợc chuyển từ trong tù ra. Những bài thơ này đã nói lên tâm trạng và khát vọng của tầng lớp trí thức học sinh tha thiết với phong trào cách mạng. Một số bài thơ đã có tác dụng thức tỉnh kêu gọi thanh niên đấu tranh theo các khẩu hiệu của Mặt trận dân chủ.

Về phong trào của quần chúng, dới nhiều nhận thức khác nhau, dựa vào các tổ chức công khai và nửa công khai nh hội tơng tế ái hữu, các phờng hội... phong trào đã phát triển đều khắp ở các làng, xã. Dựa vào các phờng hội truyền thống nh hội lợp nhà, mua lỡi cày, mua bát đĩa, phờng hiếu hỉ, phờng cấy, phờng cày... ngoài việc giúp đỡ lẫn nhau, Đảng bộ Yên Thành đã vận động quần chúng tham gia các cuộc đấu tranh chung. ở Ngọc Luật, Quảng C, Quan Chơng, Thanh Khê, Liên Trì, nhân dân đã dấy lên phong trào chống hào lý tham ô nhũng lãm, chiếm ruộng đất công, buộc chúng phải trả lại những phần đất mà chúng đã chấp chiếm để phân cấp cho dân cày cấy. Nhân dân ở Ngọc Luật, Liên Trì, Nam Thôn, Thanh Khê đã giành lai đợc 5 mẫu ruộng công, 15 tạ lúa và 35 quan tiền. Đồng thời quần chúng còn dùng lá trầu thay phiếu để bầu những ngời có cảm tình với nhân dân lên thay những hơng chức tham nhũng, nh Lê Kim Tình (Ngọc Luật), Nguyễn Văn (Quảng C)...

Tại Tràng Thành, Quan Chơng, Trụ Pháp, Phong Niên, Ngọc Luật nhân dân đã đấu tranh đòi bỏ biếu xén cho hơng chức và nhiều hủ tục khác ở hơng thôn. Đặc biệt ở Phong Niên còn dẫn đến ẩu đả, đánh nhau bị thơng giữa nhân dân và bọn hào lý.

Tại Quảng C, Ngọc Luật, chi bộ đã vận động những nhà cho vay nợ giảm tức xuống 2%, ở Ngọc Thành, chi bộ đã vận động chủ điền chuyển tô gánh sang tô nồi.

Tại Liên Trì, Quan Chơng,Thanh Khê các chi bộ đã tổ chức đợc ba lớp học chữ quốc ngữ. ở Liên Trì có hai lớp truyền bá quốc ngữ cho ngời lớn học, một lớp do Nguyễn Xuân An dạy, một lớp do Nguyễn Bá Huệ, Nguyễn Bá Du dạy. Cũng tại Liên Trì, chi bộ đã vận động thanh niên góp tiền mua sách báo công khai đọc để nâng cao giác ngộ chính trị.

Những hoạt động trên đã góp phần dân chủ hoá đời sống trong sinh hoạt làng xã. Cùng với những hình thức đòi dân sinh, dân chủ, vừa tự phát, vừa giác ngộ, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, các tổ chức Đảng đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh với những mức độ cao hơn, có mục tiêu mang tính chính trị rõ rệt. Trong các dịp kỷ niệm các ngày lịch sử, chi bộ đã tổ chức vận động lấy chữ ký, đòi thả chính trị phạm và quyên góp ủng hộ công nhân Trờng Thi đình công. ở Quan Chơng có 200 ngời đã ký tên và góp tiền. ở Trụ Pháp chi bộ cũng vận động đợc 50 ngời ký tên và góp đợc 30 quan tiền. ở các nơi khác nhất là nơi có tổ chức Đảng nh Ngọc Luật đều có vận động nhân dân ký tên đa cho phái đoàn Gôđa đòi thả tù chính trị. ở Quan Chơng, Trụ Pháp, Ngọc Thành đã quyên góp đợc gần 100 đồng bạc Đông Dơng ủng hộ công nhân Trờng Thi. ở Ngọc Thành chi bộ đã vận động đợc 25 đồng bạc Đông Dơng, cùng với hoạt động của các chị em phụ nữ ở nhiều nơi nh tổ chức “gánh hàng ngày xuân”, bán “Quạt hoà bình”, “mứt thân ái”, “bánh độc lập”, “kẹo tự do”... để quyên góp ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng Nhật. Ngoài ra ở Ngọc Luật, Quan Chơng, Trụ Pháp các chi bộ đã vận động nhân dân

mua vé xổ số do Tỉnh uỷ tổ chức để ủng hộ Đảng và đã có nhiều ngời hởng ứng. Thực chất các chi bộ Đảng đã đa vào các tổ chức phờng hội này một nội dung mới. Nó vợt qua tính chất phờng hội công khai cổ điển, có tác dụng tập hợp đoàn kết đông đảo quần chúng đấu tranh theo những khẩu hiệu của Đảng và đã đem lại nhiều kết quả bớc đầu.

Ngày 26/ 6/ 1939, Huyện uỷ Yên Thành tổ chức một cuộc họp tại lèn Vũ Kỳ gồm một số thanh niên ở Trờng Thành, Giai Lạp, Phúc Tăng... để bàn bạc và quyết định lập nhóm thanh niên phản đế, lấy tên là “nhóm thanh niên Phan Thanh”. Sáng 14/ 7/ 1939, nhân phiên chợ Dinh, đại diện của nhóm thanh niên Phan Thanh đã làm diễn thuyết về tình hình thế giới và trong nớc trớc hàng trăm quần chúng. Truyền đơn khẩu hiệu đợc lan truyền rộng rãi trong những ngời dự cuộc mít tinh ở cầu Dinh.

Nh vậy, qua ba năm đấu tranh trong cao trào mặt trận dân chủ 1936- 1939, cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng đợc khôi phục, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là thanh niên trí thức. Trong hoàn cảnh một huyện nông nghiệp, nông dân chiếm đa số, tuy điều kiện để tổ chức phong trào đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp khó khăn hơn những nơi có nhiều tiểu th- ơng và trí thức, nhng với thời gian ba năm khôi phục cơ sở và phong trào cùng nhân dân Nghệ Tĩnh, tổ chức các cuộc đấu tranh với những hình thức mới, nội dung mới và phơng pháp mới đã góp phần chuẩn bị cơ sở, lực lợng và trận địa cho cao trào cứu nớc rộng lớn hơn trong những năm sau.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của đảng bộ yên thành từ 1930 đến 1945 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w