Qui trình sử dụng tranh minh hoạ trong quá trình cho trẻ làm quen vớ

Một phần của tài liệu Vai trò của tranh minh họa trong quá trình cho trẻ 3 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học (Trang 36 - 41)

II. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

2. Qui trình sử dụng tranh minh hoạ trong quá trình cho trẻ làm quen vớ

tác phẩm văn học.

Trong quá trình dạy học ở trờng mầm non nói chung và quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói riêng, các đồ dùng phơng tiện trực quan là rất cần thiết và quan trọng. Trong đó đặc biệt là tranh minh hoạ. Quá trình dạy học ở trờng mầm non nói chung và quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói riêng có kết cấu và đặc trng riêng. Vì vậy chúng ta phải nhận thức rõ vai trò và cách thức sử dụng nó một cách hợp lí phù hợp với môn học này, phù hợp với lúa tuổi của các em. Để sử dụng tranh minh hoạ trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có hiệu quả cao chúng tôi nghĩ rằng cần phải có một quy trình chặt chẽ, khoa học và mang tính s phạm. Xuất phát từ những cơ sở đã nêu ở trên chúng tôi đã xây dựng một quy trình sử dụng tranh minh hoạ khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

Theo chúng tôi quy trình sử dụng tranh minh hoạ trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có thể tiến hành theo các bớc sau đây:

- Bớc 1: Xác định tranh minh hoạ cần sử dụng trong bài dạy.

- Bớc 2: Chuẩn bị tranh minh hoạ .

- Bớc 3: Đa tranh minh hoạ cho trẻ quan sát.

- Bớc 4: Tổ chức cho trẻ quan sát.

- Bớc 5: Trẻ nói lên những hiểu biết của mình sau khi quan sát.

- Bớc 6: Giáo viên chốt lại những vấn đề cơ bản trọng tâm cần cung cấp cho trẻ.

2.2. Cách thức thực hiện các bớc của quy trình:B B

ớc 1 . Xác định tranh minh hoạ cần sử dụng trong bài học:

Tranh minh hoạ nói chung và tranh minh hoạ trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại tranh minh hoạ có những nét đặc thù đặc trng và chức năng riêng biệt chứ không phải đồng nhất với nhau. Thực tế dạy học trong trờng mầm non cho thấy không có loại tranh minh hoạ nào là hoàn hảo, là vạn năng, là tối u cả. Tranh minh hoạ chịu sự chi phối của mục đích dạy học và có quan hệ hữu cơ với nội dung, phơng pháp dạy học. Vì vậy trớc khi tiến hành một bài dạy giáo viên phải xác định đợc những bức tranh minh hoạ cần và đủ để sử dụng trong bài dạy của mình sao cho hợp lí khoa học và đạt đợc kết quả cao nhất. Mỗi một tác phẩm văn học đều có mục đích, yêu cầu riêng, có nội dung, phơng pháp tiến hành khác nhau. Do đó phải xác định tranh minh hoạ để sử dụng trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải căn cứ vào mục đích, nội dung của bài dạy và các phơng pháp sử dụng trong tiết học đó. Trớc khi tiến hành một tiết dạy giáo viên phải xác định đợc mục đích, nội dung, phơng pháp tiến hành bài dạy đó. Và một việc quan trọng nữa đó là giáo viên phải xác định xem trong tiết dạy cần chuẩn bị số tranh minh

định dạy và cách sắp xếp nh thế nào cho khoa học hợp lí với trình tự nội dung của tác phẩm để thuận tiện cho việc sử dụng và tiết học đạt đợc kết quả là cao nhất. Việc xác định tranh minh hoạ cho mỗi tác phẩm văn học cũng cần phải tuỳ theo khả năng sở trờng của mỗi giáo viên, tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trờng cũng nh tuỳ thuộc vào sự phất triển tâm sinh lí và trình độ của trẻ em. Một vấn đề cần lu ý khi sử dụng tranh minh hoạ đó là cần tránh lạm dụng quá mức và cũng không đợc coi nhẹ vai trò ý nghĩa của nó. Nếu đề cao quá mà lạm dụng nó quá mức thì sẽ phản giáo dục. Hoặc nếu quá coi nhẹ vai trò của nó thì chúng ta đã để mất đi một phơng tiện dạy học hiệu quả. Vì trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học không chỉ sử dụng riêng tranh minh hoạ mà còn rất cần đến các phơng tiện trực quan phụ trợ khác nh : băng hình, đài catsets, rối, ….Có thể nói trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì chúng ta chủ yếu là sử dụng tranh minh hoạ và nó là một phơng tiện trực quan rất cần thiết.

Xác định đợc tranh minh hoạ trong các bài dạy có chính xác, có phù hợp mới nâng cao đợc hiệu quả sử dụng tranh minh hoạ, phát huy đợc hết vai trò của nó trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ em lứa tuổi mầm non.

B

ớc 2 : Chuẩn bị tranh minh hoạ.

Trên cơ sở đã xác định đợc tranh minh hoạ cần sử dụng trong các tác

phẩm văn học giáo viên bắt tay vào công việc chuẩn bị tranh minh hoạ. Sự chuẩn bị này đòi hỏi giáo viên phải tích cực tìm tòi và cả khả năng sáng tạo. Nếu nh số lợng tranh minh hoạ của nhà trờng không đáp ứng đợc kịp thời thì giáo viên phải tự làm, tự su tầm hoặc tự thuê mợn ngời khác vẽ. Để vẽ đợc một bức tranh minh hoạ thì rất công phu và tỉ mỉ. Nếu nh giáo viên không có lòng yêu nghề yêu trẻ không có tâm huyết với nghề thì khó có thể chuẩn bị đợc những bức tranh minh hoạ một cách chu đáo. Tranh minh hoạ phải đợc chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu trớc khi lên lớp. Mỗi giáo viên cần phải ý thức đợc rằng chuẩn bị tranh minh

Khi chuẩn bị tranh minh hoạ giáo viên cần xem xét, kiểm tra và sử dụng thử trớc khi lên lớp (tức là phải tập dợt trớc) để nắm đợc quy trình hoạt động và cách thức sử dụng tranh minh hoạ. Đồng thời làm sáng tỏ mục đích s phạm của việc sử dụng các bức tranh minh hoạ đó. Tranh minh hoạ vừa phải đảm bảo tính thẩm mĩ, tính s phạm, vừa phải đảm bảo đợc tính khoa học.

B

ớc 3 : Đa tranh minh hoạ ra cho trẻ quan sát.

Bớc này đợc giáo viên thực hiện trong giờ giảng bài. Theo tiến trình bài dạy giáo viên xác định rõ lúc nào cần sử dụng tranh minh hoạ và sử dụng tranh minh hoạ nào để phù hợp với trình tự nội dung của tác phẩm văn học.

Tranh minh hoạ phải đợc đa ra đúng lúc, đúng thời điểm cần thiết nhất để cho trẻ quan sát. Tranh minh hoạ để sử dụng có hiệu quả cao nếu nó đợc xuất hiện đúng vào lúc nội dung và phơng pháp dạy học cần đến. Giáo viên chỉ nên đa tranh minh hoạ cần thiết nhất vào lúc đó để trẻ quan sát và theo dõi nội dung tác phẩm văn học. ở bớc này cần lu ý một điều là không nên đa tất cả tranh minh hoạ ra cùng một lúc, làm nh vậy sẽ làm cho sự chú ý của trẻ bị phân tán.

B

ớc 4 : Tổ chức cho trẻ quan sát.

Đây là bớc trọng tâm quyết định trực tiếp đến hiệu quả của việc sử dụng

tranh minh hoạ. Tranh minh hoạ không chỉ là một phơng tiện minh hoạ cho lời giảng của giáo viên mà nó còn là nguồn tri thức phong phú và sinh động. Do vậy giáo viên mầm non cần phải biết cách tổ chức cho trẻ quan sát, khai thác kiến thức từ tranh minh hoạ. Lúc này trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học không chỉ qua lời kể của giáo viên mà còn đợc quan sát những hình ảnh tơng ứng. Vì vậy trẻ sẽ tiếp nhận tác phẩm văn học một cách dễ dàng và hiệu quả. Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giáo viên mầm non cần định hớng cho trẻ quan sát tranh minh hoạ một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm để dần hình thành những biểu tợng ban đầu cho trẻ. Trong quá trình cho trẻ quan sát có sự tham gia của nhiều giác quan thì những biểu tợng đợc hình thành càng sâu sắc,

minh hoạ theo trình tự lôgic nội dung của tác phẩm văn học nhằm định hớng cho trẻ tự quan sát, khai thác tranh minh hoạ để lĩnh hội tri thức mới. Đồng thời giáo viên cần giải thích rõ mục đích quan sát, gợi mở định hớng cho trẻ quan sát bằng hệ thống câu hỏi lôgic, khoa học phù hợp với lứa tuổi. Tức là hệ thống câu hỏi giáo viên mầm non đa ra ở đây phải theo trình tự lôgic của nội dung tác phẩm văn học, sắp xếp hợp lí, mạch lạc, không rời rạc và đồng thời câu hỏi đa ra phù hợp với trẻ hớng cho sự phát triển của trẻ đến vùng phát triển gần nhất .

B

ớc 5 : Trẻ tự nói lên những hiểu biết của mình về tranh minh hoạ sau khi đã quan sát .

Sau khi đã cho trẻ quan sát giáo viên tạo cơ hội cho trẻ nói lên những hiểu biết của mình về bức tranh. Khi một trẻ nói thì cô giáo phải ổn định đợc lớp để các cháu khác lắng nghe ý kiến của bạn để có thể nhận xét bổ sung. Giáo viên cũng phải theo dõi để dẫn dắt gợi ý cho các cháu trình bày một cách lôgic rõ ràng, mạch lạc và đúng hớng nhằm đạt đợc mục đích quan sát đã đợc xác định từ trớc. Kết quả mà các em quan sát đợc các em sẽ tự trình bày và có sự hớng dẫn gợi mở của cô. Đó là những nhận xét, kết luận ban đầu của bản thân các em về tranh minh hoạ. Cô giáo cần tôn trọng những ý kiến của trẻ và gợi mở, dẫn dắt các em tìm tòi những tri thức mới từ tranh minh hoạ theo đúng mục đích quan sát và mục đích của bài dạy. Cô giáo cần lấy nhiều ý kiến của các em để tổng hợp lại kiến thức và cũng là để phát huy đợc tính tích cực hoạt động nhận thức của trẻ. Tuy nhiên cũng cần lu ý đến dung lợng thời gian cho phép của một tiết học. Vì thời gian cho một tiết học ở mẫu giáo rất ngắn. Do đó giáo viên cần phải chú ý đến điều này để đảm bảo lợng kiến thức đem đến cho trẻ. ở bớc này giáo viên tạo điều kiện làm cho mọi trẻ đợc nói lên hiểu biết của mình. Thứ nhất là để kiểm tra tri thức của trẻ, rèn tính mạnh dạn cho trẻ. Và thứ hai đó cũng là điều kiện để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ em.

B

Từ những kết quả quan sát mà trẻ đã trình bày giáo viên khái quát lại toàn bộ vấn đề cơ bản trọng tâm đã đợc tìm hiểu. Những vấn đề đợc giáo viên chốt lại chủ yếu là những tri thức cần khai thác từ tranh minh hoạ theo mục đích quan sát đã đề ra. Khi chốt lại những vấn đề cơ bản, trọng tâm cô giáo nên dùng ngôn ngữ sao cho cô đọng, súc tích, mạch lạc, rõ ràng để trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu. Từ đó giúp trẻ nắm chắc đợc phần nào nội dung của tác phẩm văn học đó.

Một phần của tài liệu Vai trò của tranh minh họa trong quá trình cho trẻ 3 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w