Nhận xét về kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng internet trong dạy học chương từ trường vật lý 11 trung học phổ thông luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 74 - 83)

IV. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT GIẢNG Kết luận chương

3.5.2.Nhận xét về kết quả học tập của học sinh

Để so sánh, nhận xét chính xác kết quả học tập của hai nhóm TN và nhóm ĐC, chúng tôi tiến hành xử lí kết quả của các bài kiểm tra theo phương pháp thống kê toán học.

Với các mẫu khảo sát là tổng số bài kiểm tra n của mỗi nhóm, ta tiến hành:

− Lập bảng thống kê tần số xuất hiện ni của điểm số Xi và vẽ biểu đồ phân bố điểm số.

− Lập bảng phân phối tần suất pi (%) ( ) và vẽ biểu đồ phân phối tần suất của điểm số Xi .

lũy tích của điểm số Xi .

− Lập bảng các tham số thống kê gồm:

 Điểm trung bình của bài kiểm tra:

 Phương sai mẫu hiệu chỉnh: )

 Độ lệch mẫu hiệu chỉnh: . [8], [12]

Kết quả xử lí thống kê các bài kiểm tra

Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số Xi của bài kiểm tra

Nhóm Số HS Số bài KT Số học sinh đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 67 134 0 3 8 20 38 28 19 14 3 1 ĐC 65 130 0 10 18 23 36 20 12 11 0 0

Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm số của nhóm TN và ĐC

Từ bảng 3.1 và hình 3.1, ta nhận thấy ở các điểm dưới trung bình (Xi < 5) thì số HS của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC nhưng ở các điểm trên trung bình (Xi ≥ 5) thì số HS nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Đặc biệt, ở nhóm ĐC không có HS nào đạt điểm 9 và 10.

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất

Nhóm Số HS Số bài KT Tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 67 134 0.0 2.2 6.0 14.9 28. 4 20.9 14.2 10. 5 2.2 0.7 ĐC 65 130 0.0 7.7 13.8 17.7 27.7 15.4 9.2 8.5 0.0 0.0

Hình 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất của nhóm TN và ĐC

Hình 3.2 cho thấy ở cả hai nhóm TN và ĐC, tỉ lệ số học sinh đạt điểm 5 là cao nhất và xấp xỉ bằng nhau. Tuy nhiên, với những điểm dưới 5, đường biểu diễn của nhóm TN thấp hơn nhiều so với nhóm ĐC, đặc biệt thấy rõ ở các điểm yếu kém 2, 3. Ở những điểm trên 5 thì đường biểu diễn của nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC, ta thấy rõ ở các điểm trung bình - khá 6, 7.

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích

Nhóm Số

HS

Số

bài Tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 67 134 0.0 2.2 8.2 23.1 51.5 72.4 86.6 97.1 99.3 100

Hình 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích nhóm TN và ĐC

Từ bảng 3.3, ta thấy tỉ lệ % HS dưới trung bình ở nhóm TN là 23,1%, ở nhóm ĐC là 39,2%. Do đó, tỉ lệ % HS trên trung bình là ở nhóm TN là 76,9% cao hơn nhiều so với tỉ lệ 60,8% ở nhóm ĐC. Hình 3.3, ta thấy đường biểu diễn phân phối tần suất lũy tích của nhóm TN nằm dưới đường biểu diễn của nhóm ĐC chứng tỏ HS nhóm TN đạt nhiều điểm cao hơn so với HS nhóm ĐC.

Bảng 3.4. Bảng các tham số thống kê Nhóm Số bài KT Điểm TB của bài KT ( ) Phương sai ( ) Độ lệch (S) TN 134 5.60 0.62 0.79 ĐC 130 4.91 0.67 0.82

Bảng 3.4 cho thấy điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm TN là 5,60 (trên mức 5,00) cao hơn so với nhóm ĐC là 4,91 (dưới mức 5,00). Phương sai và độ lệch S của cả hai nhóm đều có giá trị nhỏ cho thấy sai số trong chọn mẫu thực nghiệm là nhỏ và điểm trung bình các bài kiểm tra của các nhóm là đáng tin cậy.

Như vậy, ta có thể nhận xét sơ bộ rằng kết quả học tập của nhóm TN là cao hơn nhóm ĐC. Tuy nhiên, để tránh kết luận sai lầm, chúng tôi thực hiện kiểm định giả thiết thống kê. [8], [12]

− Giả thiết không H0: “Sự khác nhau của điểm trung bình cộng giữa hai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhóm TN ( ) và ĐC ( ) là không có ý nghĩa, tức ”

− Giả thiết đối H1: “Điểm trung bình cộng nhóm TN cao hơn điểm trung

bình cộng nhóm ĐC, tức ” (kiểm định một phía).

Do hai nhóm TN và ĐC có phương sai bằng nhau với mức ý nghĩa 0,10 (xem phụ lục 5) nên ta sử dụng đại lượng kiểm định là:

Trong đó:

là số bài kiểm tra của nhóm TN và ĐC. là phương sai nhóm TN và ĐC.

Từ bảng phân phối Student, với mức ý nghĩa α và bậc tự do

f = ta tìm được giá trị T = Tα( ). − Nếu T< Tα: chấp nhận H0 − Nếu T ≥ Tα: Bác bỏ H0 chấp nhận H1. [12] Kết quả ta có : Sp = 0,80 và T = 6,98. Chọn mức ý nghĩa α = 0,05 với bậc tự do f = 134 + 130 - 2 = 262, tra bảng ta được: Tα = 1,64.

Vì T >Tα nên bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận H1. Ta kết luận được rằng điểm trung bình của HS nhóm TN cao hơn điểm trung bình của HS nhóm ĐC với mức ý nghĩa 0,05 (độ tin cậy 95%). Do đó, kết quả học tập của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC. Nói cách khác, việc khai thác và sửdụng Internet vào trong dạy học chương “Từ trường” thực sự mang lại hiệu quả.

Kết luận chương 3

Các kết quả quan sát và các số liệu thống kê từ quá trình thực nghiệm sư phạm là cơ sở để chúng tôi khẳng định những hiệu quả của việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học chương “Từ trường” vật lí lớp 11, cụ thể như sau:

− Các tiến trình dạy học được đề xuất đã đáp ứng được mục tiêu hàng đầu của đổi mới PPDH vật lí hiện nay, đó là tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Với một môi trường thông tin đa phương tiện, HS được vận động, được tự do khám phá thông tin qua các hình ảnh, video, mô phỏng,… Từ đó, các khái niệm, đại lượng, hiện tượng và định luật vật lí được hình thành một cách tự nhiên, gần gũi với HS.

− Internet với Website hỗ trợ dạy học đã làm giảm sự phụ thuộc của HS vào GV trên lớp học, tạo ra một môi trường học tập tự do về không gian và thời gian.

− Tuy vất vả ban đầu trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho các bài học như khai thác tư liệu từ Internet, xây dựng Website hỗ trợ dạy học, thiết kế các tiến trình dạy học và các bài giảng trên máy tính,… nhưng bù lại GV rất nhẹ nhàng trong giờ giảng lên lớp học. GV không còn mất nhiều thời gian để huyên thuyên thuyết trình hay cắm cúi viết bảng như một trung tâm phát thông tin vào đầu HS mà GV chỉ cần định hướng thông tin cho HS xử lí để hình thành nên kiến thức.

− Với cơ sở dữ liệu dạy học đã được xây dựng, GV dễ dàng chuẩn hóa và hoàn thiện thêm để có thể sử dụng tốt hơn cho các năm học sau.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã gặt hái được một số kết quả sau: 1. Đề tài nghiên cứu đã góp phần làm rõ, bổ sung và củng cố thêm cơ sở lí luận của việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học để đổi mới PPDH, cụ thể là khai thác và sử dụng Internet trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS và nâng cao chất lượng dạy và học vật lí phổthông.

2. Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học chương “Từ trường” vật lí 11. Từ đó, chúng tôi có những định hướng cụ thể để khắc phục những khó khăn trên, đặc biệt là những định hướng trong việc sử dụng CNTT để hỗ trợ hoạt động dạy và học phần kiến thức này.

3. Với các tư liệu dạy học đa phương tiện được khai thác từ Internet, chúng tôi tiến hành biên tập lại cho phù hợp với chương trình, SGK vật lí 11 và đối tượng HS Việt Nam. Từ đó, chúng tôi tiến hành xây dựng Website hỗ trợ dạy học chương “Từ trường”. Website hỗ trợ dạy học là một công cụ để HS bước đầu làm quen với việc sử dụng Internet vào trong hoạt động học tập. Website hỗ trợ dạy học định hướng HS trong việc tìm kiếm và xử lí thông tin trên Internet để chuẩn bị bài học cũng như ôn tập, củng cố kiến thức.

4. Các tiến trình dạy học và các bài giảng điện tử của 2 bài học chương “Từ trường” Vật lí 11 được chúng tôi xây dựng trên cơ sở sử dụng nguồn tư liệu dạy học đã khai thác từ Internet và Website hỗ trợ dạy học chương “Từ trường”.

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề ra ban đầu. Việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học chương “Từ trường” có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các đối tượng HS đang theo học chương trình vật lí 11 THPT.

các kết quả nghiên cứu thực sự đi vào hiện thực, chúng tôi có những đề xuất như sau:

− Trường học phải được trang bị đầy đủ các phòng chức năng với đầy đủ máy vi tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh,… Tốc độ của đường truyền Internet phải được cải thiện hơn nữa.

− Thư viện nên có hệ thống máy vi tính kết nối Internet tốc độ cao để phục vụ nhu cầu nghiên cứu và học tập của GV và HS.

− GV được bồi dưỡng thêm về các kiến thức CNTT để có thể ứng dụng tốt vào công tác chuyên môn.

Kết quả của đề tài có thể ứng dụng và phát triển tiếp theo những hướng sau đây:

− Nếu điều chỉnh lại các tiến trình dạy học thì nguồn tư liệu dạy học đã khai thác từ Internet và Website hỗ trợ dạy học chương “ Từ trường” cũng có thể sử dụng tốt đối với đối tượng HS theo học chương trình vật lí 11 nâng cao.

− Đề tài có thể mở rộng phạm vi ra các chương, phần kiến thức khác trong chương trình vật lí phổ thông.

− Website tĩnh của đề tài có thể nâng cấp thành Website động để có thể bổ sung thêm nhiều tính năng hơn như dễ dàng cập nhật thông tin, tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm vật lí giúp HS tự kiểm tra đánh giá, tạo diễn đàn (forum) trao đổi giữa GV và GV, GV và HS, HS và HS,… làm phong phú thêm nội dung Website hỗ trợ dạy học.

− Hình thức khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí ngoài sử dụng dịch vụ www, chúng ta có thể kết hợp sử dụng thêm các dịch vụ thông tin khác của Internet như Email, Chat, Video Conference như một công cụ giao tiếp hiện đại giữa thầy và trò, trò và trò. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng internet trong dạy học chương từ trường vật lý 11 trung học phổ thông luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 74 - 83)