Trên Internet, các tư liệu dạy học được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau (cá nhân tự làm, các công ty phần mềm giáo dục, các trường, …) nên chất lượng cũng rất khác nhau. Thông thường, để tăng tốc độ
duyệt Web, các nhà cung cấp làm giảm tối đa dung lượng các tư liệu nên chất lượng cũng bị giảm sút theo. Mặt khác, ngôn ngữ và các kí hiệu trong các tư liệu dạy học thường là tiếng Anh. Đó là một rào cản rất lớn đối với GV lẫn HS Việt Nam. Nếu trực tiếp sử dụng tư liệu bằng tiếng Anh trong dạy học có thể làm nản lòng, giảm niềm đam mê hứng thú của nhiều HS do những khó khăn về ngoại ngữ. Do đó, việc biên tập lại các tư liệu dạy học sao cho phù hợp đối tượng HS phổ thông và điều kiện thực tế ở Việt Nam là hoàn toàn cần thiết.
Các bước biên tập các tư liệu dạy học:
▪ Bước 1: Lựa chọn tư liệu
Các tư liệu đa phương tiện dạy học vật lí phải thỏa mãn các tiêu chuẩn như: phù hợp, gần gũi với nội dung chương trình, SGK hiện hành; chất lượng không quá kém, hình ảnh và video khi chiếu bằng Projector trong lớp học thì tất cả các HS có thể quan sát rõ.
▪ Bước 2: Thực hiện biên tập, chỉnh sửa tư liệu (nếu cần)
Việc chỉnh sửa các tư liệu nhằm nâng cao chất lượng của tư liệu. Công việc biên tập, chỉnh sửa tư liệu gồm có:
− Việt hóa các hình ảnh, Flash animations hay Java applets dạy học. Nghĩa là, ngôn ngữ hiển thị trên các tư liệu dạy học phải là tiếng Việt. Chuyên nghiệp hơn, chúng ta có thể tham khảo ý tưởng của các tư liệu nước ngoài để tạo lại tư liệu dạy học của chính người Việt. Hiện nay đối với địa chỉ tìm kiếm google có phần dịch các trang web sang tiếng Việt có thể giúp ích khá nhiều cho giáo viên và học sinh trong việc truy cập vào các trang web tiếng anh và biên tập lại các tư liệu dạy học khi cần thiết.
− Cắt, ghép, thêm phụ đề, chú thích cho các đoạn phim video thí nghiệm, video minh họa.
− Chuyển đổi định dạng các tư liệu sang các định dạng phổ biến (gif, jpg, mpeg, wmv,…).
dụng như: Photoshop, Acdsee, Paint (xử lí hình ảnh); Adobe Premiere, Blaze Media Pro, Camtasia Studio (biên tập, chỉnh sửa video); Total Video Converter (chuyển đổi các định dạng file audio/video); Sothink SWF Decompiler, Macromedia Flash (biên dịch file Flash .swf, lập trình Flash); DJ Java Decompiler, JDK, Jbuilder (biên dịch các gói Java applets .class, hỗ trợ lập trình Java); …
▪ Bước 3: Sắp xếp tư liệu vào các thư mục hợp lí
Việc sắp xếp các tư liệu dạy học vào các thư mục hợp lí sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc tra cứu và sử dụng sau này. Có thể phân loại, sắp xếp các tư liệu dạy học theo định dạng tài liệu hoặc theo các chủ đề nội dung kiến thức của chương trình, SGK. Chẳng hạn, nếu sắp xếp theo định dạng tư liệu, ta có thể chia ra các thư mục Images (chứa hình ảnh), Videos (chứa phim video), Flash Animations (chứa hoạt hình Flash),… Nếu sắp xếp theo chủ đề nội dung kiến thức, ta có thể chia ra các thư mục CoHoc (các tư liệu về cơ học), NhietHoc (nhiệt học), DienTu (điện từ), QuangHoc (quang học), VLHN (vật lí hạt nhân),… Có thể phân tiếp các thư mục con trong các thư mục này. Ta cũng có thể phối hợp cả hai cách sắp xếp trên để tạo ra một hệ thống thư mục sao cho tiện lợi nhất cho việc sử dụng và phát triển thêm tư liệu sau này.