TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng internet trong dạy học chương từ trường vật lý 11 trung học phổ thông luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 58 - 64)

Thời gian dự kiến: 2 tiết học. Các hoạt động được phân chia chỉ mang tính tương đối.

Đặt vấn đề của bài học “Ta đã biết sự tồn tại của điện trường. Vậy còn từ trường là gì ? Tồn tại ở đâu ?...”

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nam châm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nêu câu hỏi 1trong phiếu học tập: “Bằng cách nào để có thể nhận biết được một nam châm ?” (Có thể nêu thêm các câu hỏi phụ: Cực từ của nam châm là gì ? Mỗi nam châm có bao nhiêu cực từ ? Có thể chia tách các cực từ của nam châm không ? Vật liệu nào có thể làm nam châm ?).

- Nêu tiếp câu hỏi 2 “Các nam châm có tương tác với nhau không ? Nếu có thì tương tác như thế nào ?”

- Nhận xét, kết luận.

Trả lời các câu hỏi (có thể sử dụng máy vi tính truy cập các hình ảnh, thí nghiệm ảo từ trang web hỗ trợ dạy học chương “Từ trường” để minh họa câu trả lời).

- Ghi bài

Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ tính của dòng điện và tương tác từ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nêu câu hỏi 3: “Dòng điện và nam châm có

tương tác với nhau không ?”

Có thể gợi ý trả lời bằng 2 video thí nghiệm

Quan sát thí nghiệm, nhận xét và trả lời câu hỏi (lưu ý: HS có thể thể chủ động xung phong trảlời trước các câu hỏi, dùng các thí nghiệm để minh họa, chứng minh câu trả lời)

tại website hỗ trợ dạy học Videos/tuongtactu.htm

Nêu câu hỏi 4 “Các dòng điện có tương tác

với nhau không? Nếu có thì tương tác như thế nào trong trường hợp các dòng điện đặt song song nhau?” Có thể gợi ý HS trả lời bằng các

hình ảnh và video ở địa chỉ trên.

Dẫn dắt HS: “các tương tác vừa khảo sát đều

gọi là tương tác từ” và nêu câu hỏi 5 “Tương tác từ là gì ?” => Khái niệm lực từ.

Hệ thống lại kiến thức

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Ghi bài

Hoạt động 3: Hình thành khái niệm từ trường

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nêu câu hỏi 6 “Điện trường tồn tại xung quanh điện tích. Còn từ trường tồn tại ở đâu? Biểu hiện cụ thể sự tồn tại của từ trường là gì?”. Dẫn dắt HS trả lời câu hỏi từ các tương tác từ ở trên => nêu định nghĩa từ trường. - Nêu câu hỏi 7 “Để phát hiện điện trường, người ta dùng điện tích thử. Còn để phát hiện sự tồn tại của từ trường, người ta làm như thế nào ?”.

- Nghe gợi ý, tham khảo SGK, trả lời câu hỏi đã chuẩn bị và ghi bài.

- Trả lời câu hỏi, chứng minh câu trả lời bằng thí nghiệm, hoặc minh họa bằng các mô phỏng Java, Flash,…

Câu hỏi 8: “Hướng của từ trường được quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ước như thế nào?” có thể minh họa thêm

bằng hình ảnh/ mô phỏng.

Tham khảo SGK, trả lời, ghi bài

Hoạt động 4: Xây dựng mô hình đường sức từ của từ trường

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nêu câu hỏi 9 “Để biểu diễn về mặt hình học sự tồn tại của điện trường, người ta dùng khái niệm đường sức điện. Còn để biểu diễn về mặt hình học sự tồn tại của từ trường, người ta dùng khái niệm gì ?”.

- Nêu câu hỏi 10 “Đường sức từ là gì? Chiều của đường sức từ được quy ước như thế nào?”. Gợi ý HS trả lời bằng các video, ví dụ:

Nhận xét => định nghĩa đường sức từ.

- Câu hỏi 11 “Làm thế nào để quan sát hình

dạng các đường sức từ của từ trường xung quanh một thanh nam châm hay xung quanh một dây dẫn có dòng điện?”. Có thể minh họa

thêm câu trả lời của HS bằng hình ảnh.

-Trả lời câu hỏi.

- Quan sát, tham khảo SGK, trả lời

Ghi bài

Trả lời câu hỏi, làm thí nghiệm chứng minh đối với nam châm.

- Cho các ví dụ đường sức từ qua câu hỏi 12 “Từ trường xung quanh nam châm, xung

quanh dòng điện thẳng dài và xung quanh dòng điện tròn được xác định như thế nào? (Hình dạng của các đường sức từ và chiều của đường sức từ được xác định ra sao?)”.

Gợi ý HS trả lời bằng cách cho HS quan sát hình ảnh/video thí nghiệm từ phổ và các mô phỏng Flash để xác định chiều đường sức từ. Ví dụ:

Nhận xét, kết luận.

- Cho HS quan sát lại các đường sức từ, nêu câu hỏi 13 “Đường sức từ có những tính chất

gì?”

Kết luận

- Quan sát, nhận xét, đưa ra các quy tắc xác định chiều đường sức từ xung quanh nam châm, dòng điện thẳng dài và dòng điện tròn. Thảo luận nhóm và trình bày kết quả(HS được GV trao quyền sửmáy vi tính nếu cần). Ghi bài.

- Quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi.

Ghi bài

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu câu hỏi 14 “Xung quanh Trái Đất có

tồn tại từ trường không ? Nếu có thì từ trường của Trái Đất có đặc điểm như thế nào? (Các đường sức từ có dạng như thế nào? Có giống với dạng từ trường nào mà em đã biết ?)”. Gợi ý HS trả lời bằng các mô phỏng trên Flash/ Java và các hình ảnh, ví dụ:

Nhận xét, minh hoạt thêm và kết luận.

- Quan sát, tương tác với mô phỏng, thảo luận, trình bày kết quả

Ghi bài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 6: Vận dụng, củng cố kiến thức

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Gọi từng HS trả lời lần lượt các câu của bài tập sau:

Các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai ?

1. Từ trường tồn tại xung quanh hạt mang điện đứng yên.

2. Đường sức từ là những đường mà tiếp tuyến của nó tại mỗi điểm trùng hướng Nam-Bắc của kim nam châm thử đặt tại điểm đó.

3. Đường sức từ của nam châm có chiều đi vào cực Bắc và đi ra cực Nam.

4. Đường sức từ của dòng điện thẳng dài là

những đường

tròn không đồng tâm và có chiều tuân theo quy tắc nắm tay phải.

5. Trong không gian có từ trường, hai đường sức từ có thể cắt nhau.

6. Mặt Bắc của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào thấy

dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt Nam thì ngược lại.

7. Từ trường Trái Đất có dạng tương tự như từ trường của một thanh nam châm.

Hoạt động 7: Giao nhiệm vụ về nhà

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS trả lời và giải các câu hỏi, bài tập trang 124 SGK.

- Dặn dò HS ôn lại bài học và chuẩn bị phiếu học tập bài 20.

- Ghi lại nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng internet trong dạy học chương từ trường vật lý 11 trung học phổ thông luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 58 - 64)