Biên tập và xây dựng nguồn tư liệu dạy học chương “Từ trường”

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng internet trong dạy học chương từ trường vật lý 11 trung học phổ thông luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 42 - 49)

Với nguồn tư liệu đã download, ta lựa chọn lại các tư liệu “Từ trường” sao cho phù hợp, gần gũi nhất với nội dung chương trình, SGK và thực tiễn Việt Nam. Ví dụ, nên lựa chọn các video thí nghiệm tương tự như các thí nghiệm được mô tả trong SGK để có thể hỗ trợ, minh họa tốt hơn cho bài giảng.Tiếp theo là công việc biên tập lại các tư liệu. Công việc này cần sửdụng các phần mềm chuyên dụng để có thể chỉnh sửa lại các đối tượng trên tư liệu như: việt hóa các ngôn ngữ thể hiện trên các tựa đề, text, nút điều khiển,…; thay đổi màu sắc của đối tượng làm cho nó rõ ràng, sắc nét hơn; thêm phụ chú, hướng dẫn làm cho tư liệu dễ hiểu, dễ sử dụng hơn;… Các tập tin tư liệu phải chuyển về những định dạng thống nhất để tiện cho việc quản lí, tra cứu dữ liệu. Ví dụ, đối với hình ảnh thì sử dụng định dạng là gif, jpg;

còn video thì sử dụng định dạng wmv. Đây là những định dạng nén phổ biến mà nhiều máy tính có thể đọc được mà không cần cài đặt thêm các phần mềm hỗ trợ. Đối với các tập tin Flash (.swf), máy tính phải được cài Plug-in Adobe Flash Player cho trình duyệt Web. Ngoài ra, cách đặt tên tập tin sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ quản lí. Ví dụ, một tập tin hình ảnh từ phổ của dòng điện thẳng dài có thể đặt là tupho_dd_thang.jpg,…

Các tư liệu dạy học chương “Từ trường” được sắp xếp vào thư mục “Tư liệu Từ trường”. Trong “Tư liệu Từ trường” có 3 thư mục con là Hình ảnh, Video, Flash và Java dùng để chứa các tư liệu về điện trường, từ trường. Mỗi thư mục con ở trên đều chứa các thư mục *_Images, *_Videos, *_FlashAnimations và *_Applets để lưu trữ các tư liệu tương ứng là hình ảnh, video, Flash và Java applets.

Dưới đây là kết quả tìm kiếm và biên tập một số tư liệu dạy học chương “Từ trường”:

− Một số hình ảnh trước và sau khi biên tập (hình 2.2, hình 2.3)

Trước khi biên tập Sau khi biên tập

Hình 2.2. Quy tắc nắm tay phải xác định từ trường của dòng điện chạy qua ống dây hình trụ

Trước khi biên tập Sau khi biên tập Hình 2.3. Từ trường Trái Đất

− Một video thí nghiệm của Oersted sau khi biên tập với phụ chú được thêm vào để thấy rõ hơn tiến trình của thí nghiệm (hình 2.4)

Hình 2.4. Video mô tả lại thí nghiệm của Oersted

Hình 2.5. Video về màn cực quang

− Video thí nghiệm mô tả từ phổ của thanh nam châm hình chữ U

Hình 2.6. Video từ phổ nam châm chữ U

− Một số Flash animations tương tác trước và sau khi chỉnh sửa, biên tập lại bằng phần mềm Macromedia Flash

• Flash khảo sát từ trường của dòng điện thẳng dài (hình 2.5): Trước khi biên tập

Sau khi biên tập

Hình 2.7. Flash khảo sát từ trường của dòng điện thẳng dài Flash khảo sát từ trường của thanh nam châm (hình 2.6):

Sau khi biên tập

Hình 2.8. Flash khảo sát từ trường của thanh nam châm

− Java applets thí nghiệm lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện (hình 2.9):

Trước khi biên tập

Sau khi biên tập

(Nguồn: www.walter-fendt.de/ph14e/lorentzforce.htm)

Hình 2.9. Java applets thí nghiệm lực từ

− Kết hợp Java applets với JavaScript trong mô phỏng khảo sát các dạng từ trường khác nhau (hình 2.10):

Trước khi biên tập

Sau khi biên tập

(Nguồn: www.schulphysik.de/java/physlet/applets/magnet2.html)

Hình 2.10. Mô phỏng khảo sát các dạng từ trường

Các tư liệu sau khi biên tập có thể hỗ trợ rất tốt cho hoạt động nhận thức của HS. Vấn đề là làm sao từng HS đều có thể tiếp cận được nguồn tư liệu này không những trong lớp học mà còn ngoài lớp học. Do đó, cách tốt nhất là GV sử dụng Internet để thực hiện công việc này, cụ thể là xây dựng một Website hỗ trợ dạy học dựa trên nguồn tư liệu dạy học đã khai thác.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng internet trong dạy học chương từ trường vật lý 11 trung học phổ thông luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w