Đời sống tinh thần

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh từ năm 1992 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 69 - 115)

5. Đóng góp của luận văn

3.3.2.Đời sống tinh thần

Sự giao lưu, tiếp xúc qua quá trình nhập cư cùng với nét văn hóa của cư dân Bãi Vọt xưa đã tạo nên một sự giao thoa của nền văn minh đô thị trong lòng xã hội truyền thống đã làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân

Hồng Lĩnh cũng có nhiều thay đổi theo xu thế văn minh đô thị và văn hóa nông thôn mới.

Đến nay toàn Thị xã đã có trên 90% nhà văn hoá thôn, xóm, khối phố, 45,2% cổng làng, 67 đội văn nghệ, 7 đội thông tin lưu động, 74 câu lạc bộ VHVN-TDTT, 40 tủ sách, 60 khối phố, làng văn hoá, 34/67 khu dân cư tiên tiến, 4 phường, xã và 28 đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, trường học đạt danh hiệu phường, xã, đơn vị văn hoá, 4 điểm bưu điện văn hoá. Phong trào hoạt động các dòng họ trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư, toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ngày càng có hiệu quả thiết thực, các phong trào TD-TT phát triển đều khắp thị xã với số người tập luyện thường xuyên đạt 34%, gia đình thể thao đạt 28%, có 42 Câu lạc bộ thể thao [12, 12].

Mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân ngày càng được nâng cao. 100% khu dân cư trên toàn thị xã được phủ sóng phát thanh truyền hình; 100% người dân được nghe đài, 95.5% được xem truyền hình; có 43 máy điện thoại/100 hộ dân; các thôn xóm, khối phố đều có báo Nhân dân và báo Hà Tĩnh, phong trào đọc và làm theo báo Đảng được mọi tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.

Các lễ hội truyền thống được gìn giữ, phát huy thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và giáo dục truyền thống như: Lễ báo ân danh nhân văn hoá Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ (phường Đậu Liêu); lễ Phật đản Chùa Thiên Tượng; Lễ hội đua thuyền truyền thống (phường Trung Lương); Lễ hội kéo co tại đền Song Trạng (phường Đức Thuận), hát Sắc bùa (xã Thuận Lộc)…

Công tác xây dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, văn hoá truyền thống trên địa bàn ngày càng được cấp uỷ, chính quyền quan tâm.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có sự chuyển biến rõ nét. Việc cưới hiện nay cơ bản đã trở thành nơi sinh hoạt

văn hoá lành mạnh; việc tang được tổ chức trang trọng, nghĩa tình, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa với đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận”, các hủ tục như: lăn đường, khóc mướn, bắt tà, trừ ma, bày cổ ăn uống linh đình (phường Đậu Liêu, Đức Thuận) đã được hạn chế dần. Lễ truy điệu dâng hương, hoa, đưa tang, an táng tiết kiệm, gọn nhẹ, chu đáo. Các phường, xã đều mua sắm xe tang, đồ tang, trống kèn thuận tiện cho gia đình tang chủ. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội người cao tuổi, Hội bảo thọ và các đoàn thể được phát huy.

+ Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Thị xã Hồng Lĩnh là một miền quê mang vẻ đẹp đặc trưng của đất Việt, với núi Hồng, sông La, với biết bao tráng ca huyền thoại của hàng ngàn năm thấm đẫm từng vỉa tầng văn hóa, trải qua các cuộc chiến tranh dựng và giữ nước, con người Hồng Lĩnh luôn đứng vững vươn lên trong mưa bom lửa đạn và thử thách khắc nghiệt của thời gian. Đại đa số người dân theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ, thờ các vị thần đất, táo quân nên trông bất kỳ gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên và bàn thờ thần. Ngoài ra, một bộ phận người dân theo nghề kinh doanh, buôn bán thường hay đi lễ tại các chùa, đền trong vùng, trong tỉnh mỗi dịp đầu xuân để cầu an cầu lộc, cầu tài. Đặc biệt ở Hồng Lĩnh những người mẹ trẻ mới sinh con đầu lòng thường sắm lễ đến Điện Vân Chàng (Đức Thuận) để gửi gắm, cầu mong cho con mình hay ăn chóng lớn, gặp nhiều may mắn trong tương lai.

Ở Thị xã Hồng Lĩnh hiện nay có hơn 500 tăng ni, phật tử và 2000 đồng bào công giáo. Song hành với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, công tác tôn giáo luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm.

- Phật giáo:

Hiện trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh có 7 ngôi chùa đang từng bước được tôn tạo, trong đó, chùa Thiên Tượng, phường Trung Lương được xếp hạng là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Chùa Long Đàm (phường Đức

Thuận), chùa Đại Hùng (phường Đậu Liêu) được xếp hạng là di tích văn hóa cấp tỉnh. Chùa Cực Lạc, chùa Móc, chùa Tiên Sơn đang từng bước được chỉnh trang, trùng tu sau sự tàn phá của chiến tranh, loạn lạc và những chính sách không phù hợp đối với công tác tôn giáo của các chính quyền địa phương trước đây và từng bước đi vào sinh hoạt.

Ban hộ tự các nhà chùa và Phật tử luôn đoàn kết gắn bó cùng nhau xây dựng ngôi nhà chung của Phật giáo ngày càng phát triển bền vững. Hàng

tháng, hàng quý ban đã tổ chức cho các phật tử tập “Thọ bát quan trai”, nghe

giảng giáo lý nhà phật và từng bước xây dựng đội ngũ kế cận để làm công tác hướng dẫn phật sự những lúc vắng thầy trụ trì. Sau những buổi lễ, những thời tụng kinh, Đại đức đã dành nhiều thời gian thuyết giảng giáo lý cơ bản của nhà phật, giảng giải cụ thể về các phần kinh thường tụng trong ngày nhờ đó phật tử hiểu sâu rộng về giáo pháp, giới luật và quy chế nhà phật của phật giáo truyền thống nên đông đảo phật tử và bà con nhân dân hết sức phấn khởi.

Đồng hành với đời sống của chúng sinh, gắn việc đạo với việc đời, cứ vào dịp đầu xuân năm mới tại chùa Long Đàm trụ sở Ban Đại diện phật giáo thị xã tổ chức chương trình gặp mặt đầu xuân với các học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, các trường nghề về quê vui tết. Với chương trình phong phú đậm nét phật giáo, Đại đức Trưởng ban đã dành nhiều thời gian nói chuyện, trao đổi về phật pháp nhằm giúp cho giới trẻ hiểu thêm về trung - hiếu – lễ - nghĩa hỗ trợ cho các em nhận thức đầy đủ về đạo đức lẽ sống, nhằm hoàn thiện nhân cách của chính mình. Thời gian qua Đại đức cũng đã tổ chức quy y cho gần 500 phật tử gần, xa và lập phương danh cấp thẻ phật tử cho tất cả phật tử các chùa trên địa bàn Hồng Lĩnh.

Tuy cơ sở vật chất còn hạn chế, nhưng Ban Đại diện phật giáo thị xã Hồng Lĩnh cũng đã động viên phối hợp chặt chẽ cùng với ban hộ tự và phật tử các chùa tổ chức vệ sinh nhằm đảm bảo môi trường sạch sẽ, thoáng đãng. Trang trí điện phật, nội thất đầm ấm, trang nghiêm. Không khí hành lễ của các

chùa đều trang trọng trong truyền thống phật giáo và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Hàng năm Ban đều có kế hoạch sắp xếp lịch tổ chức dâng sớ cầu an cho từng chùa một cách khoa học.

Thực hiện lời dạy của Đức Phật “Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng

dường chư Phật” ban đại diện phật giáo đã vận động phật tử gần xa, các nhà hảo tâm làm tốt công tác từ thiện nhân đạo quyên góp được hơn 7 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công để tôn tạo lại các chùa, nâng cấp đường giao thông, mua sắm đồ thờ cúng, góp phần chia sẽ những khó khăn cho chúng sinh. Trong trận lũ lịch sử năm 2010 các nhà chùa trên địa bàn đã kết hợp chặt chẽ với các đoàn cứu trợ của Phật giáo các tỉnh bạn về tặng 350 suất quà trị giá gần 100 triệu đồng cho các địa bàn bị ngập úng, lũ lụt (tại Thuận Lộc, Trung Lương, Đức Thuận, Bắc Hồng). Đại Đức Thích Chánh Thành đã đã tặng xe lăn cho người tàn tật, các gia đình thương binh, người có công với cách mạng chia sẻ phần nào khó khăn trong cuộc sống thường ngày của họ.

Để góp phần xây dựng Giáo hội và quê hương, Phật giáo Hồng Lĩnh đang nguyện chung sức đồng lòng đoàn kết hòa hợp hoàn thành tốt các chương trình Phật sự đã đề ra cũng như mọi hoạt động xã hội tại địa phương. Ban trị sự tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn phật sự, làm tốt công tác quy y cho phật tử, đào tạo đội ngũ kế cận, nâng cao chất lượng sinh hoạt ở các chùa. Mặt khác tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa để xây dựng cơ sở hạ tầng

đáp ứng nhu cầu của bà con phật tử xa, gần, thực hiện tốt phương châm “Đạo

pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Một trong những thắng cảnh và là nơi sinh hoạt tôn giáo của nhân dân Hồng Lĩnh và khách thập phương đó là Chùa Thiên Tượng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Chùa Thiên Tượng thuộc xã Trung Lương, nằm trên ngọn núi Thiên Tượng do Đại Đức Thích Chánh Thành làm trụ trì. Chùa được dựng vào đời Trần, vốn là một thắng cảnh đẹp, đã có nhiều tao nhân mặc khách đến và để lại những bài thơ nổi tiếng. Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV) trong bài "Sơn hành" có câu:

“Hương Tượng phong cao môn bắc địa Ðồng Long hải khoát hộ nam chinh”..

.

Nghĩa là:

Hương Tượng núi cao có chùa là cửa đất bắc Thế rồng vượt biển phù trợ cuộc nam chinh

Vua Thiệu Trị khi ra Bắc đã ghé vào vãn cảnh chùa và đề thơ khắc vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bia đá bài Vịnh Hồng Lĩnh:

Cửu thập cửu phong thứ đệ bài, Tằng tằng trữ lập vọng thôi ngôi.

Triền già Hương Tích kim do tại Cơ chỉ Trang Vương sự dĩ khôi Dã hạc tương truyền thê đỉnh thượng

Chinh hồng phản vị trước danh lai. Sầm khâm điệp chướng liên thiên bích.

Bản lĩnh vân phong, bản lĩnh khai"

(Thiệu Trị - Tam niên - Thập nhị nguyệt - Ngự đề) Bài thơ được cụ Võ Hồng Huy dịch như sau:

Chín chín non cao khéo sắp bày, Tầng tầng thẳng đứng tựa thành xây

Chùa chiền Hương Tích nay còn đó Nền móng Trang Vương trước phải đây

Chim kể đầu non bầy hạc đậu Tiếng đồn trên nhỏn vạt hồng bay

Non cao trời thắm liền xanh giải Nửa núi thanh quang, nửa núi mây.

Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (thế kỷ18) khi đến thăm chùa đã viết:

Trải xem thế giới khắp ba nghìn Ðồi một là đây chốn Tượng Thiên

Ánh ỏi chim ca, vang tiếng kệ Nhặt khoan tiếng suối, tỏ rừng thiền.

Ðến đầu thế kỷ 19, chùa Thiên Tượng vẫn là ngôi chùa đẹp, là chốn u tịch, thâm nghiêm, nhưng vào năm Ất Dậu 1885, sau biến cố kinh thành Huế, vua tôi Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng, Hương Khê phát động phong trào Cần Vương thì vùng Hồng Lĩnh cũng trở thành nơi hoạt động chống thực dân Pháp. Vì vậy, thực dân Pháp đã cho đốt chùa và tàn phá chùa thành phế tích. Ðến năm 1901, Tổng đốc An Tĩnh là Ðào Tấn đã cho trùng tu xây dựng lại chùa. Chùa Thiên Tượng có thượng tịnh, hạ tịnh, có Lưu Ðức tháp và Thạch Sơn tháp, trong chùa có chuông Ðại Hồng và nhiều tượng Phật có giá trị nghệ

thuật cao. Khuôn viên chùa chừng 150.000 m2 được giới hạn bởi hai suối lớn

(suối Bắc và suối Nam) cả hai đều bắt nguồn từ đỉnh Thiên Tượng mà hợp thành. Ðường lên chùa được xếp đá công phu theo từng bậc như thang đá. Từ chùa nhìn xuống thị xã Hồng Lĩnh đẹp như một bức tranh. Nhân dân Hồng Lĩnh đã và đang làm hết sức mình để bảo vệ và khai thác các giá trị của di tích một cách tốt nhất phục vụ việc phát triển kinh tế, xã hội và du lịch.

- Thiên Chúa giáo.

Trên địa bàn thị xã có giáo xứ Tiếp Võ được thành lập từ năm 1914 gồm có 4 họ giáo: Tiếp Võ, Ninh Võ, Phúc Lộc và Vạn Trai (nay là Yên Thịnh). Năm 1979 theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, 3 giáo họ Tiếp Võ, Ninh Võ và Phúc Lộc được cấp đất xây dựng nhà thờ tại Khối 7 phường Nam Hồng ngày nay và trở thành giáo xứ mang tên Tiếp Võ. Năm 1995 giáo hộ Yên Lạc thuộc xứ Kẻ Tùng (Đức Thuận) sát nhập về Tiếp Võ. Qua chặng

đường hình thành xây dựng và phát triển cùng Thị xã đến nay giáo xứ Tiếp Võ có 2.035 giáo dân với 3 giáo họ, từ năm 2002 khi hạt Can Lộc được thành lập thì Tiếp Võ là giáo xứ sở hạt. Nhà thờ giáo xứ được tạo lạc trên khuôn

viên khoảng 5000m2 nằm giữa trung tâm của khối 6 phường Nam Hồng, là

nơi đồng bào công giáo hàng ngày đến hành lễ.

Đồng bào công giáo của giáo xứ chủ yếu làm sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẽ. Người công giáo Hồng Lĩnh luôn phát huy truyền thống đoàn kết tích cực lao động sản xuất làm giàu chính đáng. Do mạnh dạn đầu tư các mô hình trồng trọt, chăn nuôi nên trong xứ, họ giáo không còn hộ đói, tăng hộ khá, giàu. Nhờ thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cùng với sự động viên hỗ trợ về mọi mặt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự năng động của bà con giáo dân nên đời sống của bà con ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đến nay, trong tổng số 414 hộ giáo dân của thị xã có 102 hộ giàu, có thu nhập 72 triệu đồng/năm trở lên. Số hộ nghèo năm 2008 là 108 hộ chiếm tỷ lệ 11,8%, đến cuối năm 2011 còn 61 hộ. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tỷ lệ các hộ đồng bào công giáo đăng ký đều đạt trên 95%, kết quả bình xét cuối năm 2011, 86,3% số hộ đăng ký đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, đồng bào công giáo còn thực hiện tốt công tác quốc phòng an ninh, hòa giải trong nhân dân. Công tác từ thiện, nhân đạo luôn được đồng

bào công giáo trên địa bàn chú trọng với tinh thần của đức Chúa “thương

người ta bằng mình vậy”, đồng bào công giáo đã ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” trên 15 triệu đồng, ủng hộ các quỹ bảo trợ trẻ em, đồng bào bão lụt, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ làm 22 nhà ở cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Giáo xứ, giáo họ đã vận động mỗi người công giáo cần phải chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, 7 giáo dân được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tích cực tuyên truyền, vận động bà con giáo dân thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động, đặc biệt

là phong trào “Xây dựng xứ, họ tiên tiến, gia đình công giáo gương mẫu” gắn

với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Với tinh thần “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”, "Sống tốt đời, đẹp đạo", những thành tích đạt được của đồng bào Công giáo đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân của địa phương ngày càng vững chắc.

+ Sinh hoạt văn hóa, lễ hội

- Lễ hội Đô Đài và trò "Đình Đụn "

Đô đài ngự sử Bùi Cầm Hổ (1390-1483) sinh ra và lớn lên tại xã Đậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liêu huyện Thiên Lộc, nay thuộc thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân

từ một người chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan ngự sử triều

nhà Lê. Thời gian du học ở Thăng Long, nhân đứng ra làm minh chứng cho vụ án "cháo lươn" được công luận cho là người có tài, tuy chưa đi thi, song triều đình đặc cách trọng dụng. Ông đã từng giữ chức Ngự Sử, An vũ sứ Lạng Sơn, hai lần đi sứ Trung Quốc, thăng Tham tri chính sự, trải thờ 3 triều vua thời Lê sơ. Khi về nghỉ ở quê, ông đã có nhiều đóng góp xây dựng quê hương Đậu Liêu như đắp đập ngăn khe đưa dòng nước từ núi Hồng Lĩnh về đủ tưới

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh từ năm 1992 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 69 - 115)