5. Đóng góp của luận văn
3.2. Công tác Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Những ngày đầu thị xã mới thành lập điều kiện y tế còn nhiều thiếu thốn, nhân dân Thị xã khi ốm đau phải đi Bệnh viện Đức Thọ, Bệnh viện Can Lộc hoặc Bệnh viện Việt Nam - Ba Lan ở thành phố Vinh- Nghệ An, đường sá xa xôi, đi lại rất vất vả, mà nhiều khi chỉ là những bệnh thông thường, ở tuyến trạm xá cũng có thể xử lý được. Để đỡ một phần khó khăn vất vả cho nhân dân. Được sự khuyến khích, giúp đỡ của lãnh đạo các cấp và ngành y tế, lãnh đạo Thị xã quyết định vận động nhân dân đóng góp xây dựng mạng lưới trạm xá cơ sở để giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Với chủ trương kêu gọi sự quyên góp công, của để xây dựng Trạm xá được phát động, nhân dân đã hưởng ứng rất tích cực, vì đây là một chủ trương đúng đắn, khi thành công sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi nhà. Để sự đóng góp có hiệu quả hơn, lãnh đạo các địa phương đã quy định ai đóng góp đều nhận phiếu thu, phiếu thu này có giá trị như một chúng nhận cho việc đã đóng góp xây dựng trạm xá và cũng như một giấy ưu tiến cho khám, và chữa bệnh sau này. Chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, cùng với cách làm sáng tạo, phong trào đóng góp xây dựng trạm xá đã thu được kết quả tốt đẹp, hầu hết các hộ dân đều đã tình nguyện đóng góp. Sau khi xây dựng được một thời gian, do yêu cầu của sự phát triển của tình hình và thực tế đòi hỏi ngành y tế đã cho thành lập Trung tâm y tế Hồng Lĩnh (ngày 29/4/1992), đến tháng 8/2008 thì được tách thành Bệnh viện Đa khoa Hồng Lĩnh và Trung tâm y tế dự phòng Hồng Lĩnh.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Lĩnh trải qua 20 năm xây dựng và phát triển với biết bao thăng trầm, những ngày đầu thành lập phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời kỳ bao cấp chuyển sang thời kỳ hạch toán kinh doanh, điều
kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn; cơ sở vật chất lạc hậu, đội ngũ y bác sỹ trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế. Nhưng được sự quan tâm đầu tư của Sở y tế Hà Tĩnh, sự lãnh đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền thị xã, sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là với ý chí quyết tâm từ không đến có của đội ngũ thầy thuốc, với tinh thần vượt khó vươn lên của đội ngũ y, bác sỹ đã tạo động lực quan trọng cho Bệnh viện đã thực hiện tốt trọng trách của mình và đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, khẳng định vai trò trong chăm sóc và điều trị sức khỏe cho nhân dân, cũng như phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ và phát triển sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn và vùng phụ cận.
Hàng năm Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho hàng ngàn lượt người đến khám và điều trị. Để làm tốt được việc khám, chữa bệnh cho nhân dân Bệnh viện đã chú trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cùng với việc đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học.
Với 11 khoa, 3 phòng chuyên môn được bố trí trong 3 dãy nhà cao tầng và 1 dãy nhà cấp 4, Bệnh viện có 130 giường bệnh và trang thiết bị tương đối đầy đủ, phục vụ khám và điều trị cho bệnh nhân. Đội ngũ Y, bác sỹ hiện nay có 154 cán bộ, công chức trong đó, trên đại học: 12 người; (2 thạc sỹ, 10 Chuyên khoa I ); Đại học: 21 người (BS: 12, DS: 1, ĐH khác: 4, Cử nhân:4 ); Đảng viên: 64; cán bộ: 71 người [43, 84-85]. Nhờ có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sỹ có tay nghề cao mà Bệnh viên đã giải quyết có hiệu quả các bệnh nhiễm trùng, cấp cứu thành công nhiều ca tai nạn, tự tử, chấn thương... áp dụng thành công một số kỹ thuật hiện đại như: chụp cắt lớp vi tính CT scanener, mổ nội soi u xơ tiền liệt tuyến, mổ Phaco...
Hiện nay, đã khởi công dự án xây dựng bệnh viện mới với quy mô 300 giường bệnh, tổng đầu tư hơn 300 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, được quy hoạch trên diện tích 10,8ha hướng đến xây dựng bệnh viện trọng điểm phía bắc Hà Tĩnh nhằm đáp ứng ngày càng cao trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Bên cạnh đó hoạt động của Trung tâm y tế dự phòng thị xã cũng đã tập trung thực hiện tốt công tác phòng, chống các dịch bệnh; công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh lao động, vệ sinh trường học, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống sốt rét, chăm sóc sức khỏe sinh sản được quan tâm; chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho các trạm y tế phường, xã trên địa bàn hoạt động tốt. Chỉ đạo các trạm Y tế phường, xã nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân tại cơ sở. Không để dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn, tăng cường công tác phòng dịch tại cơ sở. Tăng cường công tác giám sát và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra chất lượng thực phẩm, chống nhiểm độc hóa chất bảo vệ thực vật. Không ngừng đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố, nhà hàng, các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn; điều tra và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, các bệnh truyền nhiễm gây dịch đặc biệt là trong mùa lụt bão, điều kiện vệ sinh an toàn lao động, điều kiện vệ sinh trường học, các bệnh xã hội, HIV/AIDS; tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh.
Hệ thống trạm y tế phường, xã hoạt động hiệu quả. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND phường, xã. Việc phát huy các nguồn lực, tiếp cận với các chương trình dự án một cách thường xuyên, nên nhiều địa phương đã tạo được nguồn lực phục vụ cho công tác xây dựng chuẩn về y tế.
Cán bộ trạm y tế phường, xã và nhân viên y tế khối phố, thôn xóm thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ thông qua các chương trình tư vấn truyền thông, lồng ghép công tác tư vấn và truyền thông giáo dục sức khoẻ với các hoạt động khác. Giáo dục sức khoẻ qua hệ thống truyền thanh phường, xã được chú trọng. Đa số hộ gia đình nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung thực hành chăm
sóc sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ em tại gia đình và cộng đồng, phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và một số bệnh nguy hiểm tại địa phương.
Chất lượng khám chữa bệnh tại các Trạm y tế phường xã được nâng lên, chỉ số thu hút bệnh nhân tăng, bình quân khám chữa bệnh đạt trên 0,7 lượt người/năm, có nhiều trạm đạt trên 1 lượt người/năm, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hợp lý tại trạm đạt 95% trở lên. Các trạm đã kết hợp tốt điều trị y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, hàng năm tỷ lệ bệnh nhân khám và điều trị bằng y học cổ truyền đạt trên 20% so với số bệnh nhân khám bệnh chung. Hầu hết các trạm y tế đều có vườn mẫu thuốc nam. Đặc biệt có sự phối hợp giữa Hội đông y Thị xã và các trạm y tế, nên thu hút được nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị bằng Đông y.
Công tác tiêm chủng thực hiện đầy đủ 7 loại văcxin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 99%, không có tai biến nào xảy ra trong tiêm chủng; tiến hành tẩy giun theo định kỳ cho học sinh tiểu học trong toàn Thị xã, đảm bảo an toàn, hiệu quả 100%. Trẻ em dưới 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng thường xuyên. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm giảm 0,6%. Đến năm 2010 tỷ lệ suy dinh dưỡng là 15,2%. Các bà mẹ mang thai được theo dõi, tư vấn, chăm sóc thai nghén đúng định kỳ, đạt 98%. Số bà mẹ sinh tại cơ sở y tế và được khám thai đủ 3 lần đạt 90%, số người khám phụ khoa và được điều trị đạt 85%. Tiêm AT cho phụ nữ có thai đạt 98%; 100% phụ nữ sinh được cán bộ y tế đỡ đẻ, 100% bà mẹ sinh con được nhân viên y tế chăm sóc ít nhất 1 lần trong tuần đầu sau sinh. Công tác kế hoạch hóa gia đình được quan tâm đúng mức. Người cao tuổi, người tàn tật, các đối tượng chính sách, học sinh các trường được khám sức khoẻ định kỳ.
Hiện nay 100% trạm y tế phường, xã được bố trí ở vị trí trung tâm
phường, xã, với diện tích 1000 m2 trở lên, có các phòng chức năng theo quy
định, trang thiết bị, điện nước, đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Hàng năm trạm y tế các phường, xã được xây dựng, duy tu bảo
dưỡng từ các nguồn kinh phí của địa phương hỗ trợ. Hệ thống trang thiết bị y tế cơ bản đầy đủ, phục vụ tốt cho việc khám điều trị, cấp cứu ban đầu, ngoài ra còn được trang bị các dụng cụ khám chuyên khoa như mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, thiết bị giáo dục truyền thông, dụng cụ triệt khuẩn như nồi hấp, tủ bảo quản vác xin. Đến nay đã có 4 trạm y tế có bác sỹ, các trạm y tế phường, xã đều có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. 100% trạm không có cán bộ vi phạm 12 điều y đức và thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức ngành y tế. Cán bộ y tế thôn xóm, khối phố được đào tạo ít nhất 3 tháng đạt tỷ lệ 20%. Hàng tháng 6/6 trạm y tế tổ chức sinh hoạt chuyên môn và giao ban cùng với y tế thôn, khối phố nhằm tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia trên địa bàn và thực hiện chính sách, chế độ đối với y tế cơ sở do Nhà nước ban hành. Kết quả to lớn của ngành Y tế đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.