Vài nét về kinh tế

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh từ năm 1992 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 25 - 27)

5. Đóng góp của luận văn

1.1.3. Vài nét về kinh tế

Năm 1973, trong một chuyến thăm một số tỉnh miền Trung, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn, khi đi qua vùng Trảng Giữa (thuộc địa phận khối 1, 2 và khối 8 phường Bắc Hồng) nhìn vùng đất rộng lớn còn hoang hoá, đồng chí đã nói với cán bộ tỉnh, huyện cùng đi, đại ý là: nhân dân ở đây chưa phải đi khai hoang ở đâu xa, mà trước hết các đồng chí phải tổ chức cho dân khai hoang những vùng này trước đã, trước đây do hoàn cảnh khó khăn thì phải chấp nhận, bây giờ hoà bình rồi, các đồng chí phải có kế hoạch khôi phục, không thể để những vùng đất như thế này hoang hoá mãi được.

Lời nói của đồng chí Lê Duẩn lúc đó vừa là một gợi mở, vừa cũng là một chỉ thị của Đảng đối với Đảng bộ nhân dân Đức Thọ cũng như nhân dân Hà Tĩnh. Vào những năm 1973 - 1974 tỉnh Hà Tĩnh và huyện Đức Thọ đã huy động một lực lượng người và phương tiện máy móc, tiến hành lấp hố bom, san ủi mặt bằng nhằm cải tạo vùng đất này. Kết quả của chiến dịch là vùng Trảng Giữa rộng tên 50 ha được san ủi bằng phẳng. Hệ thống bờ vùng, bờ thửa, kênh mương tươi tiêu cũng được đào đắp hoàn chỉnh, bảo đảm cánh đồng này vừa có thể trồng màu, vừa có thể cấy được hai vụ lúa. Cuối năm 1976, sau khi nhập tỉnh, nhân dân Đức Thọ bỏ công sức đắp một con đê dài gần 1km chạy từ Cồn Bùi đến giáp Đồng Trận để ngăn nước hồ Đại Rai dự trữ cho mùa khô hạn.

Trước năm 1992 là thời kỳ cả nước đang dần bước ra khỏi những khó khăn, thách thức bởi thành công bước đầu của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên nhân dân một số địa phương vẫn lâm vào tình trạng thiếu đói. Thị Trấn Hồng Lĩnh cũng nằm trong hoàn cảnh chung đó. Trước tình hình chung như vậy, lãnh đạo Thị trấn có nhiều trăn trở tìm ra biện pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình, để đẩy mạnh sản xuất nâng cao điều kiện sống của nhân dân.

Cánh đồng Trảng Giữa (Đức Thuận) được san ủi bằng phẳng có bờ vùng bờ thửa, có kênh tưới tiêu, cấp uỷ, chính quyền phát động phong trào khai hoang phục hoá cánh đồng này. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, nhân dân tiến hành phục hoá toàn bộ cánh đồng Trảng Giữa thành công, từ đó đã tăng thêm một lượng lương thực khá lớn, góp phần ổn định đời sống cho một bộ phận nhân dân đang ở trong thời kỳ thiếu đói.

Trước tình hình phát triển nhanh chóng của vùng Bãi Vọt xét thấy điều kiện chín muồi, cuối năm 1980 các cấp lãnh đạo huyện Đức Thọ, các cấp lãnh đạo của tỉnh Nghệ Tĩnh đi đến thống nhất đề nghị Chính Phủ cho thành lập Thị trấn mới ở vùng Bãi Vọt. Ngày 19/9/1981. Hội đồng Bộ trưởng Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định số 76 QĐ/HĐBT thành lập đơn vị hành chính mới là Thị trấn Hồng Lĩnh đặt dưới quyền quản lý của huyện Đức Thọ. Theo quyết định này Thị trấn Hồng Lĩnh có diện tích tự nhiên 250 ha, đường biên giới phía Nam giáp xã Thuận Lộc. Theo đường biên giới này thì toàn khu chợ Thị xã hiện nay, xí nghiệp gạch ngói Thuận Lộc thuộc đất Thị trấn.

Với tinh thần năng động, lãnh đạo Thị trấn Hồng Lĩnh đã có những tìm tòi, tổ chức một số ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ như: Tổ sản xuất Thảm; tổ hợp dịch vụ ăn uống; vườn ươm… vì nhiều lý do khách quan và chủ quan những cơ sở này không tồn tại và phát triển được, nhưng đây là một bước thể nghiệm rất quan trọng, giúp cho lãnh đạo Thị trấn nhiều bài học quý báu trong bước đường xây dựng và phát triển sau này.

Đến đầu những năm 90 tình hình có những chuyển biến khá mạnh mẽ làm thay đổi một cách cơ bản bộ mặt của Thị trấn, những chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, với sự cởi mở của chính sách kinh tế trong cơ chế thị trường, sự nhạy bén vốn có, cấp uỷ, chính quyền Thị trấn từng bước có những chủ trương rất kịp thời và đúng đắn, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Bước đầu đề ra chính sách giảm thuế, ưu tiên cấp đất ở, nhập hộ khẩu, nhằm thu hút những người có tài, có vốn, có tay nghề cao về làm ăn trên đất

Thị trấn. Một chủ trương khác cũng rất kịp thời, sáng tạo và được nhân dân hoan nghênh đó là việc cho mượn và thuê đất lưu không theo dọc tuyến quốc lộ 1A và 8A để mở ốt kinh doanh và dịch vụ. Đặc điểm của vùng Bãi Vọt là cơ quan có trước nhà dân, nên hầu như cơ quan nào cũng xây tường bao chắn khu vực cơ quan của mình. Do vậy trên địa bàn Thị trấn, dọc theo tuyến đường 1A và 8A hai bên đường hầu như chỉ có hàng rào của các cơ quan chạy song song cùng quốc lộ, khi cơ chế thị trường mở ra, nhân dân muốn có đất mặt đường để làm ăn thì không tìm đâu ra. Nên nhìn chung nền kinh tế vẫn nằm trong tình trạng mạnh mún, nhỏ lẻ, kém phát triển, không phát huy được tiềm năng lợi thế.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh từ năm 1992 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w