Kinh tế Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh từ năm 1992 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 39 - 44)

5. Đóng góp của luận văn

2.2. Kinh tế Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Đi lên từ một Thị trấn có xuất phát điểm thấp, từ một nền sản xuất manh mún, không giàu tài nguyên khoáng sản, bên cạnh đó hạ tầng cơ sở yếu kém, trình độ dân trí thấp, lao động kỹ thuật không nhiều, thị trường tiêu thụ khó khăn nên công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong 10 năm đầu khi mới thành lập thị xã còn rất nhỏ bé và không phát triển.

Trong 10 năm lại đây, được sự quan tâm của trung ương, của tỉnh và sự chỉ đạo tập trung của cấp ủy, chính quyền cũng như sự cố gắng nỗ lực của nhân dân thị xã công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã có bước chuyển mình và có nhiều khởi sắc.

Năm 1992 trên địa bàn Thị xã chỉ có Xí nghiệp sản xuất gạch ngói Thuận Lộc (thuộc sở Xây dựng Hà Tĩnh), Xí nghiệp sản xuất gạch ngói số 6 (thuộc Bộ Xây dựng); xí nghiệp Đại tu ô tô (thuộc Bộ Giao thông vận tải), đây là một xí nghiệp có cơ sở hạ tầng, kỷ thuật khá hiện đại có khả năng sản xuất ô tô, nhưng do cơ chế quản lý bao cấp nên không phát huy được tác dụng; Xí nghiệp khai thác đá Hồng Sơn, Xí nghiệp vận tải hàng quá cảnh (C7) và một số lò rèn của các hộ dân ở làng nghề Rèn Trung Lương, Đức

Thuận, thu hút hàng trăm lao động trên địa bàn. Thời gian này hàng hóa từ nước bạn Lào được chuyển về đây rất nhiều. Với sự có mặt của hơn 20 đơn vị sản xuất và dịch vụ quần tụ tại đây đã bước đầu xoá bỏ đi cái cảnh hoảng sơ, quạnh vắng của vùng ngã ba Bãi Vọt nhưng vẫn chưa tạo được diện mạo mới.

Toàn thị xã chỉ có 14 trạm hạ thế với tổng công suất 4150KVA với 210km đường dây tải điện, bình quân đầu người 103W do đó đó nguồn điện còn hạn chế để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Thị xã đã tận dụng các trạm hạ thế của xí nghiệp vận tải C7, xí nghiệp Đại tu ô tô, xí nghiệp gạch số 6 để mắc điện sinh hoạt cho nhân dân. Đến năm 1993 hệ thống đường dây tải điện từ các trạm hạ thế đến tất cả các khối phố đã được xây dựng xong, đảm bảo 100% hộ dân có điện thắp sáng và đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Từng bước cải tạo, xây dựng hệ thống điện theo cấp điện áp 35KV, đồng thời đã hình thành hệ thống điện chiếu sáng một số tuyến đường chính như đường 1A, 8A[8, 9].

Chính quyền Thị xã Hồng Lĩnh đã tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ. Phát huy mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ưu tiên phát triển Công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, củng cố và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Thực hiện tốt việc cổ phần hóa các doanh nghiệp, sắp xếp và di chuyển các cơ sở sản xuất Đá từ phía Tây sang phía Đông núi Hồng Lĩnh, gắn phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng các cụm sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, phát triển ngành nghề truyền thống. Đáp ứng các nhu cầu về giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và thu hút các tổ chức, cá nhân có vốn mạnh dạn đầu tư vào địa bàn. Từ đó đã thúc đẩy các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, rèn đúc, xây dựng dân dựng, sản xuất phôi thép, may mặc, chế biến gỗ, sản xuất phân bón NPK, khai thác đá phát triển nhanh chóng. Năm 2000 giá trị sản xuất công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 57,4 tỷ, tăng 2,6 lần so với thời kỳ 1992-1995, chiếm 41,27% GDP, tạo việc làm cho 2805 lao động.

Đến năm 2011 tổng giá trị sản phẩm công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP chiếm 37,88%, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt hàng năm đạt

12,96%, riêng năm 2011 đạt 14,13% (tăng gấp 5- 6 lần so với ngày đầu thành

lập). Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 23,75 triệu đồng (tăng gấp 20

lần so với năm 1992), đặc biệt trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển nhanh, ngoài những cơ sở hiện có như sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, sắt thép và nhiều cơ sở sản xuất khác có vốn đầu tư lớn như Nhà máy sợi VINATEX Hồng Lĩnh của Tổng công ty dệt may Việt Nam làm chủ đầu tư với các cổ đông thành viên: Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội, Công ty Cổ phần sợi Phú Bài, Công ty CP Dệt Hà Đông, Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan và Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh. Nhà máy cọc sợi Hồng Lĩnh có công suất 50.000 cọc sợi, tổng kinh phí đầu tư 450 tỷ đồng, năng lực sản xuất 6.000 tấn sợi/năm, sử dụng 500 lao động. Thị xã đã tập trung xây dựng cụm Công nghiệp - làng nghề truyền thống Trung Lương; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Nam Hồng, Cổng Khánh để sản xuất tập trung:

+ Cụm Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Làng nghề Trung Lương:

Được thành lập theo quyết định số 2885/QĐ/UB - CN ngày 15/12/2003 của UBND tỉnh Hà Tĩnh với diện tích 6,6ha, ở địa phận phường Trung Lương các đường quốc lộ 1A 2 km về phía Đông, cách sông Minh 3km về phía Tây, cách sông Lam 1km về phía Bắc. Mục tiêu ưu tiên các nghề truyền thống rèn đúc, sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp như: máy bơm, các loại phụ tùng máy cơ khí, xe vận tải, kéo cán thép, dao rựa, liềm, hái, lưỡi cày, diệp cày và nhiều chi tiết phụ tùng máy móc khác. Đên nay đã thu hút được 16 dự án đăng ký trong đó 15 dự án đi vào học động sản xuất ra sản phẩm. Tổng số vốn các dự án đã đầu tư là 56,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 500 người. Hướng đi sắp tới sẽ mở rộng lên 25ha đầu tư thêm cơ sở

hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện, hệ thống xử lý nước thải; đa dạng hóa ngành nghề và các loại sản phẩm, giải quyết thêm nhiều việc làm mới.

+ Cụm Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phường Nam Hồng: Nằm ở phía Nam thị xã, cạnh 2 tuyến đường chính là đường Phan Kính rộng 55m và đường Nguyễn Thiếp rộng 18m, cách quốc lộ 1A 500m, cách sông Minh 1km, cách ngã ba quốc lộ 1A, đường 8B 1km thực sự hết sức thuận lợi về giao thông. Diện tích quy hoạch 50ha với tổng mức đầu tư 141 tỷ đồng. Hướng ưu tiên đầu tư gồm dệt, may, lắp ráp điện tử, điện lạnh, công nghiệp chế biến. Hiện nay đã có 4 dự án đi vào sản xuất, giải quyết việc làm cho 743 lao động.

+ Cụm Công nghiệp Cổng Khánh phường Đậu Liêu:

Nằm phía Đông Nam Thị xã giáp quốc lộ 1A tuyến đường từ cầu Bến Thủy II nối thành phố Hà Tĩnh; với diện tích quy hoạch 300ha, trên nguồn tài

nguyên đá granit với sản lượng khai thác 900.000m3/ năm, ngoài ra còn khai

thác cát xây dựng. Hiện nay đã có 21 đơn vị khai thác chế biến đá, một nhà máy luyện quặng Mangan, nhà máy gạch không nung với 420 công nhân.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Số doanh nghiệp ngày càng tăng, đến nay trên địa bàn đã có trên 235 doanh nghiệp. Nổi bật lên Công ty Cổ phần tập đoàn Hoành Sơn “HoanhSon GP.,JSC” (Đức Thuận) kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh phân bón, lương thực, nông sản thực phẩm, khai thác khoáng sản, bán buôn phụ tùng, ô tô, mô tô, bán buôn tổng hợp, sữa chữa, tư vấn thiết kế, giám sát, thí nghiệm, thẩm định, kiểm tra, thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, trạm và đường dây điện 35KV trở xuống, điện nông thôn, kinh doanh chế biến nông lâm sản với hàng trăm đầu xe, máy lớn. Công ty TNHH Như Nam kinh doanh xây lắp (Bắc Hồng), Công ty CP Việt Nam I khai thác đá, xây dựng, Công ty đúc cán Thép Hồng Lĩnh chế tạo chi tiết máy ( Nam Hồng), doanh nghiệp Rèn đúc Tuấn Yến (Trung Lương).

Để tiện theo dõi về sự chuyển biến của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã trong những năm qua, chúng tôi xin đưa ra bảng thống kê về giá trị tổng sản lượng Công nghiệp, tiểu thủ Công nghiệp ngoài quốc doanh của thị xã Hồng Lĩnh từ năm 1992 đến năm 2011.

Đơn vị tính: Triệu đồng

1992 2000 2011

Tổng số 8037 21472 242794

I. Chia theo thành phần kinh tế

Kinh tế tư nhân 869 1896 130547

Kinh tế cá thể 7066 19576 112247

II. Chia theo ngành Kinh tế

1. Công nghiệp khai mỏ (khai thác đá, cát, sỏi) 1408 3550 85954 2. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chế biến 6629 18507 15424 5

Sản xuất thực phẩm, đồ uống 554 1980 47049

May đo trang phục 180 589 4775

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ 1814 5960 11234

Xuất bản in và sao bản in các loại 170 182 295

Sản xuất hóa chất, phân bón 277 629 1699

Sản xuất các sản phẩm từ phi kim loại 168 1790 7153

Sản xuất kim loại 1058 1960 45834

Sản xuất phẩm từ kim loại 2372 4180 27959

Sản xuất phương tiện vận tải - 69 1447

Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 198 610 3185

3. Sản xuất và phân phối nước - 403 2595

( Nguồn: Niên giám thông kê Thị xã Hồng Lĩnh do Chi cục Thống kê Thị xã cung cấp) [39. 40. 43]

Nhìn chung ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Thị xã Hồng Lĩnh trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể với tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng chủ yếu tập trung vào ngành xây lắp, khai thác đá; ngành chế tạo máy còn hết sức nhỏ bé. Đặc biệt trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nghề thủ công truyền thống của làng nghề rèn đúc ở Trung Lương, Đức Thuận, đáng ra phải là thế mạnh của thị xã đã không được phát huy nhiều, tuy đã có khu sản xuất tập trung Cụm công

nghiệp Trung Lương, thậm chí còn có nguy cơ mai một, lãng quên (các lò rèn ở Đức Thuận vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ tại hộ gia đình). Thiết nghĩ, đối với một thị xã đang hướng phát triển du lịch và thu hút du khách bằng các giá trị văn hóa truyền thống, thì việc phát triển những nghề thủ công truyền thống là một hướng đi phù hợp, vừa tạo được sự phát triển bền vững, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, tạo tiền đề để phát triển những ngành kinh tế khác như thương mại, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh từ năm 1992 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w