5. Đóng góp của luận văn
2.3. Thương mại, dịch vụ
Trong những năm gần đây cùng với quá trình hội nhập của đất nước, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, ngành thương mại, dịch vụ của thị Hồng Lĩnh cũng phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế chủ đạo của thị xã. Nằm ở vị trí giao thương thuận lợi Thị xã Hồng Lĩnh đầy tiềm năng để phát triển Thương mại, dịch vụ gắn với du lịch. Đảng bộ và nhân dân Thị xã xác định Thương mại, dịch vụ là hướng chủ đạo, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của Thị xã. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền thị xã đã tăng cường lãnh đạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phát triển các loại hình dịch vụ trên địa bàn.
Ở Thị xã Hồng Lĩnh, trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, khi thị xã được thành lập hầu như thành phần thương nghiệp nhà nước (thương nghiệp, lương thực, thực phẩm, vật tư…) làm ăn không hiệu quả, đóng góp xã hội thấp, mà chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ của thành phần thương nghiệp dân doanh. Tuy nhiên, thời kỳ đầu chưa đáp ứng được nhu cầu phụ vụ sản xuất và đời sống, chưa hình thành được các trung tâm buôn bán, mạng lưới bán lẻ còn kém, sức mua của thị trường hạn chế, tài chính, tiền tệ chuyển biến chậm. Nhờ có những chính sách mang tính đột phá trong khuyến khích phát triển thương mại dịch vụ đến năm 2000 tổng mức bán lẻ toàn thị xã đạt 56 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với năm 1995[10, 10]. Chợ trung tâm Thị xã được đưa
vào sử dụng, phục hồi các chợ truyền thống như chợ Huyện (Trung Lương), chợ Hồng Sơn, chợ Bãi Thẹn (Đức Thuận), đã tạo thêm thu nhập và giải quyết việc làm.
Thương nghiệp dân doanh phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong bán lẻ, góp phần làm phong phú, sống động thị trường. Đây cũng chính là lực lượng làm thay đổi diện mạo của thị xã. Nếu như trước khi thành lập, trên địa bàn Hồng Lĩnh chỉ lác đác một vài quán phục vụ ăn uống, giải khát tại ngã Ba Bãi Vọt thì gần 20 năm sau, diện mạo thị xã đã hoàn toàn thay đổi.
Hiện nay có 2100 lao động và 1550 hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. Ngoài 600 hộ kinh doanh tại chợ Hồng Lĩnh còn có hơn 900 hộ kinh doanh nằm ven đường quốc lộ 1A, 8A, đường 3/2, đường Nguyễn Đổng Chi, đường Lê Duẫn và các trục đường nội thị khác.
Từ năm 1995 các hoạt động trong lĩnh vực này đã được đẩy mạnh và có bước phát triển với nhiều hình thức đa dạng phong phú, thu hút sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế, bao gồm về vốn, kỹ thuật, thông tin, liên lạc, vận tải, văn hóa phẩm. Hệ thống nhà hàng, khách sạn ngày càng phát triển, từ đó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân giải quyết việc làm cho 1520 lao động (chiếm 8,66% lao động toàn Thị xã) đạt 11,709 tỷ đồng, chiếm 31,49% GDP. [11, 9].
Đến năm 2000 đất nước có những đột phá trong chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, thương mại, thị trường cả nước nói chung và thương mại thị xã Hồng Lĩnh nói riêng đã có những khởi sắc, giao lưu hàng hoá ngày càng phát triển. Các loại hình dịch vụ gắn liền với lưu thông hàng hoá cũng được phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Ngành thương mại- dịch vụ Hồng Lĩnh có bước phát triển khá, cơ sở vất chất ngày càng được tăng cường, hoạt động thương mại sôi động hơn, số cơ sở kinh doach dịch vụ tăng 1,7 lần, lao động tăng 1,55 lần chiếm 21,69% tổng số lao động toàn Thị xã. Tổng mức bán lẽ hàng hóa, dịch vụ bình quân tăng hàng
năm 22,35%. Các loại hình dịch vụ vốn, khoa học công nghệ, dạy nghề, bưu điện, vận tải, điện nước có bước phát triển đáng kể, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, nâng cao đời sống. Doanh thu ngành bưu chính tăng hàng năm 45,9%. Dịch vụ vận tải tăng 26,15%. Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ đạt 85,429 tỷ đồng. [11, 11]
Kết thúc năm 2011, thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển và diễn ra khá sôi động. Các dịch vụ viễn thông, khách sạn, nhà hàng, vận tải phát triển khá như khách sạn Thai cao 9 tầng, quy mô 52 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3 sao; khách sạn ASEAN- Đức Huy cao 7 tầng, quy mô 30 phòng nghỉ chất lượng tốt; khách sạn Hồng Lĩnh quy mô 25 phòng nghỉ, chất lượng trung bình khá và 12 nhà nghỉ. Giải quyết việc làm thường xuyên cho 2.785 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 1.400.000đ - 2.000.000đ/người/tháng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ ước đạt 1032,134 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn phát triển. Chợ Hồng Lĩnh là đầu mối cung cấp hàng hoá cho nhân dân và các đại lý bán lẽ trong trong thị xã, đồng thời cũng là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, buôn bán chính của nhân dân vùng phụ cận. Hàng năm Ban Quản lý và xây dựng Chợ Hồng
Lĩnh cho thuê mặt bằng trên diện tích 12.000m2 lưu lượng 1500 người/ngày
thu phí, lệ phí trong khu vực chợ ước đạt 1,602 tỷ đồng. Năm 2011 đã đầu tư xây dựng thêm một đình chợ có 50 quầy và đã tổ chức xét cho thuê kinh doanh.
Cùng với việc mở rộng số hộ kinh doanh, chủng loại hàng hoá trên thị trường cũng ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần ổn định thị trường, lưu thông hàng hóa, đa dạng các mặt hàng phục vụ cho người dân như vật tư, phân bón, lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, dụng cụ gia đình... sách vở học sinh, thuốc chữa bệnh... và gần đây do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm đã xuất hiện ở thị trấn như các cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm điện tử, điện thoại di động, đồ dân dụng cao cấp, đồ trang sức, quần áo, giày dép, thời trang...
Dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh, có một chi nhánh Ngân hàng CSXH và 5 chi nhánh Ngân hành thương mại (Vietcombank, VP bank. Agribank, BIVD, Viettinbank) Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 1.425 tỷ đồng; tổng dư nợ ước đạt 954 tỷ đồng; số vốn cho vay hộ nghèo ước đạt 32 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu về vốn của các hộ cá thể và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trên địa bàn có khá nhiều cửa hàng vàng, bạc nổi tiếng và có thương hiệu như hiệu vàng Nga Báu, hiệu vàng Huỳnh Hương, Long Nhật…kinh doanh làm ăn có lãi. 1992 2000 2011 Tổng (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 8700 100 50000 100 1032134 100
I. Kinh tế quốc doanh 2100 24.1 16250 32.5 328155 31.79
1. Thương nghiệp 1900 21.8 12900 25.8 328155 31.79
2. Khách sạn, nhà hàng 150 1.7 1300 2.6 - -
3. Dịch vụ 50 0.5 2050 4.1 - -
II. Kinh tế tư nhân, cá thể 6600 75.9 33750 67.5 703979 68.21
1. Thương nghiệp 5400 62.0 24230 48.4 590716 57.23
2. Khách sạn, nhà hàng 750 8.6 6950 13.9 70256 6.81
3. Dịch vụ 300 3.4 690 1.3 34660 3.36
4. Sản xuất và bán trực tiếp 150 1.7 1880 3.7 8347 0.81
( Nguồn: Niên giám thông kê Thị xã Hồng Lĩnh do Chi cục Thống kê Thị xã cung cấp)
[39. 40. 43] Qua bảng số liệu về tổng mức cơ cấu hàng hóa bán lẽ và dịch vụ xã hội từ năm 1992 đến năm 2011chúng ta sẽ thấy tốc độ phát triển khá nhanh về giá trị kinh tế của lĩnh vực này trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh.
Theo đà phát triển của đời sống nhân dân, dịch vụ ăn uống cũng phát triển mạnh. Trên địa bàn thị xã có 52 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống và hàng trăm hộ kinh doanh giải khát. Nhiều nhà hàng lớn, sang trọng như nhà hàng Ninh Lài, Thùy Linh, Minh Tuấn (Nam Hồng), nhà hàng bà Yến, Minh Hòa, Hào Khoa (Bắc Hồng)… các cấp chính quyền đã phối hợp làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, niêm yết giá.
Ngành dịch vụ vận tải phát triển mạnh, tập trung nhiều vào vận tải hàng hóa, toàn thị xã có 400 xe tải, 52 xe du lịch, 2 hãng tacxi với 800 lao động. Công ty Cổ phần tập đoàn Hoành Sơn có hơn 150 xe đầu kéo các loại, Công ty TNHH Sơn Hải, Công ty TNHH Đức Nam cũng có đến hàng chục phương tiện tham gia vận tải hàng hóa, vật liệu. Ngoài ra Hồng Lĩnh nằm ở ngã Ba giao nhau Bắc- Nam của Quốc lộ 1A và nước bạn Lào qua cửa khẩu Cầu Treo với Quốc lộ 8A nên hàng ngày có hàng trăm lượt phượng tiện vận tải người và hàng hóa vào bến xe Hồng Lĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại.
Tổng thu ngân sách hàng năm được tăng dần: năm 1992 thu 1,5 tỷ đồng, năm 1995 thu 4,9 tỷ đồng, năm 2000 thu 10 tỷ đồng, năm 2005 thu 21 tỷ đồng, năm 2011 đạt 64,2 tỷ đồng.