Bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh từ năm 1992 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 27 - 30)

5. Đóng góp của luận văn

1.2.1. Bối cảnh lịch sử

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam

(họp từ 15 đến 18-12-1986)đã mở đầu công cuộc đổi mới đất nước. Đại hội

xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đề ra nhiệm vụ chung cho

cả chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là "Toàn Đảng,

toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [44, 360]. Đường lối đổi mới đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đã thật sự đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế. Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988, năm ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát

triển sản xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp, xóa bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hòa cung cầu lương thực thực phẩm trên phạm vi cả nước. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn.

Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá vật tư, tiền lương... giảm đáng kể. Đó là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đối mới nhiều chính sách về sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lẩn (từ 439 triệu rúp và 884 triệu đô la, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đô la). Từ năm 1989, sản xuất của ta tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989, Việt Nam xuất 1,5 triệu tấn gạo; nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội VI, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ Tĩnh có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ chế quản lý kinh tế từng bước được đổi mới. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, khó khăn. Sản xuất lương thực bấp bênh, bình quân đâu người đạt thấp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, chưa thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu. Tổng thu ngân sách xã hội còn thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Sau 15 năm hợp nhất tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (1976-1991) Trung ương cũng nhận thấy quy mô tổ chức hành chính quá lớn trong khi năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế còn nhiều yếu kém, bất cập, nên nhiều vùng trong tỉnh sự lãnh đạo, chỉ đạo

của các cơ quan cấp tỉnh không được thường xuyên, sâu sát; bộ máy cồng kềnh, cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp, tư tưởng cục bộ, địa phương. Sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế- xã hội ngày càng bộc lộ khuynh hướng chủ quan nóng vội, duy ý chí [14, 185].

Ngày 12/8/1991 tại kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh [13, 306-307]. Ngày 16/8/1991 Ban Chấp hành Đảng bộ Nghệ Tĩnh thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TU về lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác chia tách, tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 19- 20/8/1991 Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh khóa XII họp kỳ họp cuối cùng và thống nhất phương án chia tách tỉnh.

Sau khi tái lập tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055km2, trong đó

20% là đất nông nghiệp với 122,000 ha và đất rừng 232.000 ha. Có đường biên giới với Lào 143 km, có cửa khẩu Cầu Treo trên quốc lộ 8A, đường bờ biển dài 137 km. Dân số 1.263.320 người. Có 8 huyện 01 thị xã, tỉnh lỵ đặt tại Thị xã Hà Tĩnh…[14, 188]. Tỉnh Hà Tĩnh được tái lập đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội của vùng đất giàu tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác của dải đất miền Trung.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thế mạnh, khi tái lập tỉnh, Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn. Trong 15 năm hợp nhất tỉnh, thị xã Hà Tĩnh và nhiều trung tâm huyện lỵ thiếu sự quan tâm dầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các công trình hạ tầng của nền kinh tế vừa thiếu, vừa yếu, lạc hậu và lại xuống cấp nghiêm trọng. Kinh tế phát triển chậm, lưu thông hàng hóa đình trệ, thu ngân sách không đảm bảo chi thường xuyên, bình quân đầu người chỉ mới đạt 69USD/năm. Về mặt xã hội, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều “điểm nóng” gây mất ổn định xã xã hội và mất đoàn kết nội bộ như xã Trung Lương (Đức Thọ), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên). Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chưa cao; tệ nạn xã hội và các biểu hiện tiêu cực còn nhiều.

Thị trấn Hồng Lĩnh sau ngày tái lập tỉnh vẫn là đơn vị hành chính trực thuộc huyện Đức Thọ. Kinh tế vẫn còn hết sức khó khăn, tình trạng sản xuất mạnh mún, nguồn lực đầu tư hầu như chưa có. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, trước yêu cầu mới của mỗi địa phương, việc điều chỉnh địa giới hành chính một số địa phương được tỉnh quan tâm thực hiện. Nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của điểm giao lưu kinh tế Bắc- Nam và quốc tế qua quốc lộ 1A và 8A Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh đã có nhiều phiên làm việc và và có phương án đề xuất với bộ, ngành Trung ương về việc thành lập Thị xã Hồng Lĩnh để phát triển trở thành trung tâm kinh tế - xã hội phía Bắc tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh từ năm 1992 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w