5. Đóng góp của luận văn
2.1. Kinh tế nông nghiệp
Từ ngày có quyết định thành lập thị xã (năm 1992) nền kinh tế nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng của người dân Hồng Lĩnh có nhiều thay đổi. Trong mười năm đầu sau ngày thành lập thị xã, ngành trồng trọt cơ bản vẫn là tự cung, tự cấp đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cư dân nhưng tập quán canh tác của người dân đã thay đổi. Người dân tận dụng đất đồi, đất vườn, bờ bãi ven sông để trồng trọt các loại rau màu như cải, khoai lang, đậu, lạc, ngô... Đặc biệt hầu hết ở mỗi hộ gia đình đều có một mảnh vườn nhỏ, trồng đủ các loại rau như rau cải, hành, tỏi, ớt, nghệ, mướp, bí đỏ... Mảnh vườn này là nơi cung cấp rau xanh chủ yếu cho mỗi bữa ăn của các gia đình, ăn không hết người ta đem biếu hàng xóm, láng giềng. Thời kỳ này nền kinh tế hàng hoá vẫn chưa xâm nhập vào nền kinh tế nông nghiệp của cư dân Hồng Lĩnh. Năng suất cây trồng trên địa bàn chỉ ở mức trung bình. Quỹ đất và tài nguyên chưa khai thác và sử dụng hết tiềm năng sẵn có. Diện tích đất nông nghiệp có 2101,52 ha, chiếm 36,17% diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 1001,55 ha chiếm 17, 24%; đất chuyên dùng 647,48 ha chiếm 11,44%; đất hoa màu 2059,45 ha chiếm 35,45%. [8, 8]. Hầu hết các diện tích đất trồng trọt đều bị ngập úng vào mùa mưa bão, hệ thống đê đập, kè chống úng chưa đảm bảo nên sản xuất hè thu và vụ mùa gặp nhiều khó khăn.
Qua Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất Thị xã Hồng Lĩnh năm 2000 của Báo cáo thổ nhưỡng nông hóa Thị xã Hồng Lĩnh do phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn thị xã cung cấp, chúng ta thấy sau 10 năm việc sử dụng quỹ đất của Hồng Lĩnh cũng chưa có nhiều thay đổi.
Diện tích Phân theo các phường, xã (Ha) (%) Trung Lương Đức Thuận Bắc Hồng Nam Hồng Thuận Lộc Đậu Liêu Tổng diện tích tự nhiên 5844.64 100 813.76 852.85 550 464.16 720.1 2443.77 I. Đất nông nghiệp 2124.67 36.35 368.11 381.75 82.55 199.84 439.92 652.5
Ruộng lúa, hoa màu 1606.27 27.48 309.22 318.27 19.4 137.21 370.51 451.66 Cây hàng năm khác 247.58 4.24 20 29.69 5.43 19 35.24 183.22 Vườn tạp 265.28 4.54 38.4 30.02 57.72 43.04 33.48 62.62 Nuôi trồng thủy sản 5.54 0.09 0.49 3.77 0.59 0.69
II. Đất Lâm nghiệp 1502.22 25.70 133.2 205.69 218.82 74.11 870.4
Rừng trồng 1500.99 25.68 133.2 205.69 217.59 74.11 870.4
III. Đất chuyên dùng 798.78 13.67 87.1 153.35 119.31 129.42 169.31 140.29 IV. Đất ở 175.26 3.00 26.1 29.86 36.13 36.34 18.62 28.21 V. Đất chưa sử dụng 1243.71 21.28 199.25 82.2 93.19 24.45 92.25 752.37
( Nguồn: Phòng Nông nghiêp & phát triển nông thôn Thị xã Hồng Lĩnh cung cấp)
Qua bảng số liệu cho ta thấy cho đến năm 2000 đất nông nghiệp có tỷ lệ lớn nhất (36,35%), sau đó là đất lâm nghiệp (25,70%), đất chưa sử dụng chiếm (21,28%), đất chuyên dùng 13,67% và đất ở chiếm 3% diện tích tự nhiên. Điều đáng chú ý là đất chưa sử dụng chiếm diện tích quá cao, mà phần đất này lại thuộc quyền quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, cho nên thị xã đã nhanh chóng chỉ đạo trồng các loại cây lâm nghiệp như keo, bạch đàn, để tăng khả năng che phủ, hạn chế hiện tượng xói mòn và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Diện tích đất trồng màu hiệu quả sử dụng thấp, phần lớn chỉ trồng được vụ xuân còn lại bỏ hoang. Diện tích vườn tạp còn nhiều nên đã cải tạo bằn biện pháp trồng các loại cây ăn quả có giá trị cao như cam, chanh.
Toàn Thị xã có 18 trạm bơm điện tưới, tiêu cho 1160/1462 ha diện tích lúa. Tổng năng suất lương thực năm 1992 đạt 7646,56 tấn, bình quân lương thực đầu người 297,7kg/năm. Bình quân nhân khẩu nông nghiệp 440kg/năm. Sản lượng lạc đạt 80 tấn [8, 8]. Tuy vậy, hàng hóa nông sản nhỏ bé, giá trị xuất khẩu hầu như không có.
Trong lĩnh vực chăn nuôi đàn trâu bò có 3966 con, lợn có 9356 con với trọng lượng bình quân xuất chuồng 65kg/con; diện tích ao hồ thả cá khoảng 10 ha. [9, 8]. Nhìn chung các loại gia súc, gia cầm chưa phát triển. Chăn nuôi còn ở dạng hộ gia đình nhỏ lẽ, manh mún. Gia súc, gia cầm đã được chăn nuôi trong các chuồng trại sạch sẽ tách biệt khỏi nhà dân. Ở thập niên 90 của thế kỷ XX, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, chăn nuôi trở thành nghề phụ của hầu hết các gia đình trong thị xã kể cả những gia đình công chức, gia đình tiểu thương, để tận dụng nguồn cơm thừa canh cặn và nhằm giải quyết nhu cầu thực phẩm tươi cũng như giải quyết một phần khó khăn về kinh tế cho gia
đình. Vì vậy thời kỳ này chăn nuôi vẫn tồn tại ở mô hình vườn - ao - chuồng tự cấp, tự túc là phổ biến.
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao, đất nông nghiệp biến thành đất chuyên dùng, đất ở ngày càng nhiều thì diện tích đất gieo trồng cây lương thực, thực phẩm ngày càng bị thu hẹp. Với những chủ trương quyết sách của Đảng bộ và nhân dân Hồng Lĩnh đến năm 2011 đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và giảm dần tỷ trọng nông- lâm nghiệp. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp không nhiều nhưng sau khi thực hiện Nghị quyết 01 NQ/TU và chỉ thị số 40 - CT/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, thị xã Hồng Lĩnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đồng thời có những phương pháp, cách thức tiến hành phù hợp với thực tiễn của từng địa phương. Trước khi chuyển đổi toàn thị có 38.895 thửa đất, sau 2 lần chuyển đổi còn 14.873 thửa. Cùng với chuyển đổi ruộng đất nhân dân đã làm được 141 km đường giao thông nội đồng, 65 km kênh mương nội đồng và xây dựng 45 km kênh mương bê tông [12, 12]. Sau chuyển đổi bà con nông dân đã thực hiện tốt quyền sử dụng đất, các hộ thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng để chuyển ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn nhằm ổn định hợp pháp và đầu tư thâm canh sản xuất có hiệu quả, bà con nông dân đã xây dựng 189 mô hình kinh tế tổng hợp trên đồng ruộng, các hộ dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đưa các giống cây con có năng suất và chất lượng cao vào trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trổng thủy, lâm nghiệp. Mặc dù chưa hình thành được những trang trại chăn nuôi lớn nhưng ở các phường Đức Thuận, Trung Lương, xã Thuận Lộc cũng đã xuất hiện những mô hình chăn nuôi có hiệu quả như mô hình nuôi lợn thịt, mô hình nuôi nhím, mô hình nuôi gà thả vườn, hươu, dê, cá Diêu Hồng, cá Lóc Bông và cá Rô phi đơn tính... Bên cạnh đó đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha. Những mô hình này bước đầu phát triển tốt, tạo được sản phẩm hàng hoá cho thu nhập cao. Điển hình trong phong trào này là anh Trần Văn Hữu ở xóm 8
xã Thuận Lộc đã mạnh dạn nhận 15.000m2 đất để đầu tư mô hình kinh tế tổng hợp trên đồng ruộng: nuôi gà cỏ đẻ trứng, nuôi gà thịt, nuôi bò, lợn. Nhờ nắm vững quy trình kỷ thuật nên cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, hàng năm
có từ 300 con lợn siêu nạc, lợn nái, 15 con bò, 2 ao cá, hàng nghìn m2 cỏ và
rau màu cao cấp các loại. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên giống cá lóc bông phát triển và cho thu nhập cao gấp 4-5 lần so với các loại vật nuôi
khác, cho doanh thu hơn 750 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng hơn 350 triệu
đồng/năm.
Trên cơ sở đầu tư, ứng dụng khoa học vào sản xuất nên sản lượng lương thực quy thóc đạt 14.427,7 tấn, tăng 8,5%/năm; trong đó sản lượng thóc 14.388,7 tấn. Diện tích gieo cấy lúa hàng năm đạt 2.673,8ha; năng suất 53,88 tạ/ha; diện tích lạc 47,4ha, năng suất 20,15tạ/ha; sản lượng đạt 95,5 tấn. Diện tích khoai lang 45,6ha, năng suất 70,6tạ/ha, sản lượng 322 tấn[37]. Đưa 7 bộ giống lúa mới vào sản xuất, khảo nghiệm thành công trên địa bàn. Thực hiện tốt chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí. Ra quân làm giao thông, thủy lợi, nạo vét 55km và tu sửa 3,5km kênh mương, nâng cấp công suất các trậm bơm tưới, tiêu. Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm được tập trung chỉ đạo. Triển khai kịp thời Đề án phát triển chăn nuôi lợn của UBND tỉnh trên địa bàn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 67,08 ha. Giá trị chăn nuôi chiếm 50% giá trị sản xuất nông nghiệp. Cũng như ngành trồng trọt, chăn nuôi chỉ giải quyết được một phần nhu cầu thực phẩm của nhân dân Thị xã. Nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu của thị xã vẫn là từ các địa phương Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn.
Bảng Giá trị sản xuất nông nghiệp Thị xã Hồng Lĩnh năm 1992-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
1992 2000 2011
Trồng trọt 3720 5602 114569
Chăn nuôi 1959 3649 56520
( Nguồn: Niên giám thông kê Thị xã Hồng Lĩnh do Chi cục Thống kê Thị xã cung cấp) [39. 40. 43]
Phía Đông thị xã là dãy núi Hồng Lĩnh như một bức tường thành sừng sững mọc lên giữa đồng bằng chắn gió từ biển đông. Từ xưa, Hồng Lĩnh là rừng cây rậm rạp, nhiều muông thú, và nhiều loại gỗ quý. Các cụ già kể lại: những năm 30, 40 của thế kỷ XX vẫn còn có từng đàn khỉ, đàn lợn rừng đêm vẫn kéo ra trộm khoai lúa trên cánh đồng Kẻ Thổ - Ngọc Sơn và Kẻ Vọt - Bình Lạng. Nhưng rồi trải qua năm tháng, do sự tàn phá của con người và chiến tranh rừng Hồng Lĩnh ngày một cạn kiệt, nhiều vùng đã trở thành đồi núi trọc, muông thú ngày một ít đi có loại hầu như không còn thấy ở rừng Hồng Lĩnh nữa. Nhận thấy được tầm quan trọng lá phổi xanh này, cùng với phong trào trồng cây gây rừng của cả nước cấp ủy, chính quyền mà trực tiếp là nhân dân Thị xã Hồng Lĩnh đã huy động nhân dân, học sinh trồng cây trên núi Hồng Lĩnh. Kết quả đến thời điểm này hệ sinh thái Hồng Lĩnh đang được phục hồi. Nhiều loài động vật quý hiếm tồn tại và phát triển như: Khỉ Vàng, Rùa Vàng, Tê Tê, Trăn Hoa, Chồn, Nhím, Sóc và nhiều loài chim quý hiếm... Đây là sự hồi sinh kỳ diệu của tự nhiên, kết quả của hàng chục năm trồng và bảo vệ rừng trên Hồng Lĩnh, rừng Hồng Lĩnh hầu như được phủ kín bởi cây Thông và Bạch Đàn, cây đã được trồng giáp xuống lề đường 1A - có những cây Bạch Đàn đã có đường kính 70 - 80cm. Nhờ làm tốt công tác trồng, bảo vệ rừng, năm 1993 Hồng Lĩnh chỉ có 1.700ha rừng Thông thuần loại độ che phủ mới đạt 20%, đến năm 2011 Hồng Lĩnh đã có gần 6.000ha rừng trồng nâng độ che phủ lên 60%, rừng Hồng Lĩnh đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Như vậy có thể thấy, trong hơn 20 năm qua, nền kinh tế nông nghiệp của thị xã Hồng Lĩnh đã có những chuyển biến hết sức quan trọng, từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp khép kín với những tập quán canh tác lạc hậu đã dần dần hình thành một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá theo hướng hiện đại hoá nông nghiệp. Mặc dù chiếm tỷ trọng chưa cao trong nền kinh tế, số
lao động nông nghiệp ngày càng giảm và đặc biệt là vẫn chưa giải quyết được nhu cầu tại chỗ về lượng thực thực phẩm của nhân dân thị xã nhưng với những định hướng đúng đắn về nông nghiệp của cấp ủy, chính quyền Thị xã như tập trung xây dựng đề án mô hình sản xuất, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao: nuôi lợn thịt, lợn nái theo hướng công nghiệp; nhân rộng mô hình nuôi nhím giống, nhím thịt; hình thành cánh đồng mẫu, chuyên giống, rau xanh, rau sạch tại xã Thuận Lộc, phường Đức Thuận, Trung Lương; nghiên cứu đưa vào ứng dụng trồng các loại cây ăn quả có năng suất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào xản xuất... chắc chắn trong tương lai không xa, thị xã Hồng Lĩnh sẽ xây dựng được một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá bền vững mà trọng điểm là xã nông thôn mới Thuận Lộc.