Cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh từ năm 1992 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 48 - 55)

5. Đóng góp của luận văn

2.4. Cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị

Khi thị xã mới thành lập cơ sở vật chất bước đầu còn hết sức khó khăn, hệ thống đường giao thông đi về các khối phố thôn xóm xuống cấp nghiêm trọng, hầu như chưa được cải tạo nâng cấp. Cấp ủy, chính quyền Thị xã đã chủ đồng đề xuất với Trung ương đầu tư nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1A và quốc lộ 8A đoạn đi qua thị xã. Phát huy phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, khai thác nguồn lực tại chổ, tranh thủ sự đầu tư của các cấp các ngành, tập trung nguồn lức xây dựng mạng lưới giao thông, điện, nước, kênh mương thủy lợi, các cơ sở sản xuất kinh doanh, trường học, trạm xá, bệnh viện, công sở. Tổng số vốn đầu tư cho các công trình đến năm 2000 đạt 108 tỷ đồng.

Sau 10 năm thành lập thị xã các tuyến đường từ trung tâm thị xã về đến các phường, xã được nhựa hóa với 24,9km, dự án nhà máy nước sạch đoạn I đã hoàn thành đi vào cấp nước sinh hoạt cho nhân dân; kênh mương thủy lợi được kiên cố với 21,2km, 13 trường học cao tầng, các công sở được đầu tư xây mới. Hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, bình quân 3,2 máy điện thoại/100 dân.

Hiện nay giao thông đường bộ Thị xã Hồng Lĩnh có 3 tuyến quốc lộ chạy qua là quốc lộ 1A, quốc lộ 8A và quốc lộ 8B. Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã dài hơn 10 km, nền đuờng rộng 41 m, mặt đường rộng 21 m, là tuyến giao thông quốc gia quan trọng là tuyến đường xuyên Việt và kết nối thị xã và các

vùng xung quanh như thành phố Vinh (phía Bắc) và thành phố Hà Tĩnh (phía

Nam); Tuyến quốc lộ 8A đoạn qua thị xã dài 4,5 km, nền đường rộng 35 m,

mặt đường rộng 16 m, là tuyến giao thông nối thị xã Hồng Lĩnh với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, lưu thông hàng hóa chủ yếu của khu vực miền Trung với

Lào và Thái Lan; Tuyến quốc lộ 8B (Hồng Lĩnh - Nghi Xuân dài 25 km), đoạn

qua thị xã dài 5,18 km, nền đường rộng 35 m, mặt nhựa rộng 9 m là tuyến đường 18 cũ, là đường Hồng Lam đã đi vào huyền thoại và ký ức của mọi người.

Đến cuối năm 2011 tổng chiều dài các tuyến đường nội thị đã được rải nhựa và bê tông kiên cố là 167km; đường giao thông nông thôn rải nhựa, đổ

bê tông là 126km. Mật độ quy hoạch đường giao thông toàn thị là 3,9km/km2.

Lộ giới các đường phố chính rộng từ 12m - 25m, lòng đường rộng 7,5m - 9m, kết cấu mặt đường nhựa và cấp phối; Lộ giới các tuyến đường còn lại rộng từ 4m - 12m, lòng đường 5,5m - 8 m. Các tuyến đường giao thông nội thị đã được bê tông hoá gần 70%, mặt đường bê tông rộng từ 2,5 đến 3m. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng mới và phát huy hiệu quả như đường 8B, đường 3/2, đường Nguyễn Đổng Chi. Đến năm 2010 tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 964,329 tỷ đồng.

Các công trình đã thi công dự án đường Mai Thúc Loan, đường Lê Duẩn; đường Sử Hy Nhan; đường nam Bệnh viện; đường Song Trạng; đường 3/2; đường từ đê La Giang đến trung tâm phường Trung Lương; đường vào trung tâm xã Thuận Lộc; hạ tầng kỹ thuật khu dân cư xen dắm khối 2 - Bắc Hồng; đường khối phố chợ Hồng Lĩnh, cải tạo nâng cấp trụ sở làm việc HĐND, UBND Thị xã đã đưa vào sử dụng; tu bổ, tôn tạo di tích chùa Thiên

Tượng, Hồ Thiên Tượng, kè chống sạt lở khe Bình Lạng. Tổng giá trị xây lắp đạt 391.631 triệu đồng.

Giao thông đường thủy trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh có tuyến Sông La chảy qua với chiều dài 3,5 km, trong đó độ sâu về mùa khô là 6 m, mùa mưa

là 8m. Tuyến Sông La có khả năng đáp ứng các loại tàu thuyền có tải trọng ≤

50 tấn qua lại. Sông Minh dài 4,3 km, chảy qua xã Trung Lương, Đức Thuận vào đến tận cửa sót xã Thạch Kim huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Kênh Nhà Lê dài 12,2 km, chảy qua xã Thuận Lộc, Đậu Liêu vào nối vào dòng Sông Minh. Kênh 19/5 dài 1,35 km, từ sông La qua Đức Thọ về Hồng Lĩnh chảy

qua địa phận xã Thuận Lộc, có khả năng đáp ứng các loại tàu có tải trọng ≤ 20

tấn qua lại.

Hệ thống điện được đầu tư nâng cấp Thị xã hiện có 2 trạm 110/35Kv/- 25MVA, 1trạm biến áp 35/6KV, 40 trạm biến áp 35/0,4 với tổng công suất 17.730KVA. Có 100% phường, xã được dùng lưới điện quốc gia, 100% hộ gia đình được sử dụng điện, bình quân 500KWh/người/năm. Các tuyến phố chính khu vực nội thị có 90%, ở nông thôn 35% diện tích chiếu sáng. Hiện nay đang quy hoạch và xây dựng thêm 2 trạm biến áp 110/35/22KV, giai đoạn I xây dựng trạm biến áp 110/35/22KV Đò Trai công suất (1x25)MAV và trạm biến áp 110/35/22KV Nam Hồng công suất (1x25)MAV; Cải tạo toàn bộ hệ thống mạng lưới điện 6KV thành 22KV, chuyển đường dây 35KV cấp điện phụ tải sang vận hành 22KV. Thị xã Hồng Lĩnh đảm bảo điện cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội[12, 12].

Mạng lưới thông tin liên lạc được mở rộng khắp thị xã: Trung tâm Bưu điện, Trạm Viba Thiên Tượng tiếp phát sóng Đài truyền hình Việt Nam, Trung tâm Truyền hình cáp cung cấp thông tin và nhu cầu giải trí cho nhân dân Thị xã. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 4 Bưu điện văn hóa xã, 4 mạng thông tin di động. Mật độ điện thoại 30 máy/100 dân. Mạng Internet đủ năng lực đáp ứng nhu cầu, 100% phường, xã được phủ điện thoại hữu tuyến. Đến

nay 100% cơ quan, ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội đã kết nội mạng LAN và kết nội với với mạng diện rộng của tỉnh. Cấp ủy chính quyền Thị xã có 01 Đài PTTH và 2 tờ báo (Thông tin Tư tưởng nội bộ và Trang Thông tin điện tử Hồng Lĩnh) đáp ứng nhu cầu cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm bắt và chuyển tải thông tin.

Nước sạch đảm bảo nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; lắp mới 2104 hộ, đưa tổng số hộ dùng nước sạch lên 7.153 hộ; sản lượng nước sản

xuất đạt 584.934m3, sản lượng nước tiêu thụ đạt 435.120m3, hoàn thành việc

đấu nối đường ống cấp nước cho các khu dân cư xã Thuận Lộc và hoàn thành Nhà máy xử lý nước sạch Khe Dọc cung cấp toàn bộ hệ thống nước sinh hoạt cho 1000 hộ dân của phường Trung Lương. Đây là công trình thuộc dự án Ribic của Nhật Bản, với tổng số vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng, do UBND Thị xã Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư.

Hàng năm bình quân huy động 43,828 tỷ đồng phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và tài nguyên, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước thực hiện chỉnh trang đô thị phù hợp với xu hướng phát triển của đô thị mới. Năm 2011 hoàn thành và công bố đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 hai phường: Bắc Hồng và Nam Hồng; triển khai hồ sơ phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hai phường: Đức Thuận và Trung Lương; đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phường Đậu Liêu.

Tiểu kết chương 2

Nhìn chung 20 năm qua cơ cấu kinh tế của Thị xã đã chuyển dịch theo hướng Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ, nông - lâm nghiệp. Xóa được tình trạng tự cung, tự cấp, đẩy mạnh phát triển theo hướng hàng hóa, nhiều thành phần. Đến nay tỷ trọng các ngành Công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ chiếm trên 90% GDP, đặc biệt trên lĩnh vực Công nghiêp -

tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển nhanh, ngoài những cơ sở hiện có như sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, sắt thép.vv… Phát huy năng lực đầu tư và sản xuất kinh doanh tại các cụm Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nhiều cơ sở sản xuất khác, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Số doanh nghiệp ngày càng tăng, đến nay trên địa bàn đã có 235 doanh nghiệp.

Lĩnh vực nông nghiệp, trong những năm qua đã tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, các giống cây trông vật nuôi, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, chú trọng phát triển chăn nuôi và xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp đem lại giá trị kinh tế cao. Đến nay tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 9,36%. Cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường đầu tư; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại xã Thuận Lộc đạt được nhiều kết quả quan trọng đến nay đã đạt 9/19 tiêu chí.

Trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đã huy động được sức mạnh nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, tập trung xây dựng mới các công trình: điện, đường, trường, trạm, cấp thoát nước.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và tài nguyên môi trường đã đạt được những kết quả quan trọng. Thị xã Hồng Lĩnh hiện nay đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các phường xã và hoàn thành đề án quy hoạch mở rộng Thị xã.

Thương mại, dịch vụ phát triển khá, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển nhanh, các hoạt động thương mại sôi động, giải quyết thường xuyên cho gần 3 ngàn lao động với mức thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/tháng.

Như vậy, cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ thương mại và dịch vụ đang dần trở thành ngành kinh tế chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ nền kinh tế của thị xã Hồng Lĩnh.

Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế khá cao (14,13%/năm), nhưng sản xuất hàng hoá vẫn chuyển biến chưa đồng bộ; các tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, lao động chưa được khai thác ở mức độ cao. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy có bước phát triển nhưng quy mô còn nhỏ bé, sản phẩm đơn điệu, công nghệ chậm đổi mới, chi phí sản xuất còn cao. Các ngành thương mại - dịch vụ, du lịch chưa phát huy được lợi thế kinh tế đường 8A, quy mô bán buôn nhỏ bé, thị trường chưa sôi động. Nông nghiệp tuy đã có một số mô hình, nhưng việc nhân ra diện rộng còn yếu, các chương trình khuyến nông hiệu quả chưa cao, việc ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất còn lúng túng dẫn đến năng suất và hiệu quả thấp, kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp chưa phát triển. Thu ngân sách đạt thấp, thiếu tính vững chắc và không đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn bất cập, tốc độ đô thị hoá chậm. Công tác quản lý quy hoạch, tài nguyên môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

Chúng tôi thiết nghĩ lãnh đạo các cấp của Thị xã Hồng Lĩnh cần chú trọng phát triển ngành thương mại dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại. Trước mắt cần tập trung quy hoạch và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Thị xã, các trung tâm bán buôn, nhà hàng, khách sạn, các chợ: Đò Trai (Đức Thuận), Đồng Đán (Thuận Lộc), nâng cấp chợ Hồng Sơn (Đức Thuận), chợ Huyện (Trung Lương), Chợ Treo (Đậu Liêu). Xây dựng Siêu thị tổng hợp; phối hợp với Bưu điện và Viễn thông Hà Tĩnh tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, khuyến khích mở rộng mạng dịch vụ viễn thông, phấn đấu đưa tỷ lệ hộ dân sử dụng Internet.

Khai thác tối đa lợi thế đường 8A và đường 1A, gắn hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch Thị xã Hồng Lĩnh với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, với nước bạn Lào, Thái Lan, Thành phố Vinh. Xây dựng Thị xã Hồng Lĩnh thành trung tâm thương mại - dịch vụ phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh.

Tập trung đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao hoạt động trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; xây dựng văn hoá trong hoạt động thương mại, dịch vụ. Nhanh chóng nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ tạo ra giá trị khác biệt nhằm thu hút du khách về với Hồng Lĩnh.

Chương 3

CHUYỂN BIẾN VỀ GIÁO DỤC, Y TẾ VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Những năm qua cấp ủy, chính quyền Thị xã Hồng Lĩnh đã tập trung phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm lo sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, nếp sống văn minh đô thị, công tác xã

hội hóa được đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, trạm xá, bệnh viện.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh từ năm 1992 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w