Nhà thờ và các hiện vật đang có hiện nay ở Nghi Hợp Nghi Lộc Nghệ An

Một phần của tài liệu Đóng góp của dòng họ nguyễn đình ở nghi hợp nghi lộc nghệ an từ thế kỷ xv đế đầu thế kỷ xx (Trang 46 - 51)

Nghệ An

Các di tích lịch sử văn hóa là những di sản văn hóa vật thể vô cùng quý giá. Dù thời gian có qua đi nhng những chứng tích của lịch sử, của một dòng họ

thì vẫn mãi tồn tại. Di tích lịch sử văn hóa dòng họ không chỉ có một ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử dòng họ nói riêng mà còn với cả lịch sử dân tộc nói chung. Tất cả những sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán, lễ nghi, kiến trúc sẽ đợc tái hiện một cách sống động và chân thực nhất qua những chứng tích lịch sử. Đó nh là tiếng nói của thế hệ đi trớc truyền lại cho con cháu sau này.

Dòng họ Nguyễn Đình là một dòng họ lớn, với rất nhiều đền thờ di tích ở khắp mọi nơi, có những di tích đợc công nhận cấp quốc gia, có những di tích đ- ợc công nhận cấp xă. Nổi bật là khu di tích đền thờ Cơng Quốc Công Nguyễn Xí. Khu di tích đền thờ Cơng Quốc Công Nguyễn Xí đợc cấp bằng di tích cấp Quốc gia và là nhà thờ chung của dòng họ Nguyễn Đình. Khu di tích này không chỉ là niềm tự hào của dòng họ mà còn là niềm vinh dự cho cả nhân dân xã Nghi Hợp - Nghi Lộc - Nghệ An.

2.4.1. Nhà thờ

Giữa quần thể núi non hùng vĩ và khoáng đạt, Đền thờ Cơng Quốc Công Nguyễn Xí hiện lên uy nghi, thiêng liêng. Từ bao đời nay đền là một thắng cảnh nổi tiếng của xứ Nghệ. Khu đền đợc khởi công xây dợng theo lệnh của vua Lê Thánh Tông vào năm 1467 tức là 2 năm sau khi Nguyễn Xí qua đời (1465). Đây là đền thời “Quốc tạo, quốc tế” (Nhà nớc xây dựng). Hàng năm đợc cấp công tiền trên ngàn quan và cùng cho công dịch một huyện để dựng đền Thợng - Trung - Hạ điện. Khu đền còn lại dáng vẻ nguy nga đến hôm nay chính là sản phẩm của đợt trùng tu quy mô và kéo dài từ năm 1924 đến 1933 do Khải Định năm thứ 8 thực hiện. Năm 1990 sau khi đợc công nhận di tích lịch sử Quốc gia, Nhà nớc đã đầu t kinh phí xây dựng, nhờ vậy cảnh quan trong đền quy củ hơn. Con cháu dòng họ Nguyễn Đình, dù kẻ Bắc ngời Nam vẫn hớng về đền thờ Nguyễn Xí ở Nghi Hợp - Nghi Lộc.

Nội dung của khu di tích đền thờ này hiện gồm: I. Khu vực “hoa biểu” gồm có:

1. Bảng hổ: Cao 1.20m, dày 0.25m, dài 2m xây bằng gạch và vôi vữa. Trên mặt bảng có hình con hổ đắp nổi trong t thế ngồi, 2 chân trớc chụm vào

nhau trên mỏm đá ngẩng cao đầu mắt nhìn về phía trớc.

2. Tứ trụ: Xây phía sau bảng hổ chừng 1.50m và 2 trụ nhỏ nằm 2 bên trụ chính đợc bố trí cân đối. Mỗi bên đều có bằng một bức tờng trên đó có đắp hình ngựa trong t thế thoải mái.

II. Cầu ao:

Cầu bắc qua ao cao 3m, làm bằng xi măng và cốt thép, trụ cột cao 1.20m hình cầu vồng có lan can, dới cầu ao có 2 bán nguyệt thông nhau, mỗi ao dài 12m rộng 8m, sâu 1.20m. Trên bờ trồng dừa, trồng trúc, trồng cau.

III. Tam quan:

1. Cột đèn: Nằm ở phía trớc và 2 bên của tam quan, cao 12m, bao gồm bệ vuông, thân cột, bệ vuông thót đáy và trên cùng là bộ lồng đèn. Tất cả đều xây bằng xi măng. Cái hấp dẫn là cột bên trong rỗng.

2. Tả môn và hữu môn:Đợc nối liền từ phía trong của 2 cột đèn bởi hệ thống tờng bao, mỗi bên dài 4m, tả môn và hữu môn đều đợc xây dựng theo cấu trúc chồng diêm.

3. Chính môn: Cấu trúc theo hình chồng diêm 3 tầng, cao 8m, rộng 3m, dài 4m. Tầng dới có cột trụ xây liền tờng và cũng theo hình vòm cuốn cao 2.50m, rộng 2.95m. Tầng 2 cao 2m cũng tạo dáng giống tầng 1 cũng theo kiểu vòm cuốn, phía trong tầng lầu có đặt bàn thờ rộng 0.80m, dài 0.85m. Lầu trên cùng là bộ phận cổ diêm cao 1.20m, dài 1.40m, rộng 0.80m có mái và bờ nóc ở trên. Nghệ thuật trang trí điêu khắc ở chính môn rất đẹp mắt ở 2 tờng bao tả môn và hữu môn. Mỗi bên có lắp 1 con voi trong t thế chầu vào trong đầu ngẩng cao, vòi cong xuống.

Hệ thống tờng bao nối liền với cửa chính lại có đắp hình ngựa, mỗi bên có 1 con trong t thế đứng và hớng vào trong có mang yên cơng. Hai bên mảng t- ờng ngay tại cửa chính có đắp hình 2 ngời nghĩa quân tay chống nạnh cầm 2 thanh gơm tuốt trần, đầu đội mũ, mình mặc áo giáp, chân đi hài. Phía trớc hai bên chính môn đắp hình 2 con rồng đang trong t thế cuộn mình từ trên xuống d- ới, đầu ngẩng cao và cùng chầu vào giữa. Phía trên vòm cuốn có đắp 2 con chim

phợng hoàng đang hớng đầu vào một bức cuốn th. Hai bên cửa vòm cuốn của tầng lầu còn có hai con hạc đứng trên lng rùa, miệng ngậm cành hoa, hớng đầu vào giữa cửa. Phía trên cùng ở chính giữa của tầng lầu là một biển hình chữ nhật có đắp 4 chữ Hán: THIÊN KHAI - CẩM SắC (trời mở sắc đẹp).

IV. Khu chính điện:

1. Nhà bái đờng: Có 3 gian chính và 2 gian phụ với 5 hàng cột dọc và 2 hàng cột ngang. Gian chính giữa rộng 3m. Hai gian kế bên rộng 2.60m. Hiên rộng 1.60m. Bái đờng làm bằng gỗ lim, dạ hơng. Mái lợp ngói vảy, hai đầu hồi là tờng xây, trong bái đờng có treo hoành phi câu đối và cuốn th, ở gian chính giữa có 2 con hạc đứng chầu ở hai bên.

2. Sân trung điện: Dài 7m, rộng 6m lát gạch bát tràng, giữa sân có bể cạn và nhà đốt vàng, hai bên bể cạn là bồn hoa. Mặt ngoài thành của bể có đắp nổi 4 loại cây: tùng, cúc, trúc, mai. Nhà đốt vàng ở phía trong bể cạn.

3. Gác chuông khánh: Xây dựng ở 2 bên tả hữu đơng đối. Hai gác nằm ngay sau cửa, hai gian nhà hồi của bái đờng, cấu trúc theo kiểu chồng diêm 3 tầng.

4. Nhà trung điện: Đợc xây dựng theo kiểu chồng diêm 3 tầng trông rất uy nghi, độc đáo. Có kích thớc 5.50m x 5.50m. Có nền cao hơn sân là 0.25m. Kết cấu nhà trung điện giống với kết cấu của Khuê Văn Các. Thuộc Văn miếu Hà Nội. 4 phía của tầng dới đều có xây tờng “Liên hoa” và có lối ra vào. Tờng cao 1.20m. Trên mặt bằng tầng dới phía trớc có 1 áng th, tiếp đó là giờng thờ và trong cùng là một cái kiệu rồng. Hai bên áng th có “Bát Bảo” và 4 phía của trung điện đều có hệ thống y môn có giá trị nghệ thuật độc đáo về điêu khắc, trạm trổ. Y môn phía trớc dài 3m, chiều cao 2 bên gắn vào thân cột là 1.20m, tất cả chạm trổ và sơn son thếp vàng. Có hình chạm một cuốn th, hai bên có hình chim phợng trong t thế dang cánh bay cao giữa mây trời. ở 2 đai ở hai bên y môn cũng có hình rồng trong t thế cuộn mình từ dới lên. ở y môn tả hữu cũng có sự trang trí hấp dẫn có mặt ngũ phúc. Có con dơi miệng đang ngậm chữ Hỷ, có hoa lá. Có 2 con sóc trong t thế thoải mái đầu quay vào giữa đặc biệt chính

điện còn có rất nhiều họa tiết cách điệu. ở tầng hai cũng trang trí nh tầng 1 nh- ng khác về kích thớc và đề tài trang trí.Có lẽ cùng với tam quan nhà trung điện là công trình có giá trị nghệ thuật nhất.

5. Nhà tả vu và hữu vu: Nằm cân đối 2 bên nhà trung điện và sát mái với nó. Mỗi nhà rộng 3m, dài 9m, kết cấu giống nhau gồm 3 gian, 2 hồi, 4 hàng cột ngang, 2 hàng cột dọc. Phía sau là tờng. Cả 3 gian của tả vu và hữu vu có khám thờ đây là nơi thờ 16 ngời con trai của Cơng Quốc Công.

6. Nhà thợng điện: Nằm trong cùng của hệ thống đền thờ có thềm nhà cao hơn cả. Cao 0.80m, dài 7m, rộng 6m, có 3 gian, ở mặt chính của 3 gian có 3 bức y môn cũng chạm thủng với hình “Lỡng long triều Nguyễn” mặt hổ phù miệng ngậm chữ Hỷ. Hai chữ thợng hoàng ở hai bên nhà thợng điện: gian giữa thờ cụ Nguyễn Hội và vợ, gian trái thờ cụ Nguyễn Biện và vợ, gian bên phải thờ cụ Nguyễn Cơng Quốc Công và vợ.

Một phần của tài liệu Đóng góp của dòng họ nguyễn đình ở nghi hợp nghi lộc nghệ an từ thế kỷ xv đế đầu thế kỷ xx (Trang 46 - 51)