Nguyễn Đình Đắc (Đắc Lộc Hầu) (1755 1811) –

Một phần của tài liệu Đóng góp của dòng họ nguyễn đình ở nghi hợp nghi lộc nghệ an từ thế kỷ xv đế đầu thế kỷ xx (Trang 63 - 68)

Ông tên húy là Nguyễn Công Cảnh, tên chữ là Nguyễn Đình Đắc cháu đời thứ 12 của Cơng Quốc Công, thuộc chi thứ 5.

Sinh năm ất Hợi (1755)

Con ông Nguyễn Công Chúc và bà Phạm Thị Diên

Nguyễn Đình Đắc từ nhỏ có t chất thông minh, lanh lợi khác thờng, nhà nghèo, cha mất sớm ở với mẹ, ham luyện võ nghệ từ lúc còn nhỏ, lớn lên có bản lĩnh cao cờng không khuất phục ai và có chí lớn nối nghiệp tổ tiên, dẹp yên thiên hạ. Ngoài 20 tuổi, ông rời quê hơng đi tìm nơi tiến thân.

Hóa phát hiện. Thùy Hầu nhận ông làm ngời giúp việc. Lúc ông 25 tuổi. Thùy Hầu giao cho ông đem quân đi tuần tra cửa biển Thần Phủ. Ông có dịp ra chơi Thăng Long và thấy rõ tình hình thối nát ở triều đình vua Lê chỉ ngồi làm vì, thực quyền nắm cả trong tay chúa Trịnh dựa vào uy tín lớn của vua Lê để đàn áp nhân dân, sống xa hoa hoang dâm và vô độ. Vốn dòng dõi Cơng Quốc Công, ông nuôi chí diệt Trịnh phù Lê từ đó. Năm Nhâm Dậu (1782) quân Tam Phủ nổi loạn giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán lập Trịnh Tông.

Ông nhận định tình hình ở kinh đô thì rối ren, không ai làm chủ, phần lớn quân đội thì đang đóng quân ở vùng Thuận Hóa nếu liên kết đợc với các tớng soái trong đó rồi kéo ra kinh đô lập lại trật tự thì việc phù Lê diệt Trịnh một sớm một chiều có thể nên công. Ông bèn vợt biển về Nghệ An chiêu tập những ngời đồng tâm, đồng chí sắm sửa vũ khí chờ ngày vào miền trong. Đang ở vùng Cửa Cồn thì gặp Tuyển Trạch Bá (Nguyễn Viết Tuyển) một ngời tâm phúc của Nguyễn Hữu Chỉnh lúc này đang làm đồn trởng đồn Lăng Điền. Ông này đem quân lên Lăng Điền giới thiệu với Nguyễn Hữu Chỉnh. Ông kể lại cho Nguyễn Hữu Chỉnh nghe tình hình ở kinh đô và nói rõ ý đồ của mình. Nguyễn Hữu Chỉnh bèn đem quân bản bộ của mình cùng ông xuống thuyền vợt biển vào Bố Chính (Quảng Bình), rủ Thế Quận Công đem đánh úp thành Phú Xuân bị thất bại. Nguyễn Hữu Chỉnh bàn với ông “Bây giờ chỉ còn cách là tạm thời vào Quảng Nam theo chúa Nguyễn, giúp chúa Nguyễn mạnh lên rồi chúng ta dựa vào thế chúa Nguyễn để diệt Trịnh phù Lê. “Ông nghĩ rằng chúa Nguyễn là con cháu của Nguyễn Kim cùng với nhiều ngời trong họ mình giệt Mạc phù Lê chắc chắn sẽ hết lòng phù Lê nên ông nghe theo. Hai ngời vào cửa bể Đại Chiêm tỉnh Quảng Nam gặp Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc rất mừng đãi ngộ rất trọng hậu. Nhng sau một thời gian ông phát hiện Nguyễn Nhạc không phải dòng dõi của Nguyễn Kim mà đang chống lại chúa Nguyễn. Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc sai ông đi đánh Gia Định. Ngời của chúa Nguyễn là Cai Cơ Huấn trung hầu bị quân Tây Sơn bắt đã nói cho ông biết chỗ của chúa Nguyễn (Nguyễn ánh). Ông bèn tìm cách trốn thoát khỏi trại quân Tây Sơn và ẩn náu trong dân gian chờ thời

cơ.

Năm ất Tỵ (1785), đợc tin Nguyễn ánh từ Xiêm La vợt biển về, ông liền đem thuyền ra đón bày tỏ nguyện vọng đợc theo Nguyễn ánh đánh quân Tây Sơn.

Tháng 10 năm Đinh Mùi (1787), Nguyễn ánh sai em ruột là Thái Bảo Quận Công Cầm Trung Quân, ông làm phó chỉ huy đánh Định Viễn. Ông hạ đ- ợc đồn Mỹ Dơng. Ngày 17/11 đánh vào Ba Dài, không đợc lui quân về đóng ở Trà Lộc. Tháng 12 ông đợc giao quyền quản binh.

Sau đó chúa Nguyễn lại sai ông đem quân ra sớm đóng ở Đống Sầm, chỉ thị cho ông phải liều chết để giữ Đống Sầm. Ông tự lợng quân mình ít, quân địch đông nên bày kế nghi binh. Ban ngày ra lệnh quân sĩ ẩn nấp, ban đêm thì dựng bù nhìn quân Tây Sơn không rõ thực lực của ông nên không dám đánh.

Ngày 6/02 năm Mậu Thân (1788), nhân trời sơng mù dày đặc, cách nhau chỉ mấy bớc không trông thấy rõ mặt ngời. Một mặt ông cho quân mai phục, mặt khác cho một số lên tiếng gọi với quân Tây Sơn ra vẻ bỡn cợt rằng “Đêm nay chúng tao sẽ lấy đồn đấy”. Quân Tây Sơn cho rằng ông nói đùa nên không đề phòng gì. Ông đích thân dẫn đầu quân sĩ tiến theo đờng hầm này vào đồn địch rồi nổi trống hò la ầm ĩ. Quân Tây Sơn hoảng loạn kéo nhau chạy dài.

Ngày 16/02, ông vợt sông đánh đồn Cai Trí. Chém đợc tớng Tây Sơn là đô đốc Thiện, bọn đô đốc Nghi bỏ chạy.

Tháng 6 năm Canh Tuất (1790) xin Nguyễn ánh cho đem 5 chiếc tàu v- ợt biển đi tìm Lê Chiêu Thống. Nhng không gặp đợc Lê Chiêu Thống, thuyền của ông gặp bão trôi dạt vào Cửa Việt (Quảng Trị). Tại đây ông bí mật ra trấn Quảng Yên, nghe tin Lê Duy Mại ở Hà Nam liền vào yết kiến rồi cùng đi Đỗ Sơn, ngấm ngầm chiêu nạp những ngời hào kiệt cùng lo khởi sự làm ngoại lực cho chúa Nguyễn. Kế hoạch bị bại lộ, Lê Duy Chí bị Tây Sơn bắt, quân Cần Vơng ở các tỉnh tan rã, từ đó ông đi đó đây không yên một nơi nào.

Quảng Nam), cửa Xuân Đài (phủ Phú Yên) tới đâu cũng gặp quân Tây Sơn, ông phải vừa đánh vừa chạy đến Nha Trang, phủ Diên Khánh. Đông Cung Hoàng tử Cảnh lúc đó đang giữ thành này, sai ngời đón tiếp và bảo về Gia Định bái yết. Chúa Nguyễn rất vui mừng khi gặp lại ông.

Ngày 20/3 năm ấy, Chúa trao cho ông chức Cai Cơ dẫn 300 quân đánh đồn Tam Tòa và đồn Rạng Sáng. Ông đều hạ đợc và bắt sống hơn 800 tên địch thu 49 khẩu súng. Chúa ban cho ông chức Chánh vệ úy vệ Hồng Uy.

Năm ất Mão (1795), ông đánh nhau với quân Tây Sơn 3 trận ở Lô Cấm thắng cả 3. Tháng 11 năm ấy ông đợc phong chức Chánh thống hầu đồn quản lệnh 5 vệ quân: Hùng Uy, Long Vũ, Uy Vũ, Phấn Vũ và Tán Phong.

Tháng 11 năm Đinh Tỵ (1797) ông đợc phong Chánh thống trung đồn thần sách quân. Đầu năm Mậu Ngọ (1798) chúa sai ông đem quân sang giúp Xiêm La. Tháng 6 năm ấy Chúa triệu ông về Gia Định. Tháng 4 năm Kỷ Mùi (1799) ông nhận chức phó tớng ở Phú Tả quân Nguyễn Súy theo vua đi đánh thành Bàn Xà, lại đánh nhau với quân Tây Sơn ở Tân Quan, Sa Sách, Tế Khê đều thắng.

Tháng Giêng năm Tân Dậu (1801), đại quân của ta đánh đợc các lũy Đồng Tuần, Đồng Điệp, Lồ Giấy. Ông đợc lệnh giữ đền Cầu Ngói, Chúa đích thân dẫn binh thuyền ra đánh lấy thành Phú Xuân.

Tháng 8 năm ấy, tớng Tây Sơn là Thiếu phó Diệu Quận Công đem quân bao vây Cồn úc, ông đánh tan quân địch. Chúa ban thởng 3.000 quan tiền.

Tháng 9 ông hạ đợc đồn Tháp Cậy rồi giao lại cho quân tiên phong, ông về giữ đồn Cồn úc.

Tháng Giêng năm Nhâm Tuất (1802), ông dẫn quân đi đánh hạ đợc đồn Bàn Triệu. Sau đó giúp Thành quận công và Xuyến quận công đánh đồn Kỳ Sơn. Giúp 2 ông thoát khỏi vòng vây của địch và cùng nhau đem quân trở về đánh bọn Diệu, Dũng ở Cồn úc, Phú Trung, Diệu, Dũng tháo chạy vào núi. Quân ta đuổi theo không kịp bèn trở vền đóng ở thành Bàn Xà.

100 hốt bạc và 1.000 đồng tiền Hoa Yên. Sai ông làm Phó tớng thủy quân tiến ra Bắc Hà, ông từ chối không nhận mà dâng biểu xin đi “Tiên phong biệt đạo”, chúa Nguyễn không cho mà bắt phải cùng chúa tiến quân ra Bắc. Cũng trong tháng 5 chúa hạ chiếu giao cho ông chức trấn thủ Nghệ An, ông dâng biểu xin từ lấy cớ đã hơn 20 năm xông pha chiến trận nay công đã thành, danh đã toại xin về nghỉ hu ở chốn ruộng vờn. Vua không cho.

Ngày 15/6, đại quân tới Nam Sơn thợng trấn (Hà Nam ngày nay) chúa nhận định rằng dãy núi này giáp với dăy núi Tam Điệp, xa nay bọn vô lại thờng dựa vào dãy núi này để quấy phá. Không có tớng tài, quan giỏi không trị nổi bèn hạ sắc ban cho ông chức Chởng Dinh trông coi trấn này.

Ông không dám từ chối lần nữa. Nhng nhận chức trấn thủ đợc mấy tháng ông đã xin về Thăng Long bái kiến, ông lấy cớ rằng thiên hạ đã đợc bình định, bản thân ông không muốn vớng trong vòng danh lợi nên xin dâng biểu xin cáo quan về quê để đợc chôn hài cốt ở quê nhà. Vua không cho mà sai làm phó tớng tiền quân. Ông cố từ chối không nhận bèn giao chức Chởng dinh lu thú, tham dự chính sự “Bắc Kinh” dới quyền của tổng trấn Bắc Thành là Quận Công (Nguyễn Văn Thành).

Năm ất Sửu (1805) có chiếu triệu ông vào kinh. Ông ở lại kinh 3 tháng điều trần 18 việc nên làm. Vua rất mừng và khen hay và đều đem thi hành. Ông xin nghỉ 1 năm về làng và đợc Vua cho phép. Ngày về quê bà con trong Quận nghe tin già trẻ đi đón đầy đờng. Ông hỏi han, an ủi, mọi ngời và rất lấy làm vui lòng. Một năm ở lại làng, phàm các nơi phần mộ, lăng miếu tổ tiên ông đều sửa sang xong rồi mới trở lại Bắc Thành lu trú.

Ông đợc phong tớc hầu ngày 22/5 năm Bính Dần. Ngày 17/3 năm Tân Mùi (1811), ông mất thọ 57 tuổi.

Vua Gia Long sai bộ Lễ lấy gấm vóc trong kho ra khâm liệm, tổ chức phát tang trọng thể rồi sai quân theo đờng thủy đệ quan tài về quê Thợng Xá.

Tháng 4 năm Tân Mùi (1811), Vua ban sắc truy tặng ông chức Thiếu Bảo. Tháng 6 năm Tân Mùi (1811), Vua sai Ngô Gia Tĩnh, hiệp trấn Nghệ An

về Thợng Xá làm lễ an táng, thay mặt nhà vua đọc điếu văn.

Nhà vua lại ban 400 cân vôi, 400 quan tiền, 100 suất đinh, 100 phợng gạo, sai quan tri phủ quét sơn đôn đốc việc xây mộ.

Một phần của tài liệu Đóng góp của dòng họ nguyễn đình ở nghi hợp nghi lộc nghệ an từ thế kỷ xv đế đầu thế kỷ xx (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w