Nguyễn Đình Hồ (1868 1911)

Một phần của tài liệu Đóng góp của dòng họ nguyễn đình ở nghi hợp nghi lộc nghệ an từ thế kỷ xv đế đầu thế kỷ xx (Trang 68 - 88)

Nguyễn Đình Hồ là ngời con tiêu biểu cho dòng họ Nguyễn Đình đứng lên khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp khi Pháp đã hoàn tất việc xâm lợc Việt Nam.

Nguyễn Đình Hồ Long Sơn (1868 - 1911) là con của ông Nguyễn Đình Đào. Các cụ già kể lại: Sau nhà cụ Đào có 3 cây gác rất cổ thụ 4 - 5 ngời ôm không xuể. Lúc cha sinh ông Long đêm khuya có tiếng học bài ở trên Gác. Nh- ng khi sinh ông Long ra đời thì tiếng học bài mất đi. Ông Long Sơn lúc nhỏ rất thông minh, học đến đâu nhớ đến đó. Tuy còn nhỏ tuổi nhng đã nổi tiếng hay chữ ở trong vùng.

Khoảng năm 1883, tức vào khoảng 15 tuổi, tự nhiên ông bỏ ra đi biệt tăm gần hai năm. Về sau nhờ có Nguyễn Đình Thống đi buôn ở Đàng Trong về kể lại rằng có gặp ông đang ngồi dạy học ở huyện Cam Lộ - Quảng Trị. Cụ Đào thuê ông Thống đi tìm về, lúc đó ông mới nói lý do bỏ nhà ra đi. Ông kể rằng khi nghe tin quân Pháp vào kinh đô ông liền trốn vào Huế xem tình hình quân Pháp ra sao. Trên đờng về hết tiền ăn nên phải ở lại Cam Lộ sống bằng nghề dạy trẻ.

Để ràng buộc ông ở nhà, cụ Đào mời thầy Nguyễn Hữu Phơng ngời làng Lộc Thọ (nay xã Nghi Thọ) dạy học trong nhà. Hàng tháng ông lên tập bài với cụ Sơn (Sơn phong chánh sứ Nguyễn Thức Tự) ở làng Đông Chữ (xã Nghi Tr- ờng) đợc giáo huấn của thầy Nguyễn thức tự ông càng nung nấu ý chí đánh giặc đền nợ nớc.

Ông đã thấy chán cái lối thi cử hủ bại thời bấy giờ nên ông không hề thi lần nào. Cụ Phan Bội Châu cũng là học trò của cụ Sơn. Hơn ông một tuổi. Hai ngời đã sớm trở thành bạn đồng tâm đồng chí. Cùng hoạt động cách mạng với

nhau trong thời gian cụ Phan Bội Châu cha xuất dơng. Ông kết giao hầu hết với các hào kiệt trong miền Nghệ Tĩnh, thuở bấy giờ nh Nguyễn Đình Cừ (Nghi Hợp), Phạm Tĩnh (Cử Tĩnh Mỹ Chiêm), Đăng Văn Bá (Thạch Hà), Ngô Đức Kế (Can Lộc)... và cùng hoạt động trong Hội Duy Tân. Lúc bấy giờ nhân dân thờng gọi Tứ Hổ, Long, Ng, Hổ, Đấu (Long Sơn, Ng Hải, Bộ Phảng, Cừ). Để có nơi kín đáo luyện tập võ nghệ và tụ tập nghĩa quân, ông cùng với em trai thứ 2 và thứ 3 là Nguyễn Đình Hoành và Nguyễn Đình Canh, chiêu mộ một số trai tráng trong vùng lập ra trại cày ở Trùng Sơn (Nghi Xuân - Hà Tĩnh). Để gây quỹ hoạt động cách mạng trớc hết là cung cấp tiền cho du học sinh đi học nớc ngoài và mua sắm vũ khí. Ông cùng Ngô Đức Kế và một số ngời trong hội Duy Tân lập ra hội đặt ở trụ sở Vinh lấy tên là Triêu Dơng Thơng Quán. Mặc dù bọn thực dân Pháp khủng bố dã man, Hội Triêu Dơng vẫn có sức mạnh kêu gọi mãnh liệt đối với những ngời nặng lòng yêu nớc. Long Sơn - Nguyễn Đình Huỳnh là một thân giao liên tích cự và nổi tiếng về tổ chức giao thông liên lạc. Ông đi khắp nơi vào Nam ra Bắc nhất là lúc phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục phát triển mạnh (Đào Nguyên Phổ sáng lập).

Tuy có kinh doanh bằng nghề buôn nhng nguồn tài chính chủ yếu là dựa vào tiền quyên góp của những ngời hào phú giàu có giàu lòng yêu nớc. Lúc bấy giờ có hai chủ tớng khác nhau Phái Đại Đẩu (Lệ Quyên) chủ trơng dùng bạo lực, nhà nào không chịu quyên góp thì đe dọa có khi phải giết ngời để lấy của. Phái Long Sơn thì chủ trơng kiên trì thuyết phục để đồng bào tự nguyện đóng góp, do đó phái Long Sơn đợc nhân dân trong vùng mến phục.

Ông có một đội ngũ quân nhng phân tán thành từng nhóm để luyện tập. Ông đặt trụ sở ở nhiều nơi. Ông Long thờng đặt trụ sở ở nhà cố Dục đội 7 Nghi Xá. Ông Long rất giỏi võ thuật, tài nhảy cao, chạy nhanh, ngày đêm luyện tập cho các đồng sự. Theo kế hoạch của Phan Bội Châu. Ông Long tổ chức xuất ngoại gồm có ông Cừ, ông Đặng Thai Thân, ông Phảng nhng chuyến đi không thành. Ông Long là ngời múa kiếm mau lẹ và bắn nỏ tài tình chính xác. Lúc bấy

giờ ngoài tiền quyên góp ông còn cho anh em thu thuế ở các chợ lớn trong tỉnh, số tiền thu đợc gửi đi mua súng đạn.

Để có thêm súng đạn ông đã tổ chức cho nghĩa quân cớp súng giặc. Ông cử ông Thạc, ông Cừ và một số nghĩa sĩ ra Thanh Hóa mở sòng bạc để lôi kéo bọn lính say sa với cơn đen đỏ. Nghĩa quân đột nhập vào đồn giết chết tên đồn trởng ngời Pháp và lấy hết súng đạn trong đồn. Năm 1907, ông quyết định lập kế hoạch đánh Hà Tĩnh. Sở dĩ thành này đợc chọn làm mục tiêu vì quân Pháp ở đây ít, vị trí thành Hà Tĩnh tơng đối cô lập. ở đây có đủ bộ phận của bộ máy cai trị cấp tỉnh của bọn thực dân phong kiến. Nếu hạ đợc thành này, tiêu diệt đợc bộ phận cai trị thì tiếng vang rất lớn, lực lợng cách mạng sẽ nhân đó mà phát triển mạnh, ông đã dày công vận động binh lính làm nội ứng. Trong số lính tập gác nhà công sứ, nhà giám binh, nhà bố Chánh, án sát đều có ngời theo cách mạng hẹn giờ quân ta từ ngoài đánh vào thì bên trong họ sẽ nổi dậy. Kế hoạch đã đợc lên sẵn và chuẩn bị sẵn sàng. Chiều ngày hôm đó ngời hầu tên công sứ cho ngời đánh cả chiếc xe song mã của tên công sứ ra tận cày (Cách Hà Tĩnh khoảng 5 km đón Long Sơn vào thị xã). Dọc đờng có tin phi báo cơ mu đã bị bại lộ. Quân địch điều ông Đội Phấn (nội ứng) ra Vinh. Chúng động binh đóng chắc các cổng thành không cho ai ra vào và bố trí phòng ngự hết sức dày đặc. Một số tay trong của ta đã bị bắt. Nhận định rằng yếu tố bất ngờ không còn nữa, so sánh lực lợng giữa ta và địch thì không có u thế tuyệt đối nên không nắm chắc phần thắng trong tay. Địch biết trớc hớng tấn công của ta chúng đã điện cho quân Pháp vào Vinh tiếp viện. Nếu cứ thực hiện theo kế hoạch thì ta sẽ bị tổn thất nặng nề. Do đó ông quyết định rút quân theo đờng Truông Bát. Tuy sự việc không thành nhng ta vẫn lấy đợc hơn sáu chục khẩu súng trong kho của địch.

Sau khi rút khỏi Hà Tĩnh. Ông chủ trơng phân tán lực lợng để địch khó theo dõi trong cuộc họp ở Đền Bồ. Ông chia đều súng cho 3 đội do 3 ngời chỉ huy là ông Đội Quyên, đội Quảng và đội Phấn đi huy động mỗi ngời một địa phơng, khi nào cần mới tập trung.

Ngày 13/3/1910 những ngời trong hội Duy Tân họp ở làng Phan Thôn để đón em vua Thành Thái là Tạ Quốc Khanh mới từ Huế trốn ra thì bị địch đa lính đến vây bắt. Ông Tôn Hiến Lê Khanh em già sáu Lê Khanh đã dũng cảm lao ra giải vây cho cuộc họp bị chúng bắn chết tại chỗ. Ông Long Sơn cải trang thành một tuần phu và một số sĩ phụ thoát khỏi vòng vây.

Khoảng cuối tháng 6/1910 ông về thăm nhà. Ông cảnh giác không ở nhà mà vào nhà ông Phùng Văn Hoan ở xóm trên. Sở dĩ ông chọn nhà ông Hoan làm cơ sở để thỉnh thoảng đi về tạm trú vì ông Hoan con một nhà dòng dơi nghĩa khí. Lúc đó trời bỗng đổ ma nên tên Hơng Bát khuyên ông nghỉ lại trời tạnh hẵng đi. Hắn sai ngời nấu cháo gà mời ông ăn, nể hắn ông ăn bát cháo thấy ngời mệt ông ngả lng lên võng ngủ thiếp đi. Đến khuya ngời em vợ ông là Võ Văn Mỹ đứng gác cho ông ngủ nghe tiếng động bất thờng nhìn ra thì thấy quân lính bao vây quanh nhà. Biết có sự cố ông rút súng lên đạn nhng kẻ gian đã nhét đầy giẻ rách vào nòng súng. Ông liền chạy ra phía sau vờn nh- ng tên Bát léo nhéo theo sau để cho quân lính trong đêm tối đuổi theo.

Cuối cùng vào đêm 23/6/1910 ông đã bị bắt ở quê nhà và bị giam ở nhà lao Vinh vào ngày 24/6/1910. Tháng 7/1910, ông bị kết án tử hình và ngày 12/6/1911 ông bị hành quyết tại Vinh.

Trớc lúc bị hành quyết ông lần trong túi áo có một cái ống vôi ăn trầu nhỏ bằng bạc nạm đồng đen, đem cho ngời đao phủ và đọc câu tuyệt mệnh:

“Sự thể đảo đầu dung hữu tử Anh hùng tự cổ bất h sinh”. Tạm dịch:

“Sự thể đã đành thôi chết vậy

Anh hùng chẳng chịu sống thừa đâu”.

Để tởng nhớ công lao của ông, đến khi Cách mạng Tháng 8 thành công, huyện ủy Nghi Lộc đặt tên cho đơn vị bộ đội địa phơng của mình là đại đội Long Sơn và nhà văn thánh của Tổng thợng xã ở Long Trảo là nhà thánh Long

Sơn.

Trên đây là những đóng góp nổi bật của những nhân vật tiêu biểu trong dòng họ Nguyễn Đình ở Nghi Lộc - Nghệ An. Dòng họ Nguyễn Đình đã có những đóng góp nổi bật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nớc ở thế kỷ XV. Tới nay đã 600 năm trôi qua, lịch sử trải qua nhiều biến động thăng trầm nhng sự đóng góp của gia đình Nguyễn Xí trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dng đất nớc ở thế kỷ XV là chuẩn mực trong sáng đợc lịch sử ghi nhận ca ngợi và lu truyền đến muôn đời.

Ngày nay trong công cuộc xây dựng CNXH, con cháu họ Nguyễn Đình đang ra sức học tập, lao động góp phần cùng nhân dân Nghi Lộc, nhân dân Nghệ An, nhân dân cả nớc xây dựng đất nớc ngày càng giàu mạnh.

KếT LUậN

Qua việc nghiên cứu dòng họ Nguyễn Đình ở Nghi Lộc - Nghệ An, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Dòng họ Nguyễn Đình có nguyên quán ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc - Nghệ An.Vào thế kỷ XV, Lê Lợi ban cho Nguyễn Hội những đầm phá ở nhánh Nam (sau nhánh Nam hình thành Cửa Xá) và trên vùng này Nguyễn Hội lập làng Thái Xá (ngày nay là Thợng Xá). Năm 1428, niên hiệu Thuận Thiên đời Lê Thái Tổ, Nguyễn Xí đợc cấp lãnh địa lập nên làng Bầu ổ. Tiếp đó, con trai Nguyễn Xí là Nguyễn S Hồi đợc ban cấp đầm phá lập ra làng Vạn Lộc và Tân Lộc. Theo chiếu chỉ của nhà vua, tất cả các làng đợc thiết lập vào thế kỉ XV bởi họ Nguyễn Thợng Xá. Trải qua hơn 600 năm kể từ tổ tộc Nguyễn Hội, Nguyễn Xí, đến nay con cháu dòng họ đã sinh sôi, phát triển đông đúc, tạo nên xóm làng trù mật và lan tỏa ra nhiều huyện trong tỉnh, nhiều tỉnh trong cả nớc, và trở thành một dòng họ lớn ở tỉnh nhà. Dòng họ Nguyễn Đình cùng với c dân Nghi Hợp - Nghi Lộc đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và giữ nớc của dân tộc. Dòng họ Nguyễn Đình đã tạo dựng bề dày truyền thống đáng tự hào, đó là truyền thống yêu nớc cách mạng, là sự nghiệp chính trị - quân sự lừng lẫy, là gia phong của dòng họ, là truyền thống thợng võ của con nhà quan, là những giá trị di sản văn hóa nh từ đờng, văn bia. Đặc biệt, những đóng góp của con cháu trong dòng họ đã góp phần làm phong phú thêm truyền thống của dân tộc Việt Nam.

2. Trải qua hơn 600 năm khai sơn phá thạch, dòng họ Nguyễn Đình ở Nghi Hợp - Nghi Lộc đã trải nghiệm thực tế cuộc sống khai hoang lập làng, cải tạo tự nhiên, duy trì và phát triển cuộc sống qua các cuộc chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Trong quá trình xây dựng, vun đắp cuộc sống nơi quê hơng Nghi Lộc, dòng họ Nguyễn Đình đã đúc kết đợc nhiều truyền thống quý báu tiêu biểu là truyền thống yêu nớc để bảo vệ độc lập dân tộc, truyền thống hiếu học, sống trọn tình trọn nghĩa.

Truyền thống yêu nớc dờng nh đã là truyền thống chung không chỉ của ngời dân Nghi Lộc mà còn của các thế hệ ngời Việt Nam. Khí phách chiến đấu, hi sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, tự do cho dân tộc đã đợc thể hiện rõ nét trong những con ngời cụ thể của dòng họ Nguyễn Đình. Ngay từ đầu dòng họ đã nhận thức rõ bảo vệ Tổ quốc là vô cùng quan trọng. Bảo vệ Tổ quốc trớc nạn ngoại xâm là bảo vệ chính gia đình mình, dòng tộc mình. Yêu nớc cũng chính là truyền thống đã đợc khẳng định của dòng họ Nguyễn Đình. Theo gia phả của dòng họ để lại, vào thời kì đất nớc xảy ra nhiều biến động lớn, nhiều thế hệ đầu của dòng họ nh Đức Tổ Nguyễn Xí đã nhiều lần làm tớng cầm quân tiêu diệt bọn xâm lợc nhà Minh. Đến đời thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5... đã có các vị tớng lĩnh lớn nh Nguyễn S Hồi, Nguyễn Đình Thả, Nguyễn Bá Kí, Nguyễn Trọng Thởng... đều là những ngời theo nghiệp binh, có nhiều công tích dẹp giặc, đợc triều đình phong tớc Hầu, tớc Bá, có vị đợc phong Quận Công của đất nớc. Đặc biệt, đến thế kỷ XX có Nguyễn Đình Hồ, ông là một trong những ngời lãnh đạo của Duy Tân Hội trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX ở Nghệ An.

Truyền thống yêu nớc, đấu tranh kiên cờng đợc lu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, con cháu của dòng họ Nguyễn Đình luôn vun xới và đắp dày thêm truyền thống đó.

Ngoài tinh thần yêu nớc, con cháu dòng họ Nguyễn Đình còn nhận thức tầm quan trọng của việc học hành, nâng cao tri thức. Hiếu học, khổ học cũng là truyền thống chung của cả dòng tộc Nguyễn Đình. Sinh ra trong một dòng họ có tinh thần thợng võ nhng con cháu họ Nguyễn Đình không bao giờ quên học tập. Ngời trong dòng họ quan niệm học là để biết, để làm ngời, để sống có ích cho xã hội. Do đó ngay từ sớm, mặc dù còn vô cùng khó khăn nhng con cháu dòng họ luôn dành thời gian cho việc học chữ thánh hiền, thi - th - lễ - nghĩa. Trong dòng tộc, bên cạnh những ngời đợc phong tớc vị trong quân đội còn có rất nhiều ngời đỗ đạt và làm quan cao nh Nguyễn Huy Xán (Côn), trúng tú tài Giáp Ngọ khoa, Đệ nhị chi khoa xớng phát thí (cháu 16 đời con ông Nguyễn

Đình Liễn); Nguyễn Huy Cảnh đậu tú tài khoa ất Dậu (1885) khai khoa cho xã Thợng Xá thời Nguyễn, cháu 13 đời; Nguyễn Hữu Tạo đậu tú tài khoa Canh Tý (1900), cháu 14 đời... Nối tiếp truyền thống khoa cử, dù không đỗ Tiến sĩ nhng có nhiều ngời cũng đã đỗ vào hàng cử nhân, tú tài, góp phần làm rạng danh dòng họ. Trong số đó cũng có nhiều ngời làm quan và tham gia quản lí đất nớc.

Nối tiếp truyền thống tốt đẹp đó, hiện nay trong họ có nhiều ngời đã đỗ đạt cao nh GS. Nguyễn Đình Chú và còn có rất nhiều ngời có trình độ Thạc sĩ, Đại học và cống hiến ngày càng nhiều cho đất nớc.

Coi trọng gia giáo, sống có đạo lí, trọn vẹn thuỷ chung son sắt cũng là truyền thống quý giá của dòng họ Nguyễn Đình. Hầu hết các gia đình của dòng họ Nguyễn Đình đều rất coi trọng gia giáo, trong đó có cha dạy con, ông day cháu trong dòng họ và trong thôn xóm về quan niệm xuất chính, khuyên các con cháu phải đi theo con đờng chính nghĩa, đừng đi con đờng bất chính.

Trong cuộc sống thờng nhật cũng nh trong gia đình, các bậc ông bà cao niên trong họ luôn có nhiều cách ứng xử đẹp, văn hoá trở thành mẫu mực đợc lu truyền cho hậu thế. Dân tộc ta nói chung, trong đó có họ Nguyễn Đình nói riêng từ xa tới nay rất coi trọng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là một trong những đức tính cao đẹp trở thành đạo lí truyền thống quý báu của dòng họ. Tính nhân nghĩa đó đã kết tinh những vẻ đẹp tinh thần chi phối mọi hành động của con ngời qua thực tế cuộc sống, học tập, lao động và đấu tranh chống kẻ thù. Ngời họ Nguyễn Đình

Một phần của tài liệu Đóng góp của dòng họ nguyễn đình ở nghi hợp nghi lộc nghệ an từ thế kỷ xv đế đầu thế kỷ xx (Trang 68 - 88)