Theo cuốn "Tộc phả họ Mạc Nghệ Tĩnh" đợc biên soạn vào năm 1979, do các ông Phan Xuân Thuý, Phan Đăng Diêu, Phan Đăng Ngạn... biên tập dựa trên t liệu chữ Hán Nôm còn cất giữ đợc, thu thập thêm ở các chi họ và có tham khảo đối chiếu với một số cuốn sử thì, từ năm 1592, sau khi thành Thăng Long bị mất về tay họ Trịnh, con cháu họ Mạc còn chiếm cứ nhiều nơi và cố thủ ở Cao Bằng cho đến những năm 70 của thế kỉ XVII. Trong bớc đờng thất thế và trớc nguy cơ bị tiêu diệt, con cháu họ Mạc phải phân tán khắp nơi, đổi họ thay tên ẩn mình lánh nạn. Con cháu họ Mạc chạy vào đất Nghệ An có nhiều chi phái nhng ngày nay mới biết có 5 phái hệ chính:
Phái hệ Phó quốc vơng, Tớc minh nghĩa Đại vơng Mạc Đăng Lợng, tức Hoàng Đăng Quang.
Phái hệ Thế tử Mạc Mậu Giang (con vua Mạc Phúc Nguyên và bà Đặng Thị Xuân).
Phái hệ Thế tử Mạc Đăng Bình (con vua Mạc Phúc Nguyên và bà Đặng Thị Xuân).
Phái hệ thuộc hậu duệ Mạc Kính Vĩ.
Phái hệ Mạc Đăng Khuê từ Thanh Hoá và các tỉnh ngoài Bắc chạy vào. Đến nay tại Nghệ An đã có 186 chi mang 10 dòng họ gốc Mạc thuộc hầu hết tất cả các huyện, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò [11;42].
Theo cuốn "Hợp biên thế phả họ Mạc" của nhà xuất bản Văn hoá dân tộc 2001 thì Mạc Đăng Lợng là cháu đời thứ 11 của Lỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (là bậc chú của Thái tổ Mạc Đăng Dung). Ông là con trởng của cụ Mạc Đăng Trắc và cụ bà là Đậu Thị Minh. Ông sinh năm 1496 tại Lũng Động, Chí Linh, Hải Dơng.
Mạc Đăng Lợng t chất thông minh, từ nhỏ đã có ý rất ham học, học giỏi. Ông đợc mọi ngời yêu quý. Năm ông 17 tuổi, thi đậu Tiến sĩ, làm quan dới triều hậu Lê và đợc triều đình Lê phong tớc Quốc Công. Dới triều Mạc, ông có công lập nhiều chiến công hiển hách nên đợc phong Phó Quốc Vơng [8; 137].
Năm 1531, Mạc Đăng Lợng vâng lệnh vua Thái Tông Mạc Đăng Doanh vào trấn thủ Hoan Châu (Nghệ An), đóng bản doanh ở vùng Đô Đặng, huyện Nam Đờng, tớng tá thuộc hạ trên một vạn ngời.
Nhân dân ở đây vui mừng phấn khởi, từ đây đợc hởng không khí thái bình, yên tâm làm ăn cày cấy. Ông có công chiêu dân lập ấp, đợc 137 hộ tổng Đặng Sơn (bao gồm 3 xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Đặng Sơn ngày nay). Mời bốn năm trấn thủ Hoan Châu, ông xây dựng nơi đây thành một vùng trú phú, lơng thực đầy đủ, đời sống nhân dân đỡ phần cơ cực bần hàn.
Sau năm 1592, gặp nạn dòng họ suy vi, vua Mậu Hợp bị thất thủ ở Thăng Long, Trịnh Tùng vào chiếm kinh đô Thăng Long. Dòng họ Mạc bị tru di, tắm máu cực hình, bắt buộc ông phải đổi họ ẩn mình thay tên. Mạc Đăng Lợng đổi
tên Lê Đăng Hiền (1592-1599), sau đó đổi Hoàng Đăng Quang (1599-1604). Trớc ông ẩn ở Thạch Thành, Thanh Hoá sau di chuyển vào huyện Nam Đờng ẩn dật chiêu dân lập ấp, dạy học và bốc thuốc bắc chữa bệnh cứu ngời. Và trong gia phả có ghi:
"Thanh Tiền miêu duệ Lê truyền chỉ Hậu Nghệ tử tôn Phái tộc thừa"
Có nghĩa là: cải họ Mạc thành họ Lê ở Thanh Hoá. Các đời con cháu về sau sống tại làng Nho Phái tỉnh Nghệ An.
Suốt cuộc đời Mạc Đăng Lợng có một mong muốn là nớc nhà đợc bình yên không loạn lạc, không binh đao, nhân dân đợc ấm no hạnh phúc. Ước muốn không thành vận nớc suy đồi, ông luôn than thở với các bậc con cháu:
"Trung thần bất sự nhi quân Trinh nữ bất canh nhi phụ"
Nghĩa là: Bề tôi trung thành không thờ hai vua khác họ và trinh nữ không thờ hai chồng.
Trớc lúc qua đời, ông còn dặn con cháu: Ngày tế cụ nên làm xôi đỗ đen để tỏ lòng trung thành của ông đối với non sông đất nớc. Ngày nay con cháu khi tế lễ đã làm xôi đỗ đen để tỏ lòng thành kính đối với cụ. Phó Quốc vơng Mạc Đăng Lợng hởng thọ 108 tuổi, vợ là Mai Thị Huệ, hậu duệ Mai Hắc Đế, thọ 92 tuổi. Phần mộ của hai ông bà đều táng tại núi Đại Huệ, huyện Nam Đàn [21; 2].
Mạc Đăng Lợng có công giúp dân, giúp nớc nên đợc nhân dân lập đền thờ ghi nhớ công đức, tôn thờ ông làm thành hoàng, nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi. Đền thờ chính của Phó quốc vơng Mạc Đăng Lợng nằm trên núi Tán Sơn (Đền Tán Sơn) thuộc xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Năm 1788, vua Quang Trung kéo đại binh từ Phú Xuân ra Bắc đại phá 29 vạn quân Thanh đã dừng chân nghỉ ở núi Đại Huệ. Vua đã đến đền Tán Sơn cầu
thần linh phù hộ. Quang Trung vừa cho tuyển thêm quân sĩ của các vùng xung quanh, vừa thanh thủ luyện tập võ nghệ cho quân sĩ [64].
Cuối năm 1788, theo thể nguyện vọng của nhân dân Tổng Đặng Lâm, vua Quang Trung đã xét công đức đối với nớc, đối với dân của cụ Mạc Đăng L- ợng. Nhà vua vô cùng cảm phục sự tài ba lỗi lạc của đại tớng quân Mạc Đăng Lợng, đã truy phong ông "tự cát giang tử, đăng tiên Đô Miếu, bao phong phù cát hồng du, gia phong anh dũng thành Hoàng thợng thợng thợng đặng thần". Có nghĩa là: “Ta đây triều vua trớc có ý định, nay cho dựng tại đền trên Đô Đặng (Đặng Sơn) lấy tên là Tiên Đô, gia phong anh dũng thần với ba bậc th- ợng đẳng”. Đền còn lu lại câu đối:
"Trúc duẩn tái sinh thiên cổ miếu Nam Đờng di ái ức nên từ"
Có nghĩa: trúc mọc lại ở miếu xa, tình cảm ấy từ Nam Đàn chuyển lên để vạn năm thờ.
Mãi về sau, triều đình nhà Nguyễn mới thấy sự oan trái của Nhà Mạc và công lao của Phó quốc vơng Mạc Đăng Lợng. Năm Quý Mùi (Tự Đức thứ 8 năm 1855), ông đợc phong thợng đẳng thần. Năm Thành Thái thứ bảy (năm 1894) ông đợc phong thợng thợng đẳng thần. Năm Bảo Đại thứ 8 (1944), ông đ- ợc phong thợng thợng thợng đẳng thần, thờ tại nhà thờ Đặng Sơn Đô Lơng.
Phó Quốc vơng Mạc Đăng Lợng có duệ hiệu đầy đủ là: Tiền triều Hoàng đại tớng, Tam giáp Tiến sĩ tớc Quốc công, Mạc triều Phó Quốc vơng, gia phong Thái Quốc công, tặng Hiển Công vơng gia tặng Minh nghĩa Đại vơng, tự cát giang tử, đẳng tiên đô miếu, thần quang linh ứng, bao phong phù cách hồng du, gia phong anh dũng Thành Hoàng thợng thợng thợng đẳng thần [8; 137].
Duệ hiệu của Mai Thị Huệ là: Trai thực thiệu tín đoan trang anh linh, tịnh chính diệu hoá trang, húy Mai Thị Huệ thợng thợng đẳng thần [8; 137].
Theo phả tộc họ Hoàng Trần ở Đặng Sơn và họ Lê Đăng ở xã Xuân Hoà thì, Phó Quốc vơng Mạc Đăng Lợng sinh đợc 8 ngời con. Tám ngời con của ông đều học hành thành đạt nhng vì hoạ tru di tam tộc cho nên việc tu dỡng thành ngời tài giúp ích cho xã hội gặp nhiều khó khăn. Sau đó, tám ngời con của ông sống ở 8 nơi thuộc địa bàn 4 huyện Nam Đàn, Đô Lơng, Thanh Chơng, Nghi Lộc (ngày nay) và phát triển thành 8 chi chia thành 2 họ:
Ông Hoàng Đăng Lu, tự Pháp Lu, thuỷ tổ chi họ Hoàng Trần, lập từ đờng ở làng Đặng Lâm, xã Đặng Sơn, huyện Đô Lơng, tỉnh Nghệ An. Từ đờng họ Hoàng Trần đã đợc nhà nớc cấp bằng di tích lịch sử.
Ông Hoàng Đăng Đạo, tự Nhã Đạo, thuỷ tổ chi họ Hoàng Văn, lập từ đ- ờng ở làng Lơng Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Đô Lơng, tỉnh Nghệ An. Dới triều Lê, ông có sắc phong Đô chỉ huy sứ kiêm lộc hầu.
Ông Hoàng Đăng Kỳ, tự Bá Kỳ, thuỷ tổ chi họ Hoàng Bá, lập từ đờng ở làng Khả Phong, xã Nam Sơn, huyện Đô Lơng, tỉnh Nghệ An.
Ông Hoàng Đăng Ngọc, tự Kim Ngọc, thuỷ tổ họ Hoàng Sĩ, lập từ đờng ở làng Yên Phú, xã Yên Sơn, huyện Đô Lơng, tỉnh Nghệ An.
Ông Hoàng Đăng Thuật, tự Phúc Diện, thuỷ tổ chi họ Hoàng Văn ở xã Nam Lạc, huyện Nam Đàn. Một bộ phận di chuyển đến làng Phật Kệ, xã Đà Sơn, huyện Đô Lơng, tỉnh Nghệ An.
Ông Lê Đăng Lơng cùng gia đình ẩn tích lánh nạn ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá và lập chi ở đây. Về sau, ngời con trởng của ông là Lê Đăng Thiện cùng thân mẫu là thị Nghĩa và hai chú ruột chuyển vào làng Nho Phái, huyện Nam Đờng và lập từ đờng ở đây. Đền Tán Sơn đã đợc nhà nớc cấp bằng di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
Ông Lê Đăng Tởng là thuỷ tổ chi họ Lê Đăng. trớc ở làng Nho Phái rồi sau tản đến làng Tuỵ Anh, xã Nghi Phơng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Ông Lê Đăng Thân là thuỷ tổ chi họ Lê Đăng, trớc ở làng Nho Phái rồi sau tản đến làng Di Luân, xã Thanh Luân, huyện Thanh Chơng, tỉnh Nghệ An [8; 346].
Tám chi họ thuộc triệu tổ Mạc Đăng Lợng tuy xa cách nhau nhng tình cảm thân tộc luôn luôn đoàn kết, gắn bó với nhau, cùng nhau xây dựng đất nớc. Đến nay, 8 chi họ có khoảng 1500 hộ và dân số 6000 nhân khẩu.
Nh vậy, bên cạnh các dòng họ lớn ở Nghệ An thì phái hệ Phó Quốc vơng Mạc Đăng Lợng gồm họ Hoàng và họ Lê cũng đã đóng góp một phần sức mình để xây dựng quê hơng Nghệ An ngày càng phát triển.