Đền, nhà thờ, lăng mộ (từ đờng văn bia, lăng mộ)

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá phái hệ mạc đăng lương ở nghệ an (Trang 84 - 100)

Đền thờ là một trong những di sản văn hoá vật thể vô giá của các dòng họ và của cả dân tộc, đó là nơi bảo tồn, bảo tàng những sự kiện lịch sử, những phong tục tập quán, lễ nghi, kiến trúc.... Do vậy, đền thờ trở thành một bộ phận quan trọng góp phần làm đa dạng thêm văn hoá gia tộc và dân tộc.

ở nớc ta nói chung và ở Nghệ An nói riêng có nhiều công trình đợc Bộ Văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia nh: đền thờ Mai Hắc Đế, đền thờ Hồ Tông Thốc, đền Bạch Mã, đền thờ Đặng Thai Mai.... Nhng trong dòng họ Mạc ở Nghệ An thì chỉ có phái hệ Mạc Đăng Lợng là có hai công trình đợc Bộ Văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia, đó là đền Tán Sơn và mộ đồng chí Lê Hồng Sơn ở Xuân Hoà, Nam Đàn, nhà thờ Hoàng Trần ở Đặng Sơn, Đô Lơng.

Đền Tán Sơn là một trung tâm văn hoá tâm linh. Nơi đây, năm 1799, ng- ời nông dân áo vải Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) trên đờng tiến quân ra Bắc dừng chân để tuyển thêm lực lợng và luyện tập quân sĩ. Năm Giáp Tuất 1874, Trần Tấn và Đặng Nh Mai tổ chức lễ tế cờ phát động phong trào Văn Thân chống Pháp. Đền Tán Sơn là nơi tuyên truyền giác ngộ thanh niên yêu nớc chuẩn bị lực lợng cách mạng cho Đảng từ buổi ban đầu. Đền là nơi hội họp, in ấn, cất giấu tài liệu của Đảng trong thời kì Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Do đó, trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, đền Tán Sơn là trung tâm hoạt động của chính quyền Xô viết ở Nam Đàn. Đền còn là nơi học chữ quốc ngữ của nhân dân và là nơi tập trung nhân dân đi giành chính quyền.

Đền Tán Sơn:

Đền Tán Sơn đợc xây dựng giữa thế kỉ thứ XVI trên đỉnh núi Tán Sơn thuộc xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ thành phố Vinh đi đến đền Tán Sơn có thể đi bằng đờng bộ theo quốc lộ 46. Đền thờ phó quốc vơng Mạc Đăng Lợng. Đến nay, đền đã đợc hơn 400 năm. Diện tích khuôn viên của đền trên 4 hec-ta. Dới chân núi có dòng sông Mai Hồ và hai cánh đồng phì nhiêu h đồng khúc, đồng Mui, vây quanh 5 ngọn núi: núi Anh, núi Tấn, núi

Nhuệ, núi Khúc và núi Thiệt Diệt tạo thành một khu vực linh địa phong cảnh hữu tình.

Đền Tán Sơn mặt ngoảnh hớng Đông Nam. Hai bên phải trái và phía sau đền Tán Sơn bao quanh vách đá sừng sững cao gần 20 m, dài trên 50 m. Những tảng đá to 4 đến 5 ngời khiêng chồng khép lên nhau. Đó là công sức của nhân dân lao động địa phơng.

Thiên nhiên và con ngời nơi đây có tiếng ngàn năm văn vật, đợc sắc phong của nhiều triều đại "Mỹ tục khả gia". Những cảnh vật ở trên đã tạo thành một quần thể di tích lịch sử văn hoá cách mạng liên hoàn.

Đi vào đền, qua hai cột nanh cao 5m, chạm trổ long ly, quy, phợng. Phía trong và phía ngoài 2 cột nanh có 2 câu đối. Trên đỉnh cột nanh có 2 con sếu đứng chầu, có tam quan. Phía trong và phía ngoài cổng có bức tờng ngăn cách. Hai bên cổng có 2 con voi phủ phục và 2 con ngựa đứng chầu đã đớc thắng bành (quản voi quản ngựa).

Trớc cửa đền có hàng thông cổ thụ cao vút, cành lá xum xuê, xung quanh đền có lùm cây dày đặc bao phủ tạo nên cảnh đền có vẻ đẹp huyền bí, trang nghiêm. Đi qua tam quan, có nhà vàng 2 tầng cao 2,5m, dài 1,3m, rộng 1m. Từ cổng đền vào đến nhà Hạ điện dài 12m, rộng 4,6m. Do đó, đền Tán Sơn có kiểu kiến trúc tứ trụ tam oai, gồm hai nhà Hạ điện và Thợng điện.

Hạ điện:

Toàn bộ kiến trúc hạ điện của đền Tán Sơn theo kiểu tứ trụ tam oai, cấu trúc đơn giản, gồm 3 gian, tổng cộng 12 cột, cột lớn cao 3,4m, đờng kính 0,80m. Cùng với cột có 2 tảng đá xanh đợc tu tạo theo khối vuông, đờng kính 0,40 x 0,40m, có rãnh vòng tròn chạy quanh chân cột dùng chống mối. Nhà hạ điện có chiều cao từ đỉnh xuống mặt nền là 3,8m, chiều dài nhà 9,8m, chiều rộng 5m. Cửa ra vào hạ điện: cửa bàn khoá đóng kín, phía sau để trống thông với nhà thợng điện. Xung quanh nhà và hai đầu đốc xây kín, nền nhà láng vôi vữa. Trên đỉnh nốc đắp nổi hình lỡng long triều nguyệt theo thể thức đăng đối

với chất liệu vôi vữa, ghép mảnh sành sứ. Toàn bộ phần mái của đền lợp bằng ngói vảy (âm dơng loại khổ lớn). Tất cả gỗ dùng làm đền đều bằng gỗ lim do nhân dân khai thác trong rừng tại địa phơng.

Nhà hạ điện có cấu trúc dọc: 1m x 2,8m x 1,2m x 1,2m Kết cấu ngang: 3,2m x 2,8m x 3,2m.

Hạ điện có chức năng làm nơi tế lễ của làng, một bên văn, một bên võ, có ngũ hơng hào lí giám sát công việc.

Hạ điện còn gắn liền với những buổi họp của các văn thân sĩ phu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hạ điện có một trống đánh vào ngày lễ trọng đại, có một chiêng lớn bằng đồng, vừa là nhạc khí, vừa là vật thiêng của đền. Những giá trống và giá chiêng đợc chạm trổ tinh xảo.

Trớc hạ điện có một bức hoành phi "Trung chính Đức long". Phía dới bức hoành phi 4 cột có 4 cặp câu đối bằng chữ hán khắc trên gỗ.

Thợng điện:

Nối liền với Hạ điện là thợng điện, phía trớc bên tả có tợng thờ quan văn, bên hữu có tợng thờ quan võ. Thợng điện gồm có 2 gian, cấu trú theo kiểu tứ trụ tam oai. Trên đỉnh nóc đắp nổi hình lỡng long triều nguyệt. ở 4 đầu đao cong vút là hình đắp nổi tợng trung 4 đuôi con rồng. Nhà gồm 10 cột, cao 3,1m, cùng với cột có 10 tảng đá xanh đợc tu tạo theo khối vuông, đờng kính 30 cm x 30 cm, có rãnh vòng tròn chạy quanh chân cột. Thợng điện có chiều cao từ đỉnh xuống mặt nền là 3,5m, chiều dài 5,6m, chiều rộng 4,8m. Cửa ra vào ở giữa cửa bàn khoa, hai bên cửa ván dật. Trớc cửa nhà thợng điện có 2 câu đối viết bằng chữ Hán treo ở cột:

Hệ xuất thần linh long động cổ Địa chung linh tú Tán Sơn cao

Tam dịch:

Thần linh thiêng sinh ra có quan hệ với long động xa Đất chung đúc nên khí tốt là Tán Sơn cao.

Hoặc:

Nho lu thiên tải thánh Phái hệ ức niên thần.

Tạm dịch:

(Ngài là) Thánh của dòng họ từ ngàn năm (Ngài là) Thần của phái hệ từ vạn năm.

Đồ tế khí có bàn toạ 2 cấp 3 bên để long ngai có hậu bành phía sau, chạm trổ 2 con rồng 2 bên. Dới bàn toạ có hoa văn đẹp và đồ tế khí nh sau: Nồi hơng, 2 con hạc bằng đồng, cọc sáp, l hơng, lu trầm, mâm chè, chén uống rợu, nậm đựng rợu, thể 2 cái, phủ việt, đao, chì đồng, liệu long đình 4 ngời khiêng chạm trổ mặt rồng ngang.

Hiện vật còn trong đền Tán Sơn hiện có: - Chiêng đồng: 01 cái - Trống: 02 cái - Đĩa cổ: 04 cái. - Bình hoa - Đồ thờ tự - Lọng che.

- Bộ bàn ghế nơi hội họp của chi bộ Đảng tổng Xuân Liễu năm 1930 -1931.

- Giáo mác của ông Lu Phi Hiệp, dùng trong các cuộc biểu tình năm 1930-1931.

- Mâm đồng của huyện uỷ Nam Đàn dùng in tài liệu truyền đơn năm 1930-1931.

- Nồi đồng của đền Tán Sơn dùng nấu thạch in tài liệu của tổng Xuân Liễu năm 1930-1931.

Giá trị lịch sử khoa học, nghệ thuật, văn hoá của Đền Tán Sơn: Giá trị lịch sử:

Đền Tán Sơn thuộc loại hình di tích lịch sử cách mạng trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, góp phần hình thành nên t tởng yêu nớc và nhân cách cho thế hệ trẻ.

Đền Tán Sơn gắn liền với phong trào Văn Thân - Cần Vơng. Đây là nơi gặp gỡ của những anh hùng hào kiệt cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX của vùng Nghệ Tĩnh. Trong phong trào Cần Vơng 1885, tú tài Vơng Thúc Mậu ở Kim Liên, Nam Đàn cũng chiêu tập nghĩa binh dựng cờ khởi nghĩa, ông đã chọn núi Tán Sơn (Đền Tán Sơn) để hội họp kín. Một số văn thân trong vùng nh Nguyễn Sĩ, Hồ Duy Cơng, ông Cầu Dị Dơn, Nguyễn Văn Đỉnh, Hoe Báu... tham gia khởi nghĩa. Lúc bấy giờ, đền Tán Sơn là căn cứ điểm của nghĩa quân để kiềm chế hoạt động của địch. Phong trào Cần Vơng thất bại, cuộc vận động cứu nớc của nhân dân ta tiếp tục phát triển ở giai đoạn mới dới ngọn cờ của Phan Bội Châu. Thời còn trẻ, Phan Bội Châu thờng đến núi Tán Sơn, lấy đền Tán Sơn bình thơ văn, đàm đạo việc nớc.

Đền Tán Sơn cũng là nơi gắn bó với tuổi thơ Lê Hồng Sơn và những ngời hoạt động yêu nớc của anh tại quê nhà. Lê Hồng Sơn trớc khi đi xuất dơng đã từng lấy đền Tán Sơn làm nơi hội họp bí mật bàn việc cứu nớc cùng với Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu.... Trớc ngày ra nớc ngoài hoạt động, Lê Hồng Sơn có gặp thầy Lê Thiên tại đền Tán Sơn. Trớc mặt thầy, Lê Hồng Sơn đọc câu: "Anh Sơn, Nhuệ Sơn, sơn sơn xuất, anh hùng nhuệ sĩ". Thầy giáo gật đầu và động viên Lê Hồng Sơn. Do đó, Lê Hồng Sơn đã hăng hái ra đi tìm đờng cứu nớc. ở đây cũng là nơi thành lập chi bộ Đảng tổng Xuân Liễu năm 1930 và địa điểm hội họp của các đồng chí phủ uỷ, tổng uỷ.

Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Đền Tán Sơn là nơi in ấn truyền đơn, báo chí, cất dấu tài liệu của Đảng. Do đó, trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, đền Tán Sơn là trung tâm hoạt động của chính

quyền Xô viết ở địa phơng, là nơi học chữ quốc ngữ của nhân dân. Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, đền Tán Sơn là nơi tập trung nhân dân đi giành chính quyền. Trong cuộc kháng chiến trờng kì chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nớc, đền Tán Sơn là nơi đợc dùng để cấp phát và điều chế thuốc phục vụ cho các chiến trờng.

Giá trị khoa học:

Trong di tích còn lu giữ đợc những hiện vật, t liệu cho chúng ta có cơ sở nghiên cứu về đời sống văn hoá của cha ông xa xa. Đó là long ngai, mục chỉ hoành phi, câu đối, những tài liệu hiện vật đó giúp ta hiểu thêm về một làng xã đó có truyền thống khoa bảng và cách mạng.

Giá trị kiến trúc nghệ thuật:

Di tích đợc xây dựng giữa thế kỉ XVI, có quy mô tổng thể gồm 2 nhà. Với lối kiến trúc truyền thống mang dáng dấp nét cổ xa, có hình lỡng long triều nguyệt. Cả trang trí nội thất và cấu trúc ngôi đền đều thể hiện bàn tay khéo léo của những ngời con xứ nghệ. Đặc biệt là những ngời thợ địa phơng có truyền thống văn hoá tốt đẹp.

Những yếu tố trên đây tạo cho đền Tán Sơn trở thành một di tích duy nhất có tiếng trong vùng còn lại đến nay. Ngày 5 tháng 8 (âm lịch) hàng năm là giỗ tổ đợc tổ chức tại đền Tán Sơn.

Trong lịch sử, đền Tán Sơn có ý nghĩa rất lớn đối với địa phơng. Ngày nay đền là nơi sinh hoạt văn hoá t tởng của thế hệ trẻ địa phơng.

3.2.3.2. Nhà thờ.

Phái hệ Mạc Đăng Lợng chi họ nào cũng có nhà thờ để thờ gia tiên. Hàng năm cứ đến này 17 tháng 1 (âm lịch) là nhà thờ họ Hoàng Trần giỗ tổ, đến ngày 15 tháng 8 (âm lịch) tại đền Tán Sơn làm lễ tế tổ. Do đó, nhà thờ là một trong những di sản văn hoá vật thể vô giá của phái hệ Mạc Đăng Lợng nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Đó là nơi bảo tồn, bảo tàng những sự kiện lịch sử, những phong tục tập quán, lễ nghi, kiến trúc.... Do vậy, nhà thờ Hoàng Trần

không chỉ riêng là của phái hệ Mạc Đăng Lợng mà là một bộ phận quan trọng góp phần làm đa dạng thêm văn hoá gia tộc và dân tộc nói chung.

Nhờ thờ họ Hoàng Trần đợc khởi công xây dựng vào năm Giáp Thân 1884. Nhà thờ đợc xây dựng là do tấm lòng thành kính của bà con dòng họ xa gần đối với vị thần tổ Mạc Đăng Lợng. Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 1A ra phía Bắc đến ngã ba Diễn Châu, theo hớng Tây rẽ lên đờng quốc lộ 7, qua cầu Đô Lơng là đến nhà thờ Hoàng Trần. Hoặc có thể đi đến nhà thờ Hoàng Trần theo đờng thuỷ, ngợc dòng sông Lam đến bến phà Đô Lơng.

Nhà thờ họ Hoàng Trần hớng ra đờng làng phía Tây Nam. Nhà thờ họ Hoàng Trần cũng nh bao nhà thờ khác có hạ điện và thợng điện. Nối liền giữa hạ điện và thợng điện là sân thợng điện.

Nhà thờ có cổng tam quan, có 2 cột quyết cao 1m 60

- Cổng nối liền từ sân đến đờng cái dài 2,5m (còn gọi là ngõ) - Sân hạ điện có chiều dài 10 m, rộng 5,5m.

- Từ sân đến nhà thợng điện dài 34m.

- Từ sân ra cổng có xây 1 técmôn, cao 1m50, rộng 2m.

Téc môn đợc đắp nổi nhiều hoa văn xung quanh đẹp, ở giữa mặt trớc có đắp nổi một con s tử ngồi chầu, mặt phía sau (đối diện với nhà hạ điện) có đắp lỡng long chầu nguyệt.

ở phía cuối sân (phía tả) xây đài tởng niệm liệt sĩ của phái hệ đã hi sinh trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979. Tên tuổi của các liệt sĩ đợc viết ở đó để cho con cháu biết truyền thống cách mạng kiên cờng bất khuất của cha ông, mặt khác còn để cho khách tham quan đợc biết.

Xung quanh sân có trồng các loại hoa, cây cảnh và cây cau. Hai bên tả - hữu ngoài thềm hè đều viết hai câu đối, viết trực tiếp lên tờng có kẻ viền gờ xung quanh với nội dung:

" Tổ tiên xa khai phá lập ấp Đô Đặng

Con cháu nay phát huy truyền thống Mạc Hoàng".

Phía dới câu đối có đắp nổi hình hạc cỡi rùa (rùa ngậm lá sen thế vơn lên, còn hạc thì ngậm hoa sen).

Nhà hạ điện đợc xây dựng theo kiểu tứ trụ có 3 gian 2 hồi làm bằng gỗ lim và mít, mái đợc lợp bằng ngói vảy (âm dơng).

Gian cách gian 0,8m - 2,3m - 3,2m - 2,3m - 0,8m.

Nhà có 2 dãy cột chính, cột cao 3m, cột phụ cao 2,6m, cột đợc kê bằng đá tảng, nền láng bằng xi măng, xung quanh xây tờng gạch.

Gian giữa của hạ điện có cỗ chánh án bằng gỗ sơn son thiếp vàng, có chạm trỗ hoa văn rất tinh xảo (long, li, quy, phợng) và các thể loại khác nhau trông rất đẹp và hài hoà.

Phía trên chánh án có l hơng, cọc đèn, sáp, mâm, cỗ long đao bằng gỗ sơn, hai bên có 2 cây bài thể ghi bằng chữ hán "thợng thợng thợng đẳng thần" và "thợng thợng đẳng thần" (ông tổ và bà tổ đợc phong sắc).

Phía trên chánh án có treo bức đại tự bằng gỗ sơn son thiếp vàng "hữu khai tiên" (viết bằng chữ hán, có nghĩa là: "Dòng họ đã mở mang từ trớc").

Hai cột chính hai bên chánh án có treo câu đối bằng gỗ viết bằng chữ hán (treo dọc theo cột đứng của nhà).

Tiếp 2 cột chính hàng thứ hai có treo 2 câu đối bằng gỗ sơn đen thiếp bạc bằng hán văn của các bạn đồng khoa cử mừng dòng họ Hoàng Trần có nhiều ngời đỗ đạt cao, giữ các chức quan văn, quan võ.

Ngoài ra, hạ điện còn có một số câu đối, một số hiện vật của con cháu kỉ niệm nhà thờ nh câu đối của Hoàng Trần Ky, vật kỉ niệm của Hoàng Trần Đồng...

Giữa hạ điện và thợng điện đợc nối với nhau bằng một sân lộ thiên (tức sân thợng điện) có chiều dài bằng chiều dài của nhà hạ điện, rộng 5m, ở giữa lát

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá phái hệ mạc đăng lương ở nghệ an (Trang 84 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w