Vào cuối thế kỷ XIX, sau khi vua Hiệp Hòa ký với thực dân Pháp điều ớc Hácmăng (Harrmand) ngày 25/08/1883 tại triều đình Huế, phái chủ chiến đối chọi với phái chủ hòa. Tôn Thất Thuyết đứng đầu phái chủ chiến đã phế truất vua Hiệp Hòa, đa Hoàng thân Ưng Lịch lên ngôi hiệu là Hàm Nghi. Thực dân pháp định dùng vũ lực loại trừ phái chủ chiến, nhng phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã hộ tống vua Hàm Nghi, xuất bôn, hạ chiếu Cần Vơng kêu gọi sĩ phu, văn thân, hào mục đứng lên giúp vua cứu nớc. Từ đó, dấy lên phong trào chống Pháp của nhân dân ta dới ngọn cờ Cần Vơng. Hởng ứng phong trào Cần Vơng, nhân dân Nghệ An đã tham gia mạnh mẽ với một lòng quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp:
“Ai vô xứ Nghệ thì vô, Tây vô xứ Nghệ dùi gồ đập ra”.
Đối với nhân dân Phúc Thành và Giai Lạc mặc dù bọn tham quan làm tay sai cho thực dân Pháp nhng những văn thân, sĩ phu và nhân dân ủng hộ mạnh mẽ phong trào Cần Vơng, quy tụ thành hai cuộc khởi nhĩa lớn: Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn và khởi nghĩa Phan Đình Phùng.
Khi Nguyễn Xuân Ôn chuyển lên xây dựng căn cứ địa của nghĩa quân ở phía tây huyện Yên Thành. Nhân dân xã Giai Lạc trong đó có nhân dân xã Phúc Thành đã gia nhập nghĩa quân, hy sinh xơng máu, tài sản, tiếp tế lơng thực, bảo vệ cơ sở.
Hòa mình trong không khí sục sôi đó con cháu nội, ngoại họ Trần ở Phúc Thành đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Nguyên Xuân Ôn.
Theo gia phả họ Trần xã Phúc Thành ghi lại, thì Nguyễn Xuân Ôn sau khi xây dựng căn cứ địa ở Yên Thành thờng liên lạc với một số ngời trong họ Trần nh cụ: Trần Đăng Đạt ở Diệu ốc, cai tổng Quan Hóa là Trần Xơng thuộc chi họ thứ 12 đã giúp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn về việc binh lơng. Những gia đình họ Trần giàu có ở xóm Hố, Phúc Thành thuộc chi họ 11 và chi họ 12 ủng hộ tiền bạc, lơng thực cho cuộc khởi nghĩa. Đền phủ thờ Trần Đăng Dinh, nơi có nhà bái đờng rộng, tờng dày bao bọc xung quanh giữa vùng khe suối cây cối rậm rạp là nơi trú ẩn của Nguyễn Xuân Ôn và nghĩa quân.
Năm 1889, Nguyễn Xuân Ôn mất nhân dân xã Phúc Thành vô cùng th- ơng tiếc và lu truyền vần thơ ca ngợi nghĩa quân của Nguyễn Xuân Ôn: "Giáp Công, xóm Hố, Đồng Thông khi vây đình Mõ lại cùng Đồn Si”.
Năm 1896, sau khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng bị đàn áp, một số nghĩa quân trong phong trào đã ra hoạt động ở ngoài Bắc. Đêm ngày 5/12/1898 xẩy ra vụ đánh thành Hà Nội do một tổ chức cách mạng gồm nhiều thành phần, tầng lớp tham gia nh thầy đồ, hào lý, nông dân ở Hà Nội, Nam Định, Hà Nam chủ trơng. Trong vụ đánh Thành này có ông Trần Bân sinh năm 1861 ngời họ Trần thuộc chi họ 13 ở Diệu ốc, Phúc Thành tham gia, ông đợc tổ chức cách mạng phong là Thợng Biện. Ông bị thực dân Pháp bắt, tòa án Hà Nam ngày 23/12/1898 xử ông 9 năm tù khổ sai, bị đày ra Côn Đảo ngày 9/ 2/1899. ít lâu sau, ông mất tại Côn Đảo ngày 31/ 5 /1899.
Mặc dù phong trào Cần Vơng thất bại, lịch sử của thế kỷ XIX khép lại nh- ng những đóng góp to lớn của nhân dân Phúc Thành nói chung và dòng họ Trần cho phong trào thì lịch sử mãi mãi ghi nhận.