2. Phong vị dân gian trong thơ nôm Hồ Xuân Hơng trên phơng diện chất liệu.
2.2. Sự ảnh hởng của tục ngữ vào thơ Nôm Hồ Xuân Hơng.
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích có hình ảnh giàu vần điệu nhằm đúc kết kinh nghiệm tri thức thực tiễn tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống còn ngời và cuộc đấu tranh sinh tồn của nhân dân lao động.
“Với tục ngữ, Hồ Xuân Hơng đã tiếp thu vận dụng tục ngữ trong những bài thơ Nôm chủ yếu viết về đề tài nhân sinh và xã hội. Hồ Xuân Hơng ít khi sử dụng toàn phần câu tục ngữ mà thờng chỉ vận dụng một số yếu tố đam cài vào ngôn ngữ của câu thơ. Trong 50 bài thơ Nôm truyền tụng thì có 7 bài thơ vận dụng tục ngữ và một bài thơ vận dụng phối hợp giữa thành ngữ và tục ngữ” [13, 384].
- "Con có cha nh nhà có nóc, con không cha nh nòng nọc đứt đuôi". Trong câu thơ "nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé" (Khóc Tổng Cóc) .
- "Thân trọng thiên kim" và "Đừng có chết mất thì thôi...sống thì nh cóc bôi vôi lại về" với câu "Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi" (Khó Tổng Cóc).
- "Thăm ván bán thuyền" với câu thơ "ấy ai thăm ván cam lòng vậy"(Tự tình III). - "Ngồi lá vông chổng mông lá trốc" với câu thơ "Đố ai biết đó vông hay trốc" (Quan thị).
- "Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu" với câu thơ "Chúa dấu vua yêu một cái này" (Vịnh quạt II) .
- "Trẻ dôi ra, già co lại" trong câu thơ "Thân này đâu đã chịu già tom" (Tự tình II
).
- "Dòng dòng theo nạ" với câu thơ "Đố ai dám thả nạ dòng dòng" (Giếng thơi). - "Xấu máu đừng thèm ăn của độc" với câu thơ "Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung" (Dỗ ngời đàn bà khóc chồng).
Trong những bài thơ có vận dụng các câu tục ngữ của Hồ Xuân Hơng thì hai bài thơ "Khóc Tổng Cóc" và "Thiếu nữ ngủ ngày" là hai bài thơ thể hiện sự sáng tạo độc đáo của bà. ở hai bài thơ này Hồ Xuân Hơng vận dụng rất nhiều chất liệu dân gian cùng với các sáng tạo nghệ thuật mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà thơ.
Chàng Cóc ơi ! chàng Cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
Bài thơ là sự phối hợp sáng tạo các thành ngữ tục ngữ và nghệ thuật chơi chữ [dùng từ đồng nghĩa, cóc, chàng (chẫu chàng), bén (nhái bén) nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc)] để thể hiện tâm trạng của ngời vợ trớc cái chết của chồng. ở đây việc đa vào thơ cả tông ti, họ hàng nhà cóc không phải xuất phát từ thái độ bỡn cợt của Xuân H- ơng. Xuân Hơng vừa "khóc" vừa "cời" bởi lúc này tâm trạng bà đang rơi vào trạng thái hết sức bẻ bàng, chua xót cho thân phận của mình. Phải chịu cảnh làm lẽ đã là khổ lắm rồi, Xuân Hơng lại còn phải chịu nỗi đau goá bụa mà điều đó diễn ra không chỉ một lần. Hạnh phúc nhân duyên vốn đã mong manh lại còn bị tớc mất, thử hỏi bà không dở khóc dở cời sao đợc.
ở bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày”, Hồ Xuân Hơng dùng nhiều từ thuần Việt, cả từ Hán Việt, cả điển tích điển cố và tục ngữ đã khắc hoạ vẻ đẹp ngời phụ nữ. Vẻ đẹp của ngời phụ nữ hiện lên qua nét vẽ khoả thân sinh động tạo nên sức gợi cảm lạ lùng. Vẻ đẹp đó đợc soi chiếu qua cái nhìn của trang nam nhi quân tử và đợc bối cảnh thiên nhiên làm nền, làm nơi tô điểm cho nhan sắc càng thêm phần rực rỡ. Ngời phụ nữ đợc miêu tả trong t thế ngủ, mà lại là ngủ ngày. Tục ngữ đã từng có câu:
- Chè hâm lại gái ngủ tra
- Đánh bạc quen tay ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm
Nếu nh theo quan niệm dân gian thì gái ngủ tra là thể hiện sự lời biếng đáng chê trách thì ở đây không phải vậy. Hồ Xuân Hơng đang miêu tả ngời con gái trong giấc ngủ tra và đó là một điều tất yếu trong cuộc sống hàng ngày. Và trong cái trạng thái "ngủ" vô thức, tự nhiên ấy, ngời con gái mới vô tình để lộ những đờng cong nét khuất trên cơ thể xuân sắc của mình. Và Hồ Xuân Hơng đã chớp lấy cơ hội có một không hai này để miêu tả, khắc hoạ nét đẹp thiên nhiên đang toả ra từ thân thể trẻ trung của ngời con gái. Nh vậy tựa đề "ngủ ngày" của bài thơ có sự đồng dạng với những câu tục ngữ nói về việc ngủ ngày trong quan niệm của dân gian, song Hồ Xuân Hơng đã biết vận dụng để qua đó bộc lộ sáng tạo mới mẻ của mình về vẻ đẹp của ngời phụ nữ.
Qua khảo sát, tìm hiểu các bài thơ Nôm Hồ Xuân Hơng, ta có thể khẳng định nhà thơ là ngời vận dụng tài tình điêu luyện nhất những chất liệu thành ngữ, tục ngữ để làm nên những yếu tố độc đáo trong ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm.