Sự ảnh hởng của thành ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng.

Một phần của tài liệu Phong vị dân gian trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 34 - 36)

2. Phong vị dân gian trong thơ nôm Hồ Xuân Hơng trên phơng diện chất liệu.

2.1. Sự ảnh hởng của thành ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng.

Thành ngữ là những đoạn câu cụm từ tơng đối ổn định bền vững nhằm thể hiện một quan niệm nào đó của nhân dân lao động dới một hình thức sinh động hấp dẫn có tác dụng tô điểm và nhấn mạnh ý nghĩa nghệ thuật những từ cần diễn đạt.

Nh đã trình bày ở phần “Lịch sử vấn đề” theo sự khảo sát, thống kê của thầy Tr- ơng Xuân Tiếu thì trong 50 bài thơ Nôm đờng luật của Hồ Xuân Hơng thì có đến 7 bài thơ vận dụng thành ngữ (chiếm tỷ lệ 14%), có những bài thơ Hồ Xuân Hơng đã tiếp thu nguyên vẹn và sử dụng toàn phần thành ngữ bằng cách đặt nó vào vị trí một trong hai vế của câu thơ nh: “Bánh trôi nớc”, “Mời trầu”, “Làm lẽ”, “Kiếp tu hành”. Trong những bài thơ này Hồ Xuân Hơng đã vận dụng các câu thành ngữ sau:

- “Bảy nổi ba chìm” trong câu thơ “bảy nổi ba chìm với nớc non” (Bánh trôi n- ớc).

- "Cố đấm ăn xôi" trong câu thơ "Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm" (Làm lẽ)

- "Năm thì mời hoạ" trong câu thơ "Năm thì mời họa chăng hay chớ" (Làm lẽ). - "Nặng nh đá đeo" trong câu thơ "Cái kiếp tu hành nặng đá đeo" (Kiếp tu hành). Những câu thơ vận dụng nguyên vẹn các thành phần thành ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng không nhiều bằng các câu thơ chỉ sử dụng một phần của thành ngữ: Đây mới chính là sự tài tình khéo léo của Xuân Hơng:

- "Đỏ lòng xanh vỏ" và "đỏ nh son" trong bài (Bánh trôi nớc). - "Phải duyên phải kiếp" và "xanh nh tàu lá" trong (Mời trầu) .

- "Có tiếng không có miếng" và "gặp chăng hay chớ", "Làm mớn không công" trong (Làm lẽ).

- "Đứt đuôi con nòng nọc" trong bài (Khóc Tổng Cóc). - "Giống nh in" trong (Tranh Tố nữ).

- "Trên bộc trong dâu" trong bài (Quan thị)

Và rất nhiều các thành ngữ khác đợc Xuân Hơng vận dụng trong các bài thơ Vịnh trăng, Tự tình ...

Chính nhờ vận dụng linh hoạt các thành ngữ tiếng Việt trong sáng tác mà Hồ Xuân Hơng đã nêu bật đợc nội dung ý nghĩa của từng câu thơ. Hơn nữa các thành ngữ còn có tác dụng làm cho ngôn ngữ thơ sinh động, uyển chuyển đầy sức biểu cảm. Những thành ngữ trong thơ Hồ Xuân Hơng còn in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của bà, khiến cho những câu thơ vừa đậm đà chất dân gian vừa mang phong cách riêng của nhà thơ.

Bài thơ "Mời trầu" chẳng hạn, bằng việc sử dụng tính từ chỉ màu sắc trong các thành ngữ mà Hồ Xuân Hơng đã diễn tả tinh tế tình cảm sâu kín của mình trong lời mời trầu:

Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh nh lá bạc nh vôi

Nhà thơ đã vận dụng hai thành ngữ “Xanh nh lá”, “Bạc nh vôi” đều là thành ngữ so sánh để biểu đạt nội dung ý nghĩa của lời mời trầu.

ở bài thơ "Kiếp tu hành" nhờ vận dụng thành ngữ mà nhà thơ đã lên tiếng đã kích sâu cay tầng lớp tu hành nhân danh là ngời hành đạo mà lại sống hoang dâm, truỵ lạc thời Lê mạt - Nguyễn sơ:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo Vị gì một chút tẻo tèo teo Buồm từ cũng muốn về tây trúc Trái gió cho nên phải lộn lèo

ở bài thơ "Làm lẽ" nhờ vận dụng thành ngữ mà Xuân Hơng đã nói lên tiếng nói đồng cảm sẻ chia với cảnh lấy chồng chung, đồng thời phê phán chế độ đa thê bất công đã chà đạp lên niềm ớc mơ hạnh phúc của ngời phụ nữ.

Nh vậy, Hồ Xuân Hơng đã vận dụng thành ngữ vào thơ mình một cách khéo léo làm cho những câu thơ biểu đạt đợc những tầng ý nghĩa vừa sâu sắc vừa tinh tế. Đó chính là tài năng của nhà thơ khi tiếp thu nguồn chất liệu dân gian vào trong quá trình sáng tạo văn chơng.

Một phần của tài liệu Phong vị dân gian trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w