Phần kết luận

Một phần của tài liệu Phong vị dân gian trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 56 - 58)

Qua quá trình nghiên cứu phong vị dân gian trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng ta thấy đợc sự gắn bó giữa thơ Hồ Xuân Hơng với cội nguồn truyền thống dân tộc. Chính truyền thống văn hoá dân gian là cái gốc bền vững bảo vệ, giữ gìn và phát triển cho cốt lõi t tởng mới mẻ, độc đáo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng.

Mỗi bài thơ của Hồ Xuân Hơng dù phong phú, đa dạng về cách thể hiện, dù xoay chiều từ phơng diện, từ góc độ nào cũng đều kết tinh trong đó từng nhịp đập, hơi thở của cuộc sống, con ngời bình dân. Hồ Xuân Hơng tiếp thu từ sáng tác dân gian những sản phẩm mang trí tuệ, tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động. Những sắc màu dân dã đó đi vào thơ bà hết sức tự nhiên và tạo nên hiệu quả biểu đạt không ngờ.

Thơ Hồ Xuân Hơng mang cốt cách của dân gian nhng thơ bà không hề tan biến trong nguồn mạch chung ấy mà ngay trong những câu thơ thể hiện đậm nét chất dân gian ta vẫn thấy nổi lên dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà thơ. Hồ Xuân Hơng tiếp thu

sáng tác dân gian không hề thụ động, không lặp lại dân gian mà bà vận dụng những cái hay, cái đẹp của dân gian có chọn lọc, cải biến.

Về phơng diện chất liệu, ngôn ngữ Hồ Xuân Hơng viết bằng thể thơ Đờng luật- một thể thơ đài các, trang nhã, quý phái với những yêu cầu khắt khe về niêm luật, cấu tứ nhng dờng nh bà chỉ mợn ở văn chơng bác học phân trang sức bên ngoài để gói vào bên trong là linh hồn dân gian tơi tắn, trẻ trung, tràn đầy sức sống.

Mặt khác, sự ảnh hởng sâu sắc, toàn diện sáng tác dân gian trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng còn thể hiện kinh nghiệm tiếp thu của bà. Nhà thơ đã tiếp thu từ dân gian chủ nghĩa nhân đạo cao cả, với một tình cảm yêu đời thiết tha, hồn nhiên, mộc mạc. Chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Xuân Hơng “góp phần làm phong phú trào lu chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, và có khuynh hớng nghiêng về văn học dân gian, nghĩa là nó gần với chủ nghĩa nhân đạo của ngời bình dân” [5,295].

Nh vậy, từ việc nghiên cứu phong vị dân gian trong một tác giả văn học cụ thể chúng ta thấy đợc mối quan hệ gắn bó hữu cơ, có tính tất yếu khách quan của văn học dân gian và văn học trung đại. Văn học dân gian tựa nh một dòng chảy trong lành, tơi mát nuôi dỡng cho nền văn học viết và “trong quá trình tích luỹ, văn học viết tuyệt nhiên không đứng ở vị trí học trò trong quan hệ với folklore. Vay mợn folklore những phơng tiện diễn tả này hay khác văn học viết không chỉ chuyển ngay chúng vào bình diện sáng tác cá nhân mà bằng chính cách đó sáng tạo một truyền thống đích thực văn học” (N.I Niculin- Văn học Việt Nam thế kỷ X- XIX, Nauka, Matxcơva, 1977)

Chúng tôi mợn ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Niculin để thay cho lời khẳng định về những đóng góp to lớn của Hồ Xuân Hơng trong quá trình dân tộc hoá dòng văn chơng bác học. Cùng với những tác gia tên tuổi khác của văn học trung đại Hồ Xuân Hơng đã mở ra con đờng tìm về với quần chúng nhân dân, tìm về với truyền thống dân tộc. Đó là con đờng đi chung cho tất cả những ngời nghệ sỹ chân chính luôn biết trân trọng, tự hào những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông./.

Một phần của tài liệu Phong vị dân gian trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w