Giới thiệu khái quát quá trình thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học xây dựng công thức tính diện tích một số hình hình học ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của hoạt động học tập của học sinh tiểu học (Trang 45 - 47)

1.1. Mục đích nghiên cứu.

Thực nghiệm đợc tiến hành nhằm khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài nêu ra: phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lợng dạy học.

1.2. Đối tợng thực nghiệm.

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã chọn học sinh lớp 3,4 trờng tiểu học Lê Mao. Mỗi khối lớp chúng tôi chọn 2 lớp: 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng.

Các lớp thực nghiệm và đối chứng có số học sinh bằng nhau, kết quả học tập và trình độ ban đầu không có sự chênh lệch đáng kể.

1.3. Nội dung thực nghiệm.

Chúng tôi tiến hành soạn bài dạy “diện tích hình chữ nhật” (L3), “diện tích hình thoi” (L4) theo phơng pháp mà chúng tôi đề xuất.

Sau khi dạy xong, chúng tôi tiến hành kiểm tra học sinh ở các lớp thực nghiệm và đối chứng.

Đánh giá tính tích cực của học sinh thông qua dạy học bài “Diện tích hình chữ nhật ” và diện tích hình thoi .“ ”

Xử lý kết quả kiểm tra.

- Do điều kiện thời gian có hạn không thể tiến hành thực nghiệm trong cả năm nên chúng tôi lựa chọn thực nghiệm trong học kỳ II của năm học.

- Tiến hành giảng dạy theo phơng pháp đã đề xuất ở lớp thực nghiệm và giảng dạy bình thờng ở lớp đối chứng cùng một bài dạy.

1.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm.

Vì việc đánh giá tính tích cực khó định lợng nên để đánh giá tính tích cực hoạt động của học sinh chúng tôi dựa trên các tiêu chí sau: Sự chú ý, ý thức tham gia vào các hoạt động, số lần phát biểu, không khí lớp học…

Đầu tiên chúng tôi đánh giá về tính tích cực hoạt động của học sinh dựa trên các tiêu chí: sự chú ý, số lần phát biểu, chất lợng phát biểu…chúng tôi chia thành các mức độ nh sau:

Mức độ 1: Tham gia say sa vào bài học, tích cực thảo luận trao đổi sôi nổi với các bạn trong nhóm để xây dựng công thức tính diện tích từ các hoạt động vẽ, gấp, cắt, ghép hình.

Mức độ 2: Tham gia vào các hoạt động vẽ, gấp, cắt… một cách say sa nh- ng cha đa ra đợc ý kiến đúng của mình.

Mức độ 3: Thụ động tiếp thu kiến thức, không tham gia say sa hoặc không tham gia vào hoạt động.

Để đánh giá kết quả vận dụng của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng đề bài kiểm tra và thực hiện kiểm tra trong một lợng thời gian nh nhau.

Kết quả học tập ở học sinh.

Kết quả học tập của học sinh đợc đánh gia theo thang điểm 10 với các mức độ sau:

Loại giỏi: 9-10 điểm: Học sinh nắm vững nội dung bài học ở mức độ cao (trình bày chính xác, đầy đủ nội dung cơ bản của bài học một cách rõ ràng, mạch lạc).

Loại khá: 7- 8 điểm: học sinh nắm đợc bài học tơng đối đầy đủ, chính xác (hiểu đợc nội dung bài học nhng trình cha rõ ràng, sáng sủa).

Loại trung bình: 5 - 6 điểm: học sinh nắm nội dung bài học không đầy đủ (hiểu đợc nội dung bài học nhng trình bày không đầy đủ, cha chính xác những vấn đề cơ bản).

Loại yếu: 1- 4 điểm: học sinh cha hiểu nội dung bài học, những bài kiểm tra đạt điểm 1-2 là những bài mà học sinh hoàn toàn không hiểu và không nắm đợc nội dung bài học.

1.6. Xử lý kết quả thực nghiệm.

Chúng tôi sử dụng phơng pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau:

Tỷ lệ % để phân loại kết quả học tập, mức độ hứng thú làm cơ sở so sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Giá trị trung bình X đợc tính theo công thức:

Nx x n X k 1 i i i ∑ = =

ni: Tần số xuất hiện điểm số xi N: Tổng số học sinh

Giá trị trùng bình Xđặc trng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức độ học trung bình của học sinh ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.

Độ lệch chuẩn đợc tính theo công thức:

1N N ) X x ( n S k 1 i i i 2 x − − = ∑ =

Độ lệch chuẩn là thông số đo mức độ phân tán của kết quả học tập của học sinh quanh giá trị trung bình X. Độ lệch chuẩn nhỏ hơn thì kết quả cao.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học xây dựng công thức tính diện tích một số hình hình học ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của hoạt động học tập của học sinh tiểu học (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w